THỊ TRƯỜNG TRÔNG CÓ VẺ CẦN ĐƯỢC NGHỈ NGƠI, NHÀ ĐẦU TƯ HÃY KIÊN NHẪN NẮM CHẶT HÀNG

Giằng co trong biên độ hẹp là kịch bản quen thuộc trong 4 phiên giao dịch gần đây. Một sự nghỉ ngơi vào lúc này là hoàn toàn hợp lý, để tái nạp năng lượng cho xu hướng tăng.

 HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY

 Sự phân hóa bắt đầu diễn ra trong vài phiên gần đây. Tuy nhiên, đó không phải là dấu hiệu tạo đỉnh mà là các nhóm cổ phiếu đang thay nhau nghỉ ngơi sau hơn 1 tháng tăng điểm.

Xu hướng tăng nào cũng cần phải có quá trình tạm nghỉ, đó là lúc thị trường loại bỏ các nhà giao dịch yếu ra khỏi cuộc chơi và những tay chơi dài hạn hơn sẽ kiên nhẫn nắm giữ hàng.

Đà tăng của chỉ số đã chậm lại so với phiên hôm trước. Chỉ số VN-Index chỉ còn tăng nhẹ +0.17%. Đã có lúc chỉ số này chớm đỏ trong phiên nhưng lực mua vẫn duy trì tốt ở các cổ phiếu vốn hóa lớn để giữ cho thị trường đóng cửa trong sắc xanh. Chỉ số VN30 tăng điểm nhẹ +0.37% trong khi HNX-Index cũng gần như không thay đổi.

Đường EMA 21 ngày đã cắt lên MA50 ngày đó là một dấu hiệu cần thấy cho một xu hướng tăng. Kịch bản nghỉ ngơi đẹp nhất là thị trường tiếp tục sideway trong biên độ hẹp trong vòng 1 tuần tới. Rất khó có cú giảm giá sâu vào thời điểm này, khi mà dòng tiền vào đang tỏ ra khá tốt. Có vẻ như, sau khi mất sạch hàng ở vùng đáy tháng 7, nhiều nhà đầu tư cầm nắm tiền mặt đã không chịu ngồi yên và bắt đầu nhảy vào thị trường. Chính vì vậy, kiên nhẫn nắm giữ chặt hàng là hành động khôn ngoan của những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.

Việc giá dầu thế giới giảm đang mở ra khả năng Việt Nam tiếp tục giảm giá xăng trong kỳ điều chỉnh tới. Sự giảm giá của xăng dầu giúp Việt Nam dễ thở trong việc kiềm chế lạm phát.

Nhóm cổ phiếu dầu khí sau phiên giao dịch đầu tuần đang tạm dừng lại nghỉ ngơi. Cổ phiếu PVS giảm –1.6% và vẫn chưa giành lại được MA50 ngày. Công ty chứng khoán VNDirect hạ dự báo lợi nhuận năm 2022-2023 lần lượt là 13.1% và 3.4% để phản ánh kỳ vọng các chi phí tăng lên trong nửa đầu năm 2022. Đồng thời, VNDirect cũng giảm giá mục tiêu cổ phiếu PVS 4.5% xuống còn 33,900 đồng/ cổ phiếu. Quan điểm của Team NĐT CANSLIM vẫn đánh giá tích cực nhóm cổ phiếu dầu khí như PVS, BSR sau khi đã tìm thấy những vùng giá hỗ trợ mạnh.

Theo số liệu mới nhất của NHNN, tăng trưởng tín dụng đến ngày 26/7 là 9.42%, như vậy với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, thì chỉ còn room khoảng 4.6% trong 5 tháng cuối năm. CTCK SSI cho rằng, NHNN sẽ rất thân trọng trong vấn đề mở room tín dụng và khả năng đến cuối quý III hoặc đầu quý IV với có đợt nới.

MB và Vietcombank đang nhận tiếp nhận một số tổ chức tín dụng yếu kém nên khả năng đây là hai ngân hàng nhận được nhiều room tín dụng nhất. Tin đồn là mỗi ngân ngân hàng sẽ nhận được room tín dụng không quá 5%.

Một số cổ phiếu ngân hàng hồi phục khá tốt trong phiên giao dịch sáng nay như VPB +0.83% hay ACB +0.81%. VPBank đã công bố kết quả kinh doanh quý II với lợi nhuận ròng giảm -12.7% yoy do chi phí quản lý và chi phí dự phòng tăng. CTCK VNDirect cho rằng, VPB có thể gặp phải một số rủi ro nợ xấu tăng cao trong bối cảnh thắt chặt tín dụng. Tuy nhiên, lại có động lực tăng giá từ việc phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược.

 Bất chấp đánh giá thiếu tích cực từ các công ty chứng khoán, Team NĐT CANSLIM vẫn đánh giá cao khả năng hồi phục của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Phần lớn các ngân hàng đang có mức định giá P/B khá hấp dẫn vào lúc này và hành động giá đã tìm thấy điểm hỗ trợ. Cổ phiếu VPB đã giành lại MA50 ngày. Cổ phiếu này được tự doanh của một số công ty chứng khoán gom vào khá nhiều trong thời gian gần đây. Team NĐT CANSLIM kỳ vọng VPB sẽ xây lại phần bên phải của nền giá (có thể là Chiếc Cốc).

Đối với mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2, tính đến ngày 5/8/2022, dữ liệu của CTCK VNDirect cho biết có 1045 công ty niêm yết, chiếm 93.7% giá trị vốn hóa thị trường đã công bố kết quả kinh doanh. Lợi nhuận ròng quý 2 tăng +13.5% yoy, thấp hơn mức tăng +36.7% yoy của quý 1/2022. Điều này cho thấy tăng trưởng lợi nhuận đã chậm lại.

Ngành vận tải và dịch vụ tiện ích có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khá tốt, vượt kỳ vọng trong quý 2. Cụ thể nhóm vận tải (Cảng và logistic) có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận +116% yoy chủ yếu nhờ ACV, và ngành dịch vụ tiện ích tăng +87% yoy, chủ yếu là nhờ GAS. Ngân hàng, dầu khí và hóa chất là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của thị trường trong quý 2. Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ các công ty có quy mô vốn hóa lớn.

Biên lợi nhuận gộp toàn thị trường giảm xuống 16.2% từ mức 17% của quý 1.2022.

Tuy nhiên, phần lớn các CTCK vẫn giữ kỳ vọng tích cực về khả năng phục hồi lợi nhuận của các công ty niêm yết trong nửa sau năm 2022 và cả năm 2023. Ví dụ, CTCK VNDirect trong báo cáo chiến lược tháng 8 vẫn kỳ vọng lợi nhuận năm 2022 và 2023 lần lượt tăng trưởng +23% và +19%.

CỔ PHIẾU CẢNG BIỂN TRỞ LẠI, NHÓM BĐS KCN ĐANG HÌNH THÀNH TAY CẦM

  • còn tiếp

THAM GIA TEAM NĐT CANSLIM QUA ZALO 0977.697.420 ĐỂ ĐỌC CHI TIẾT BẢN TIN NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG, hoặc THAM GIA KHÓA HỌC TREND TRADER

Trả lời