Phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp nhờ các cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID…Thanh khoản tăng nhẹ so với ngày thứ hai. Giờ đây, VN-Index đang phải đối diện với lực cung từ EMA 21 ngày
CÁC ÔNG LỚN NGÂN HÀNG TĂNG ĐIỂM. NƯỚC NGOÀI BỚT BÁN RÒNG
Chỉ riêng hai ông lớn Vietcombank (VCB) và BIDV (BID) tăng điểm cũng đã mang tới hơn 5.5 điểm, trong tổng hơn số điểm tăng thêm 15 điểm của chỉ số VN-Index ngày hôm nay, tương ứng gánh 1/3 chỉ số.
Mặc dù nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng điểm nhưng mức tăng điểm +1.21% của VN-Index lại vượt trội hơn so với +0.82% của VN30.
Điểm sáng ngày ngày hôm nay là nước ngoài chỉ còn bán ròng hơn 36 tỷ. Đây thực sự là sự tự tin lớn của khối ngoại, khi mà ngày nào họ cũng bán hơn cả nghìn tỷ.
Tỷ giá bán ra của USD/VND trên thị trường tự do đã xuống dưới ngưỡng tâm lý 26,000 đồng. Có vẻ như sau khi số liệu vĩ mô của Việt Nam quý 2 được công bố, đang tạo ra điểm tựa tâm lý cho thị trường.
Theo thông tin từ CTCK MBS, tính đến ngày 20/6/2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tăng +4.17% và đang cho thấy dấu hiệu sáng dần. MBS cho rằng có khả năng tăng trưởng tín dụng sẽ chạm mức yêu cầu 5%-6% mà SBV đề ra cho nữa đầu năm.
Tăng trưởng tín dụng thúc đẩy sẽ là chỉ báo quan trọng cho thấy dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế. Điều đó thúc đẩy tâm lý tin tưởng vào chu kỳ hồi phục kinh doanh.
Chi phí vốn của tiền vẫn tiếp tục giảm. Vietnam Bond Yield kỳ hạn 10 năm hôm nay giảm nhẹ 1 điểm cơ bản xuống 2.8%.
Mặc dù VN-Index đóng cửa ở mức cao nhất ngày, và thanh khoản thấp hơn phiên trước, độ rộng thị trường cải thiện với số cổ phiếu tăng gần gấp 3 lần số cổ phiếu giảm trên sàn HOSE, nhưng thị trường sẽ bắt đầu gặp phải kháng cự EMA 21 ngày.
Sau hai phiên tăng 24 điểm số, khả năng VN-Index có thể gặp phải nguồn cung từ các phiên phân phối trước đó. Sự rung lắc có thể diễn ra và dòng tiền hiện tại vẫn chưa mạnh, nhưng quan điểm của Elibook Team cho rằng, chu kỳ hồi phục kinh doanh có thể lấn át các cơn gió ngược tiền tệ, thúc đẩy thị trường tiếp tục tăng điểm.
Mặc dù SHB dẫn đầu về thanh khoản thị trường nhưng các cổ phiếu dẫn dắt trong ngành ngân hàng mới tiếp tục chứng tỏ sức mạnh xu hướng. LPB +6% lên đỉnh cao mới. Trong khi đó, HDB +4.3% và giành lại MA50 ngày với thanh khoản lớn, tạo điểm mua Pocket Pivot.
Các cổ phiếu ngân hàng trong danh mục của Elibook Team tăng điểm chậm hơn. ACB và MBB, TCB chỉ tăng hơn +1%.
“MUA TIN ĐỒN” BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ 2
Các ước tính lợi nhuận cho quý 2 vẫn tiếp tục được rò rĩ. CTCK HSC đưa ra dự báo lợi nhuận ròng quý 2 của NKG đạt 214 tỷ đồng, tăng +77% yoy và 42% QoQ. Như vậy, lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm đạt 364 tỷ đồng, tăng +411% yoy.
NKG đang cho thấy sự tăng tốc trong chu kỳ lợi nhuận, phản ánh niềm tin ngành thép đang bước vào chu kỳ hồi phục mới.
Hôm nay, NKG +3.5% và giành lại MA50 ngày. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn chưa phục hồi để tạo ra một điểm mua. Các nhà đầu tư theo dõi khả năng xuất hiện điểm mua khi cổ phiếu giành lại MA50 ngày với thanh khoản cao, cho thấy dòng tiền đổ vào cổ phiếu này.
Hoạt động tốt hơn, cổ phiếu HSG tăng +1.84% nhưng gần như giữ trên EMA 21 ngày, sau khi breakout nền giá Chiếc Cốc vào ngày 6/6/2024.
Cổ phiếu HPG tăng +1.23% và bảo vệ được MA50 ngày. Đây là cổ phiếu được Elibook Team lựa chọn vào danh mục đầu tư. Lợi nhuận ròng của HPG quý 2 được dự báo trên ngưỡng 3,300 tỷ, tiếp tục duy trì mức nền lợi nhuận cao.
Rõ ràng, các tin đồn và ước tính lợi nhuận quý 2 đang thúc đẩy nhà đầu tư mua vào cổ phiếu.
Thép, bán lẻ là một trong những ngành được kỳ vọng sẽ có lợi nhuận quý 2 tăng mạnh. Theo ước tính của MBS, lãi ròng quý 2 của DGW ước 130 tỷ, cao nhất 6 quý. Tuy vậy, cổ phiếu DGW trông có vẻ còn yếu và chỉ tăng nhẹ +0.79% trong ngày hôm nay. Cổ phiếu đang cố gắng giữ MA50 ngày. Các nhà giao dịch có thể chờ đợi dòng tiền đổ vào để tạo ra điểm mua.
MWG sau phiên tăng giá mạnh hơn +5% vào ngày thứ hai, tăng nhẹ +0.3%. CTCK HSC dự đoán lợi nhuận ròng quý 2 của MWG là 1,150 tỷ.
ĐIỂM MUA KDH
Còn tiếp
….
Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 (HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ KHÓA HỌC)