(Tạp Chí Financial Times, ngày 10/7/2024)- Nguy cơ giá cả tăng cao cho mọi thứ, từ ô tô đến điện thoại thông minh, vừa trở nên cao hơn rất nhiều. Tình trạng tắc nghẽn tại cảng container của Singapore, mức tồi tệ nhất kể từ đại dịch, đang lan sang các cảng lân cận, gây rủi ro cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Phí vận chuyển đã tăng tới năm lần trong năm qua và đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi một phần trong số đó được chuyển sang người mua sắm.
Singapore là trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất: cảng container kết nối hơn 600 cảng khác từ 123 quốc gia và có năng lực hàng năm là 50 triệu TEU (Twenty-foot Equivalent Unit – đơn vị đo lường thể tích container), một thước đo khối lượng. Mọi thứ trở nên nghiêm trọng khi tình trạng tắc nghẽn từ một trung tâm có quy mô này bắt đầu tạo ra hiệu ứng domino.
Hiện tượng hiếm hoi đó đang diễn ra trong tuần này với tình trạng tắc nghẽn tàu biển lan sang Malaysia.
Một lời giải thích là các tàu biển đổi hướng để tránh các cuộc tấn công ở Biển Đỏ đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ở các cảng khác của châu Á và châu Âu. Sự chuyển hướng sau đó đồng nghĩa với việc có nhiều tàu hơn đi qua Singapore. Maersk, hãng vận tải container lớn thứ hai, cho biết họ sẽ hủy bỏ hai chuyến khởi hành từ Trung Quốc và Hàn Quốc trong tháng này do tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng. JPMorgan ước tính rằng cuộc khủng hoảng Biển Đỏ có thể làm tăng thêm 0.7 điểm phần trăm vào lạm phát hàng hóa toàn cầu chỉ trong nửa đầu năm nay.
Một vấn đề khác không mong đợi hơn có thể gây ra sự gián đoạn kéo dài đối với chuỗi cung ứng ngay cả khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ lắng xuống. Lượng tàu biển, đặc biệt là đến và đi từ Trung Quốc, đã tăng vọt và mùa cao điểm vận chuyển biển hàng năm đến sớm.
Tháng 5 vừa qua, Joe Biden đã áp thuế quan đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Các công ty đang rushing to secure inventory (dồn dập tích trữ hàng) trước khi thuế quan có hiệu lực vào cuối năm nay.
Trong số những ngành bị ảnh hưởng sẽ có nhà sản xuất ô tô, không giống như các nhà sản xuất thiết bị điện tử nhỏ, không thể chuyển sang vận tải hàng không.
Cảng biển Singapore không phải là điểm nóng duy nhất. Công đoàn cảng lớn nhất của Mỹ đã đình chỉ các cuộc đàm phán lao động vào tháng trước và đã hướng dẫn các thành viên chuẩn bị cho một cuộc đình công có thể xảy ra vào tháng 10, đe dọa tạo ra một cơn bão hoàn hảo cho chuỗi cung ứng.
Tình trạng tồn đọng ở quy mô tương tự ở châu Á trong đại dịch đã đẩy giá tất cả các loại hàng hóa lên cao. Tình trạng tắc nghẽn vận chuyển ở Singapore kéo dài bao lâu thì nguy cơ giá cả đột ngột tăng vọt lại càng cao.