CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) công bố báo cáo quý 2/2024 với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 27 tỷ đồng (so với khoản lỗ ròng 219 tỷ đồng trong quý 2/2023), dựa trên doanh thu thuần tăng 29% YoY, đạt 9,240 tỷ đồng. Con số này nhỉnh hơn một chút so với dự báo của Vietcap và HSC.
Tính trong nửa đầu năm, LNST sau lợi ích CĐTS của FRT đạt 66 tỷ đồng (so với khoản lỗ ròng 224 tỷ đồng trong 6T 2023), dựa trên doanh thu thuần đạt 18,300 tỷ đồng (+22% YoY).
(Lưu ý, lợi nhuận sau thuế quý 2 là 48.5 tỷ đồng. Nửa năm 2024, FRT đạt lợi nhuận sau thuế 118.3 tỷ đồng).
Kết quả kinh doanh vững chắc và tích cực của FRT là nhờ lợi nhuận của Long Châu vượt dự báo so với kỳ vọng của Vietcap và HSC, bên cạnh việc cắt giảm mạnh chi phí tài chính. và KQKD của FPT Shop cải thiện rõ nét sau khi công ty thực hiện tái cấu trúc.
Long Châu:
Trong quý 2/2024, Lợi nhuận thuần ổn định ở mức 111 tỷ đồng (không đổi so với quý trước và tăng 137% so với cùng kỳ), cao hơn dự báo của HSC ở mức 99 tỷ đồng, dựa trên doanh thu tăng +65% yoy
LNST sau lợi ích CĐTS của Long Châu quý 2 tăng +93% YoY, đạt 88 tỷ.
Trong quý 2, LC đã mở 119 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng lên 1,706 cửa hàng vào cuối quý 2/2024. Công ty cũng đã mở 36 trung tâm tiêm chủng mới trong quý, nâng tổng số trung tâm lên 87 trung tâm.
Biên lợi nhuận ròng của Long Châu duy trì ổn định ở mức 1.5% (+20 điểm % YoY) trong quý 2/2024.
Bất chấp việc liên tục mở rộng mạng lưới cửa hàng (119/209 cửa hàng mới trong Q2/2024/tính từ đầu năm, chủ yếu tại các đô thị loại 2 và loại 3), doanh thu trên mỗi cửa hàng đạt 1,21 tỷ đồng (tăng 1% so với quý trước và 16% so với cùng kỳ), đa phần do lượng khách tăng, theo BLĐ Công ty.
Long Châu đang là động lực chính thúc đẩy FRT và chiếm chủ đạo trong định giá công ty.
FPTS Shop:
Trong quý 2/2024, lỗ ròng của chuỗi là 62 tỷ đồng (-77% YoY), dựa trên doanh thu của FPT Shop giảm -7% YoY, đạt 3,349 tỷ.
Nỗ lực tái cấu trúc, cắt giảm cửa hàng giúp biên lợi nhuận gộp tăng 5.6 điểm % YoY lên 13.8% (+40 điểm % QoQ) do cơ cấu sản phẩm cải thiện.
Trong khi đó, biên lợi nhuận ròng quý 2 của công ty đã giảm 40 điểm % QoQ xuống còn -1.8% (+5.5 điểm % YoY), mà chúng tôi cho là do chi phí đóng cửa cửa hàng ghi nhận một lần trong quý.
FPT Shop đã đóng cửa 113 cửa hàng trong 6T 2024 (vượt kỳ vọng là đóng cửa 50 cửa hàng), giảm số lượng cửa hàng xuống còn 642 cửa hàng vào cuối quý 2/2024.
Điều này chẳng có gì lạ khi nhìn sang Thế Giới Di Động cũng thẳng tay đóng cửa 116 cửa hàng trong nửa đầu năm. Trong đó, riêng quý 2 đóng 25 cửa hàng điện thoại Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone) và 91 cửa hàng Điện Máy Xanh.
Số liệu từ Thế Giới Di Động cho biết trong 1 năm rưỡi qua (từ 1/1/2023 đến 30/6/2024), chỉ riêng hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, “ông lớn” này đã đóng tổng cộng đến 335 cửa hàng. Cụ thể, số lượng cửa hàng Thế Giới Di Động bị đóng cửa là 144 cửa hàng; số lượng điểm bán Điện Máy Xanh đóng cửa là 191 cửa hàng.
Hiện, ở mảng ICT, MWG còn 1,046 cửa hàng điện thoại, 2,093 cửa hàng Điện Máy Xanh.
Thế giới di động đánh giá nhu cầu mua sắm tiêu dùng nhìn chung đi ngang, thậm chí có thể giảm so với năm 2023 đối với một số mặt hàng không thiết yếu. Điều này cho thấy sức mua của nền kinh tế chậm lại.
Dự kiến phải đến năm 2025 thì mảng FPTS Shop mới có thể hết lỗ.
Câu chuyện quý 2 của FRT được tóm tắt trong mindmap
Sau khi công bố báo cáo tài chinh quý 2, cổ phiếu FRT giảm về dưới MA50 ngày lần đầu tiên kể từ khi breakout nền giá Chiếc Cốc Tay Cầm hồi tháng 1.2024 do lực chốt lời và thị trường chung xấu đi.
HSC duy trì khuyến nghị tăng tỷ trọng và giá mục tiêu là 191,600 đồng. Đây là mức giá mục tiêu cao nhất trong số các công ty chứng khoán.