Có một sự thất vọng. TTCK Mỹ tăng điểm bùng nổ vào ngày thứ ba nhờ dữ liệu PPI thấp hơn kỳ vọng mang lại chút hy vọng, nhưng dòng tiền gần như mất hút trên TTCK Việt Nam. Thanh khoản ở HOSE chỉ hơn 13,000 tỷ, tiếp tục teo lại so với cá phiên trước. Việc VN-Index gặp kháng cự tại EMA 21 ngày, quanh thời điểm có dữ liệu quan trọng là CPI của Mỹ, khiến nhà đầu tư vẫn chưa thể lạc quan. Điểm sáng hiếm hoi khi MSN có điểm mua, cùng với VHM gánh chỉ số.
CHỜ TIN CPI MỸ
Ngày 7 của đợt nỗ lực hồi phục. Bò tót vẫn chưa nhìn thấy điều mình muốn là ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà) để xác nhận xu hướng tăng giá mới. Tệ hơn, dòng tiền gần như biến mất, với mức thanh khoản thuộc diện thấp nhất năm.
Sự thiếu vắng của dòng tiền là rủi ro vì nó không hỗ trợ cho giá, trong bối cảnh margin liên tục được đẩy lên cao. Một lượng tiền thịt ít đi để chống đỡ cho thị trường tạo ra những rủi ro biến động giá mạnh.
Nếu không có sự đỡ giá của VHM +2.34%, MSN +2.27% thì chỉ số VN-Index có thể giảm nhiều hơn chứ không phải chỉ đi ngang. Trong khi đó, HNX-Index giảm nhẹ -0.22% và VN30 tăng nhẹ +0.13%.
Ruột vẫn đỏ khi số lượng mã giảm nhiều hơn số mã tăng trên sàn HOSE.
Trong bối cảnh thị trường thanh khoản mỏng, tin tức quan trọng rất dễ tạo ra biến động giá lớn. Và chúng ta đang đối diện với dữ liệu CPI tháng 7 của Mỹ.
Dữ liệu CPI chiếm đến 70% dữ liệu đầu vào cho dữ liệu lạm phát ưa thích của FED là PCE, thường được công bố vào cuối tháng. Cho nên vai trò của nó quan trọng hơn dữ liệu PPI vừa được công bố vào thứ ba, vốn đóng góp 30% dữ liệu đầu vào cho PCE.
Quan trọng hơn, FED cũng nói rằng họ sẽ tập trung vào điểm dữ liệu của CPI tháng 7 để đưa ra quyết định lãi suất trong cuộc họp FOMC ngày 18 tháng 9.
Các nhà kinh tế dự đoán mức tăng khiêm tốn 0.2% hàng tháng cho cả CPI tổng thể và CPI lõi trong tháng 7. Điều này sẽ giữ tỷ lệ lạm phát CPI 12 tháng ở mức 3%, trong khi lạm phát lõi giảm xuống 3.2%, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2021.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE), thước đo lạm phát yêu thích của Fed, nhận khoảng 70% dữ liệu đầu vào từ CPI và 30% từ PPI.
Trước khi báo cáo PPI được công bố, thị trường phần lớn chia rẽ về mức độ cắt giảm lãi suất của Fed trong tháng 9, với xác suất 51.5% cho việc cắt giảm 50 điểm cơ bản và 48.5% cho 25 điểm cơ bản.
Xác suất cho việc cắt giảm lãi suất 0.5% của Fed đã tăng lên 54.5% sau báo cáo PPI.
Nhà đầu tư quan sát dữ liệu CPI để đánh giá xem liệu FED có bị muộn trong cắt giảm lãi suất hay không.
Trở lại với TTCK Việt Nam. Mối quan tâm suy thoái kinh tế là chủ đề chính lúc này, chứ không phải là khối ngoại vừa mua ròng hơn 600 tỷ vào ngày hôm nay, hay diễn biến tỷ giá, lãi suất ra sao nữa.
Để trả lời câu hỏi này, nhà đầu tư phải quan sát các biến động thế giới như lạm phát và lãi suất Mỹ, tác động của Yen Carry Trade, hay thậm chí là rủi ro địa chính trị.
NHÀ ĐẦU TƯ NÊN LÀM GÌ?
Đường EMA 21 ngày đang tạo ra kháng cự cho VN-Index, và thời gian cho ngày FTD gần như cạn dần. Tất nhiên, sẽ còn phản ứng quan trọng vào ngày mai khi thị trường tiêu hóa thông tin CPI tháng 7 của Mỹ.
Một ngày FTD muộn vào ngày 10 hay 11 của đợt nỗ lực hồi phục vẫn được chấp nhận nhưng xác suất thành công thấp hơn.
Elibook đang cho rằng, khả năng cao VN-Index đang đối diện với Vi Phạm Dọc. Việc để mất MA200 ngày sẽ củng cố quan điểm này.
Sau khi hạ triển vọng thị trường xuống đèn đỏ (Xu Hướng Giảm) từ ngày 23 tháng 7, tỷ trọng cổ phiếu được Elibook khuyến nghị là 0%-20%. Nhà đầu tư chủ yếu nắm giữ tiền mặt để phòng thủ.
Elibook Team cảnh báo khả năng lập đỉnh của đợt nỗ lực hồi phục hiện nay trong mốc thời gian 19.8.2024 +/-3 ngày giao dịch (xem đồ thị kỹ thuật).
Dựa trên thước đo RS (Sức Mạnh Giá Tương Đối, các cổ phiếu đang kháng lại đà giảm thị trường có thể kể tên như sau: FPT, FRT, MWG, PLX, OIL, BSR, VNM, MCH (công ty con của MSN).. Chúng tôi đang theo dõi chúng để tìm ra cổ phiếu leader tiếp theo
QUAN SÁT CỔ PHIẾU MẠNH TRONG THỊ TRƯỜNG YẾU –ĐIỂM MUA MSN
Cổ phiếu MSN có điểm mua breakout đường trendline và cả Pocket Pivot. Đây là các điểm mua sớm bên trong nền giá.
MSN công bố lợi nhuận quý 2 tốt hơn dự báo, với LNST-CĐTS đạt 504 tỷ, tương ứng tăng +378% yoy trong quý 2.
Nhìn về quý 3, HSC ước tính LNST=543 tỷ (+8% QoQ, và 1,021% yoy).
Elibook cho rằng đây là điểm mua yếu, vì chỉ có cổ phiếu tạo ra điểm mua dựa trên nền tảng cơ bản được cải thiện. Trong khi sóng ngành và thị trường chung lại chưa xác nhận bởi ngày FTD.
MSN: lợi nhuận quý 2 tăng mạnh vượt dự báo nhờ lợi nhuận của Techcombank và giảm lỗ ở MHT
MWG, MSN tiếp tục được CTCK HSC dự báo có tăng trưởng lợi nhuận ròng mạnh nhất vào quý 3 tới?
….Còn tiếp
Chi tiết liên hệ zalo của Elibook Team (0977.697.420)