Một trong những chất xúc tác quan trọng đối với cổ phiếu BID là kế hoạch phát hành riêng lẻ 9% cổ phần theo Nghị Quyết ĐHĐCĐ năm 2023, tương ứng mức độ tăng vốn chủ sở hữu khoảng 20%.
Trong đó, BID dự kiến sẽ phát hành trước 2.89% vốn điều lệ vào năm 2024, phần còn lại 6.11% sẽ phát hành tại điểm thuận lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
Theo ước tính của ACBS (14.7.2024), giá phát hành hành dự kiến 48,000-59,000 đồng mỗi cổ phiếu, tùy thời điểm phát hành, tương ứng P/B là 2 lần. Điều này dựa trên kinh nghiệm cho lần phát hành riêng lẻ 15% vốn cho KEB Hana Bank vào năm 2019 với P/B sau phát hành là 2 lần.
Hiện tại, BID cũng đang được giao dịch tại P/B là 2.2 lần, tương đương bình quân 7 năm qua. Nên việc phát hành với P/B 2 lần cũng là điều dễ hiểu.
Lưu ý lúc đó, BID đang trong giai đoạn tái cấu trúc nợ xấu và lợi nhuận khiếm tốn, còn bây giờ BID là một trong những ngân hàng có bộ đệm dự phòng tốt nhất ngành, với chất lượng tài sản ổn định.
Theo ước tính của ACBS, việc phát hành riêng lẻ trên sẽ làm pha loãng 20% khiến ROE giảm từ 17% xuống 15%, nhưng bù lại cải thiện hệ số an toàn vốn CAR thêm 1.6%. Vào quý 2.2024, hệ số CAR của ngân hàng này chỉ khiêm tốn 9.18%, thấp hơn toàn ngành 12%.
Về dài hạn, việc tăng vốn sẽ giúp ngân hàng cải thiện khả năng tăng trưởng tín dụng, đem lại cơ hội tăng trưởng tốt hơn.
Trong tháng 7 và tháng 8, các CTCK vẫn duy trì giá mục tiêu của BID quanh mức đồng thuận 54,000 đồng. Cụ thể:
- KBSV (20/8/2024): Giá mục tiêu 52,600 đồng (Trung Lập).
- BSC (19/8/2024): Giá mục tiêu 56,500 đồng, dựa trên kỳ vọng LNTT 2024 tăng +16%, đạt 32,000 tỷ. Mục tiêu giá này tương ứng P/B 2024F là 1.5 lần
- HSC (31/7/2024): Giá mục tiêu 52,800 đồng, dựa trên kỳ vọng LNTT 2024 tăng 18.8%, đạt 32,800 tỷ. Mục tiêu giá này tương ứng P/B 2024 F là 1.67 lần.
- ACBS (14/7/2024): Giá mục tiêu 54,000 đồng, dựa trên kỳ vọng LNTT 2024 tăng +13%, đạt 31,188 tỷ.
- VNDirect (3.7.2024): Giá mục tiêu 51,600 đồng, dựa trên kỳ vọng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 12.8%.
BID đã công bố LNTT Q2/2024 đạt 8,100 đồng (tăng 18% yoy và tăng 10%QoQ) nhờ tổng thu nhập hoạt động tăng 16% & chi phí hoạt động được kiểm soát tốt (tăng 5%). Từ đó, LNTT 6 tháng đầu năm 2024 đạt 15,500 tỷ đồng (tăng 12%). Nhìn chung, đây là một kết quả kinh doanh khớp với dự báo của các CTCK.
Tăng trưởng tín dụng đến hết Q2 đạt 5.9% YTD (so với chỉ 1% trong Q1), và hệ số NIM quý 2 khoảng 2.6% (tăng 12 điểm cơ bản so với quý trước).
Chất lượng tài sản vẫn vững chắc
Tỷ lệ nợ xấu của BID vẫn đi ngang so với quý trước ở mức 1.52%, so với 1.26% tại thời điểm cuối Q4/2023. Trong khi đó, nợ xấu nhóm 2 giảm xuống 1.59% từ 2.05% tại thời điểm cuối Q4/2023. Hệ số LLR giảm nhẹ xuống 132% từ 153% tại thời điểm cuối Q1/2024 nhưng vẫn là mức nền tốt.
BID vẫn giữ vững được chất lượng tài sản với tỷ trọng cho vay thấp đối với lĩnh vực BĐS và TPDN.
Chi phí dự phòng tăng 28% so với cùng kỳ lên 5,358 tỷ đồng trong Q4/2024, tương đương chi phí tín dụng tăng lên 1.22% từ 1.04% trong Q1/2024.
Chi phí tín dụng thấp và có xu hướng giảm bền vững từ hơn 2% bình quân trong giai đoạn 2018-2021 xuống 1.67% trong năm 2022 và sau đó là 1.25% trong năm 2023, nhờ thành quả của hoạt động tái cấu trúc của BID.
CTCK ACBS dự phóng tăng trưởng tín dụng năm nay của BID là 14% và NIM tăng nhẹ 16 điểm cơ bản lên 2.8%, với nhiều dư địa phục hồi.