Thị trường chứng khoán Việt Nam trở lại sau kỳ nghỉ lễ đã đón nhận cú rung lắc mạnh mẽ từ TTCK thế giới khi Nasdaq giảm hơn -3% do sự bán tháo của các cổ phiếu công nghệ như Nvidia (-9.5%), và kéo theo sắc đỏ hơn -4% ở Nikkei 225. VHM đã giúp giúp VN-Index có một phiên rút chân nhẹ, giảm -0.63%.
TÂM ĐIỂM DỮ LIỆU NFP
Bò tót lại được thử thách tâm lý trong phiên giao dịch khởi đầu tháng 9, sau kỳ nghỉ lễ. Lần này đến từ dữ liệu PMI sản xuất tháng 8 của Mỹ thấp hơn dự kiến lần thứ năm liên tiếp dấy lên nỗi lo sợ suy thoái kinh tế.
Từ nay cho đến cuộc họp FOMC vào ngày 18/9/2024, sẽ có khoảng 2 dữ liệu kinh tế quan trọng nhất của Mỹ mà nhà đầu tư chứng khoán toàn cầu theo dõi (1) Dữ liệu việc làm NFP sẽ công bố vào thứ sáu tuần này và (2) Dữ liệu lạm phát CPI vào thứ tư tuần tới, ngày 11/9/2024.
Nvidia giảm gần 10%, Phố Wall chìm trong sắc đỏ. Nikkei mở phiên giảm 4%
Với việc FED đã đưa ra thông điệp cắt giảm lãi suất tại hội nghị Jackson Hole, vấn đề lúc này là nhà đầu tư theo dõi khả năng cắt giảm 0.25% hay 0.5% tùy thuộc vào khả năng suy thoái kinh tế.
Dữ liệu lạm phát trở nên ít được quan tâm hơn vào lúc này. Cách thị trường phản ứng với dự liệu PCE vào cuối thứ 6 tuần trước đã cho thấy điều này. Sự sắp xếp trong các mục tiêu của FED lúc này đang ưu tiên theo dõi thị trường việc làm sẽ bị tác động như thế nào. Do đó, dữ liệu NFP tuần này sẽ chiếm spotlight.
So với mức giảm -3% hay -4% của các chỉ số chứng khoán thế giới, vốn thiên về công nghệ như Nasdaq, thì mức giảm -0.63% của VN-Index là khá nhẹ. Điều này được nâng đỡ bởi VHM.
Tuy nhiên, hôm nay nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh trở lại hơn 800 tỷ, dẫn đầu là các mã như VPB, HPG, FPT… Đây cũng là các mã giảm trong VN30, khiến chỉ số này giảm mạnh nhất -1.%.
Chỉ số HNX-Index giảm -0.6%.
Mặc dù VN-Index có sự rút chân và vẫn giữ trên EMA 21 ngày nhưng độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phe gấu. Số lượng cổ phiếu giảm gần gấp 3 lần so với số cổ phiếu tăng trên sàn HOSE.
Nỗi lo sợ suy thoái kinh tế khiến lợi suất trái phiếu toàn cầu giảm khi nhà đầu tư đi tìm nơi trú ẩn. Vietnam Bond Yield kỳ hạn 10 năm giảm 7 điểm cơ bản về mức 2.76%.
Theo thống kê trong 24 năm qua, chỉ số VN-Index có đến 16 năm giảm điểm trong 1 tuần sau kỳ nghỉ lễ 2-9. Với phiên giảm điểm đầu tuần, liệu kịch bản năm nay có khác.
NHÀ ĐẦU TƯ NÊN LÀM GÌ?
Với thanh khoản cao hơn phiên hôm trước, chỉ số VN-Index có ngày phân phối nhẹ thứ hai. Việc chỉ số giữ được EMA 21 ngày sẽ là điều quan trọng trong các phiên tiếp theo để không làm “kẻ phá vỡ kỳ vọng”.
Vào đầu thị trường bò tót, với đáy chu kỳ 1 năm được xác lập vào ngày 5.8.2024, chúng tôi kỳ vọng hiệu ứng “Tăng Giá Bỏ Rơi” và các điều chỉnh lúc này là nhẹ nhàng, chưa tới 3% hay 5%. Tuy nhiên, đây là thị trường nhạy cảm với các dữ liệu kinh tế, khi nhà đầu tư đang cố gắng đoán xem có suy thoái kinh tế hay không?
SBV đã thông báo nới room tín dụng vào tuần trước. Số liệu từ NHNN cho biết tính đến 26/8, tín dụng hệ thống chỉ tăng 6.63% so với cuối năm 2023, không có nhiều khác biệt với mức tăng 6.1% vào cuối tháng 6, trong đó tăng trưởng tín dụng giữa các NHTM không có sự đồng đều. Do vậy, NHNN đã thông báo kể từ ngày 28/6, TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu NHNN đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của TCTD.
SSI Research ước tính mức phần bổ thêm vào khoảng 2% – 2.3% cho các NHTM đã đạt mức tăng trưởng tín dụng khoảng 11% – 12% vào cuối tháng 8.
Dữ liệu cho thấy SBV bơm ròng trên kênh thị trường mở, với tổng khối lượng là 19,700 tỷ đồng, chủ yếu là nhờ khối lượng tín phiếu đáo hạn. Đây là yếu tố hỗ trợ cho TTCK.
Chúng tôi kỳ vọng thị trường sớm tìm được sự cân bằng trong vài phiên tới, có thể quanh vùng EMA 21 ngày.
Còn tiếp.
Theo dõi KDH
Chi tiết liên hệ Elibook Team qua zalo 0977.697.420