Niềm tin của giới phân tích vào CTG tiếp tục được tăng lên vào đầu tháng 9. CTCK Rồng Việt (VDSC, ngày 9/9/2024) nâng giá tăng 12% giá mục tiêu đối với CTG lên 41,500 VNĐ, duy trì khuyến nghị TÍCH LŨY.
VDSC tăng 3% dự phóng LNTT năm 2024 lên 29,500 tỷ đồng (+18.2% YoY) dựa trên kỳ vọng về giảm áp lực trích lập dự phòng sau khi chất lượng tài sản của CTG có các tín hiệu khả quan như nợ nhóm 2 và tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng điều chỉnh giảm trong Q2-2024.
CTG có khá nhiều động lực để tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024 như triển vọng tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ (phần lớn tín dụng trong năm 2023 được giải ngân vào thời điểm cuối năm trong khi tín dụng năm nay tăng trưởng tương đối ổn định qua các tháng), kiểm soát hiệu quả hơn chi phí hoạt động, thu hồi nợ xấu, và áp lực chi phí tín dụng giảm.
Trong tháng 8, các CTCK tiếp tục duy trì dự phóng giá mục tiêu cho CTG quanh mức giá đồng thuận chung 40,000 đồng/cổ phiếu, theo dữ liệu của Elibook Team.
Cổ phiếu CTG hiện đang có RS (Sức Mạnh Giá Tương Đối) là 87, hoạt động tốt so với thị trường chung, cũng là cổ phiếu ngân hàng hoạt động tốt nhất. Sau khi breakout đường trendline giảm giá từ tháng 3, cổ phiếu CTG đang cố gắng tìm điểm hỗ trợ quanh EMA 21 ngày, để tạo tay cầm.
Áp lực chi phí dự phòng của CTG sẽ được giảm bớt vào cuối năm, tạo tiền đề cho tăng trưởng năm 2025
VDSC tin rằng danh mục tín dụng KH cá nhân của CTG có chất lượng tương đối tốt trong hệ thống với tỷ lệ NPL chỉ là 0.67% và tập trung vào cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm hơn 63%).
Trong khi đó, khẩu vị rủi ro đối với hoạt động cho vay KH doanh nghiệp ít nhiều đã thận trọng hơn so với chu kỳ trước thể hiện một phần qua xu hướng chi phí tín dụng trong các năm gần đây.
Kỳ vọng chi phí tín dụng có thể giảm dần xuống mức 1.3% trong 2 năm tới, đóng góp tích cực cho triển vọng tăng trưởng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động ROE lên mức 19% vào năm 2026F và hỗ trợ quá trình tái định giá của CTG
Dự phóng LNTT hiện tại đang hàm ý mức tăng trưởng cho LNTT 2H-2024 vào khoảng 32% YoY.
LNTT 1H-2024 tăng nhẹ 3% YoY, đạt 13 nghìn tỷ đồng, mặc dù tổng thu nhập từ hoạt động cốt lõi (loại trừ lãi thuần từ hoạt động khác) tăng trưởng 15% YoY do chi phí trích lập tăng cao 20% YoY sau khi phát sinh khoản nợ xấu lớn trong Q2-2024 (nợ xấu hình thành ròng tăng gần 15 nghìn tỷ trong kỳ). Điểm tích cực là khoản nợ xấu này đã được kiểm soát và đưa về nhóm nợ tiêu chuẩn trong tháng 7.
Một vài thông số hoạt động của nửa đầu năm như sau:
Tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng 11% YoY. Theo các cấu phần, tăng trưởng từ thu nhập lãi thuần tương đối tích cực (+20% YoY) dựa trên tăng trưởng danh mục tín dụng +15.5% YoY, và NIM bình quân 1H-2024 mở rộng 10 bps YoY lên mức 3.05%. Thu nhập phí thuần giảm nhẹ 3% YoY do phí liên quan tới tài trợ thương mại (liên quan tới phát hành UPAS L/C) giảm 28% và phí bancassurance giảm mạnh (doanh số APE giảm 44% YoY). Thu nhập từ hoạt động khác giảm 33% YoY do ghi nhận chi phí khác từ hoạt động phái sinh lãi suất tăng mạnh so với cùng kỳ.
Chi phí hoạt động tăng 9% YoY, đưa tỷ lệ CIR (TTM) đạt 28.5%, giảm nhẹ 70 bps YoY so với cùng kỳ năm ngoái. CTG tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho các hoạt động marketing, và các dự án chuyển đổi số quan trọng.
Chi phí trích lập dự phòng tăng +20% YoY khi khoản vay của một khách hàng lớn nhảy nhóm nợ xấu (nợ xấu hình thành ròng gần 15 nghìn tỷ trong Q2).
Tăng trưởng tín dụng (TTTD) 1H2024 đạt 6.7% YTD sau khi đạt 2.7% trong Q1. Tốc độ tăng trưởng khá ổn định qua các tháng trong Q2 nhờ nhu cầu tín dụng của các nhóm khách hàng hồi phục tương đối khả quan. TTTD của CTG tới tháng 7 tiếp tục tăng lên mức 7.5%, hoàn thành gần 55% chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được SBV cấp từ đầu năm.
Về cơ cấu danh mục cho vay theo nhóm khách hàng, phân khúc bán lẻ (bao gồm KH cá nhân và SME) chiếm gần 60%, KH doanh nghiệp lớn chiếm 32%, và FDI chiếm 6%. Phân khúc KH cá nhân và SME có sự phục hồi khá rõ rệt với tốc độ tăng trưởng lần lượt đạt 6.3% YTD (Q1: 0.0%) và 2.9% YTD (Q1: 0.6%). Cho vay doanh nghiệp lớn tăng trưởng 6.2% YTD (Q1: 4,7%) trong khi cho vay doanh nghiệp FDI tăng mạnh nhất ở mức 20,1% YTD (Q1: 11%).
Trong cơ cấu cho vay KHCN, cho vay sản xuất kinh doanh (chiếm tỷ trọng 63.3%) là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng trong Q2 khi tộc tăng trưởng phục hồi tốt lên 7% từ mức 2% trong Q1. Cho vay BĐS, sản phẩm đứng thứ hai về tỷ trọng (27.3%), bắt dầu phục hồi nhẹ với tăng trưởng 1,5% (Q1:-0,3%).
Đối với cho vay doanh nghiệp, CTG vẫn tập trung vào các ngành nghề ưu tiên theo định hướng của Chính phủ như sản xuất và chế biến chế tạo (21% danh mục) và thương mại dịch vụ (17% danh mục).
Về cơ cấu danh mục cho vay theo kỳ hạn, CTG tiếp tục tập trung vào cho vay ngắn hạn (chiếm 66% và tăng 8.4% YTD) do ưu tiền tài trợ nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh (vốn lưu động) hơn so với mục đích cho vay tiêu dùng (thường là các khoản vay dài hạn) và nhiều doanh nghiệp chưa có nhiều kế hoạch đầu tư tài sản cố định mở rộng sản xuất. Do đó, CTG đảm bảo tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tính tuân thủ theo quy định của SBV, đạt 21,9% (so với trần quy định 30%).
Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời cải thiện nhẹ so với cùng kỳ
NIM (Q) giảm nhẹ 7 bps QoQ xuống 3.0%, mặc dù dù chi phí vốn đã giảm 30bps QoQ xuống 3.1% khi lãi suất huy động bình quân giảm 30bps QoQ xuống 3.4% và nhận thêm thêm nguồn tiền gửi thanh toán từ KBNN do lợi suất tài sản giảm nhanh 40 bps xuống 5,9% khi tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho vay theo định hướng của Chính phủ. So với cùng kỳ năm 2023, NIM bình quân 1H-2024 mở rộng 10 bps YoY lên mức 3.05%, chủ yếu do chi phí vốn giảm sâu so với mức nền cao của năm ngoái.
ROAA và ROAE lần lượt đạt 1.0 % và 16.3%, tương đương với mức cùng kỳ năm ngoái.
Chất lượng tài sản nhanh chóng cải thiện sau phát sinh khoản nợ xấu lớn trong Q2
Tỷ lệ NPL là 1.57% cuối Q2 (+22bps QoQ) với tỷ lệ NPL của KH doanh nghiệp là 2.15% (tập trung ở các ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn, BĐS, sắt thép) còn của cá nhân khá thấp chỉ là 0.67%.
Diễn biến tiêu cực trên chủ yếu bị ảnh hưởng bởi khoản vay của một khách hàng lớn trong lĩnh vực du lịch, lưu trú nhảy nhóm nợ xấu (nợ xấu hình thành ròng gần 15 nghìn tỷ trong Q2).
Điểm tích cực là khoản nợ này sau đó đã được trở lại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn sau khi dòng tiền của khách hàng phục hồi, giúp tỷ lệ NPL giảm về 1.08% (tỷ lệ NPL của KH doanh nghiệp đã giảm còn 1.2%) và đưa LLR đã tăng mạnh lên 180% (Q2: 114%).
CTG đánh giá khả năng khoản nợ của khách hàng này trở lại nợ xấu là thấp nhờ triển vọng khả quan của thị trường du lịch và các cổ đông của doanh nghiệp này cũng đã có có nguồn vốn dự phòng. Bên cạnh đó, nợ nhóm 2 đã giảm nhẹ 6% QoQ. Diễn biến này cùng với xu hướng của tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng (sau điều chỉnh), chúng tôi cho rằng quy mô nợ xấu của CTG có nhiều khả năng đã tạo đỉnh trong Q2-2024.
Nợ tái cơ cấu TT02 hiện dưới 5% tổng dư nợ và CTG đã thực hiện trích lập đầy đủ và cho vay lĩnh vực Năng lượng tái tạo chiếm khoảng 2% tổng dư nợ (hơn 31 nghìn tỷ đồng), và có tỷ lệ NPL là 0,1% (1,6 nghìn tỷ đồng).