17 Quy tắc giao dịch của Marty Zweig

Marty Zweig là một nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng rất thành công, phương pháp của ông bao gồm cả phân tích cơ bản và kỹ thuật. Zweig bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu khi mới 13 tuổi. Khi bắt đầu đầu tư, ông đã thề sẽ trở thành triệu phú.

Zweig đã đề cập đến Jesse Livermore là một trong những anh hùng của mình trong cuốn sách “Winning on Wall Street”, tuyên bố ông là “một trong những nhà giao dịch tuyệt vời nhất mọi thời đại”. Zweig qua đời vào năm 2013 ở tuổi 70.

Thật không may, chúng ta không có những con số cụ thể, chi tiết về thành tích đầu tư từng giai đoạn của Marty Zweig. Ông không công khai những báo cáo tài chính chi tiết như nhiều nhà quản lý quỹ hiện đại.

Ông được mệnh danh là “Phù thủy số học” (ông có bằng Tiến sĩ Tài chính từ Đại học Michigan State). Zweig nhìn thấy những mô hình trong thị trường mà không ai có thể thấy. Bản tin của ông, The Zweig Forecast, có thành tích đáng kinh ngạc, theo Hulbert, và ông điều hành một quỹ đầu tư phòng hộ thành công với đối tác kinh doanh Joseph DiMenna.

Zweig, người nổi tiếng đã mua một căn hộ penthouse nhiều tầng trong khách sạn Pierre ở thành phố New York với giá kỷ lục 21,5 triệu đô la vào năm 1999, có giá trị tài sản ròng ước tính hàng trăm triệu đô la.

17 Quy tắc giao dịch của Marty Zweig mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ

  • Xu hướng là bạn của bạn, đừng chống lại xu hướng thị trường.

  • Cắt lỗ nhanh và để lãi chạy

  • Nếu bạn mua vì một lý do và lý do đó bị mất giá trị hoặc không còn hợp lệ, thì hãy bán!

  • Nếu giá trị không có ý nghĩa, thì đừng tham gia.

  • Rẻ thì rẻ hơn, đắt thì đắt hơn.

  • Đừng chống lại FED! 

  • Mọi chỉ báo kỹ thuật cuối cùng cũng sẽ đổ gãy.

  • Thay đổi để thích nghi.

  • Đừng để ý kiến của bạn về những gì nên xảy ra làm sai lệch chiến lược giao dịch của bạn.

  • Đừng đổ lỗi cho thị trường về những sai lầm của bạn.

  • Đừng giao dịch mọi lúc.

  • Thị trường không hiệu quả, nhưng vẫn rất khó đánh bại.

  • Bạn sẽ không bao giờ biết tất cả câu trả lời.

  • Nếu cổ phiếu khiến bạn không thể nào ngủ ngon mỗi đêm, hãy giảm vị thế của bạn hoặc ra ngoài.

  • Đừng quá tin tưởng vào “các chuyên gia”.

  • Đừng tập trung quá nhiều vào dòng thông tin ngắn hạn.

  • Hãy cảnh giác với tư duy “Thời đại mới” (tức là lần này sẽ khác vì…)

Đừng chống lại Cục Dự trữ Liên Bang (FED)

Các điều kiện tiền tệ ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu,” Zweig viết trong cuốn “winning on Wall Street-Chiến thắng trên Phố Wall”.

Thực tế, môi trường tiền tệ – chủ yếu là xu hướng lãi suất và chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (FED) – là yếu tố chi phối hướng đi chính của thị trường chứng khoán.”

Nhìn chung, xu hướng tăng lãi suất sẽ khiến thị trường chứng khoán giảm giá; xu hướng giảm lãi suất thì ngược lại,” ông tiếp tục. Tại sao? Vì hai lý do.

Thứ nhất, lãi suất giảm khiến cổ phiếu ít bị cạnh tranh từ các khoản đầu tư khác, đặc biệt là các công cụ ngắn hạn như trái phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi hoặc quỹ thị trường tiền tệ,” ông viết.

Thứ hai, khi lãi suất giảm, các công ty vay nợ sẽ tốn ít chi phí hơn. Khi chi phí giảm, lợi nhuận tăng… Vì vậy, khi lãi suất giảm, nhà đầu tư có xu hướng đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn, một phần dựa trên kỳ vọng lợi nhuận sẽ tốt hơn.”

Đừng chống lại xu hướng thị trường (Don’t fight the tape)

Kiếm tiền lớn trên thị trường chứng khoán là ở việc đi đúng hướng với các biến động lớn,” Zweig viết.

“Ý tưởng là hòa nhập với thị trường. Chống lại xu hướng là tự sát. Xác suất xu hướng tiếp tục cao hơn là không… Động lực mạnh mẽ có xu hướng kéo dài… Chống lại xu hướng là lời mời công khai đến thảm họa.”

Zweig khuyên các nhà đầu tư không nên dồn hết vốn hoặc rút hết ra, mà nên duy trì một vị thế trong cổ phiếu và tăng tỷ trọng khi rủi ro thấp trong khi giảm tỷ trọng khi rủi ro cao. “Những gì bạn quan tâm đến là xác suất thành công hoặc thay vào đó, xác suất thua lỗ. Bạn muốn tránh thua lỗ. Vì vậy, việc mua cao hơn đáy và bán thấp hơn đỉnh là hoàn toàn ổn,” ông viết.

Tham khảo Theo Traderlion, link gốc

Trả lời