Theo VDSC, ước tính LNTT hợp nhất của VPB trong quý 3.2024 tăng trưởng 80% YoY lên 5,600 tỷ đồng dựa trên kỳ vọng NIM hợp nhất (theo quý) tăng mạnh 90 bps YoY lên 5.8% khi NIM của VPB đã tạo đáy trong cùng kỳ năm 2023, tín dụng hợp nhất tăng trưởng 17.4% YoY (hay tăng 9.5% từ đầu năm).
VDSC điều chỉnh giảm nhẹ 3% đối với GMT của VPB xuống 22,500 đồng/cổ phiếu, do giảm nhẹ 8% LNTT cả năm 2024 xuống còn 19,000 tỷ (+73% yoy).
Sự tự tin của thị trường đối với VPB tăng cao trong thời gian gần đây. Vào cuối tháng 8, MBS ưa thích VPB với giá mục tiêu 26,400 đồng do kỳ vọng được hưởng lợi từ nới room tín dụng. Trong khi đó, HSC (16.9.2024) vẫn duy trì giá mục tiêu 23,000 đồng, với khuyến nghị MUA.
VPB, MBB ACB là 3 ngân hàng được kỳ vọng nới room tín dụng mạnh nhất?
Cổ phiếu VPB mặc dù có RS chỉ 60 điểm, nhưng đã hoạt động tốt trong tuần qua. Elibook Team khuyến nghị mua VPB vào ngày 25.9.2024 khi cổ phiếu breakout vùng củng cố. Sóng ngành ngân hàng giúp các cổ phiếu trong ngành hoạt động tốt. Chúng tôi kỳ vọng VPB dựa trên các chất xúc tác: (1) FE Credit hồi phục ; (2) Tín dụng của ngân hàng mẹ hồi phục; (3) Nguồn vốn mạnh và còn định giá thấp, cổ phiếu tích lũy cả năm chưa chạy; (4) Khả năng bán vốn CTCK VPBS (50%)
Giảm dự phóng lợi nhuận năm 2024 do tăng trưởng tín dụng thấp hơn
Đối với dự phóng 2024F, VDSC điều chỉnh giảm 8% LNTT 2024F so với dự phóng trước đó xuống mức 19,0 00 tỷ đồng (+73% YoY) từ mức 20,700 tỷ đồng (+88% YoY) dựa trên điều chỉnh giảm giả định tăng trưởng tín dụng hợp nhất cả năm từ 23% xuống 16%, và tăng tỷ lệ chi phí tín dụng từ 3,3% lên 3,6% sau khi chúng tôi cho rằng VPB sẽ có quan điểm điều hành thận trọng hơn trong thời gian từ nay tới cuối năm.
Thu nhập lãi thuần và tổng thu nhập hoạt động, do đó, tăng trưởng lần lượt 37% YoY và 38% YoY, qua đó, cung cấp thêm nguồn lực để VPB có thể tăng cường trích lập dự phòng một cách thận trọng hơn trong nửa cuối năm nay trong khi vẫn sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ nền thấp của cùng kỳ năm 2023. Chi phí trích lập dự phòng ước tăng 22% YoY lên khoảng 6 nghìn tỷ đồng, nhưng sẽ giảm khoảng 28% so với quý trước khi quý trước VPB đã mua lại trái phiếu VAMC khiến áp lực trích lập tăng cao tạm thời.
Lũy kế 9T-2024, LNTT hợp nhất đạt 14,300 tỷ đồng, tăng 72% YoY và hoàn thành 62% KH LNTT cả năm 2024. Trong đó, LNTT lũy kế 9 tháng của ngân hàng mẹ dự kiến đạt 13,700 tỷ đồng (tăng 25% YoY), hoàn thành 66% KH LNTT cả năm. Đối với FE Credit, VDSC dự phóng công ty tài chính tiêu dùng tài lãi hơn 200 tỷ đồng trong Q3-2024, đưa LNTT lũy kế đạt -108 tỷ đồng (KH LNTT cả năm 1,200 tỷ đồng).
VDSC điều chỉnh giảm nhẹ 3% đối với GMT của VPB xuống 22,500 đồng/cổ phiếu. Đối với dự phóng 2024F, VDSC điều chỉnh giảm 8% LNTT 2024F so với dự phóng trước đó xuống mức 19,0 00 tỷ đồng (+73% YoY) từ mức 20,700 tỷ đồng (+88% YoY) dựa trên điều chỉnh giảm giả định tăng trưởng tín dụng hợp nhất cả năm từ 23% xuống 16%, và tăng tỷ lệ chi phí tín dụng từ 3,3% lên 3,6% sau khi chúng tôi cho rằng VPB sẽ có quan điểm điều hành thận trọng hơn trong thời gian từ nay tới cuối năm.
Tăng trưởng Q3-2024 duy trì ở mức cao với động lực từ NIM hồi phục mạnh
Cho Q3-2024, chúng tôi ước tính LNTT hợp nhất tăng trưởng 80% YoY lên 5,600 tỷ đồng. Các động lực chính bao gồm: (1) NIM hợp nhất (theo quý) tăng mạnh 90 bps YoY lên 5.8% khi NIM của VPB đã tạo đáy trong cùng kỳ năm 2023, (2) tín dụng hợp nhất tăng trưởng 17.4% YoY (hay tăng 9.5% từ đầu năm), (3) tỷ lệ chi phí tín dụng (theo quý) là 1,0% tương đương cùng kỳ.
VDSC kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của VPB chỉ cải thiện nhẹ so với quý trước do (1) chịu ảnh hưởng bởi diễn biến cạnh tranh lãi suất cho vay trên thị trường tương đối gay gắt trong bối cảnh nhu cầu tín dụng đang ở giai đoạn đầu của quá trình hồi phục và (2) hoạt động cấp tín dụng sẽ được điều chỉnh thận trọng hơn như theo quan điểm điều hành từ đầu năm. Trên thực tế, lãi suất cho vay của VPB vẫn còn duy trì khoảng cách tương đối cao hơn tương đối so với mặt bằng chung các NHTM tư nhân quy mô lớn khác (Hình 2). Diễn biến này cũng đưa chúng tôi đến kỳ vọng về NIM của VPB ngân hàng mẹ điều chỉnh khoảng 30 bps so với quý trước.
Thu nhập lãi thuần và tổng thu nhập hoạt động dự phóng tăng trưởng lần lượt 37% YoY và 38% YoY, qua đó, cung cấp thêm nguồn lực để VPB có thể tăng cường trích lập dự phòng một cách thận trọng hơn trong nửa cuối năm nay trong khi vẫn sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ nền thấp của cùng kỳ năm 2023. Chi phí trích lập dự phòng ước tăng 22% YoY lên khoảng 6 nghìn tỷ đồng, nhưng sẽ giảm khoảng 28% so với quý trước khi quý trước VPB đã mua lại trái phiếu VAMC khiến áp lực trích lập dự phòng và, đồng thời là, xử lý rủi ro tăng cao tạm thời nhằm khống chế tỷ lệ NPL.