Cho năm 2025, VDSC (Rồng Việt) dự phóng doanh thu và LNTT tăng trưởng lần lượt 23% và 22%. Trong đó, doanh thu của khối Công nghệ/Viễn thông/Giáo dục và đầu tư tăng trưởng lần lượt 29%/13%/13%; LNTT của khối Công nghệ/Viễn thông/Giáo dục và đầu tư tăng trưởng lần lượt 35%/9%/14%.
Cho năm 2024, VDSC dự phóng doanh thu và LNTT tăng trưởng lần lượt 19% và 20%. Trong đó, doanh thu của khối Công nghệ/Viễn thông/Giáo dục và đầu tư tăng trưởng lần lượt 24%/10%/15%; LNTT của khối Công nghệ/Viễn thông/Giáo dục và đầu tư tăng trưởng lần lượt 24%/18%/14%.
Chúng tôi áp dụng phương pháp định giá tổng các thành phần để định giá FPT và bổ sung định giá cho mảng dịch vụ điện toán đám mây AI dựa trên phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền 5 năm với tốc độ tăng trưởng cuối là 3% và WACC là 13%. Mức giá mục tiêu hiện tại là 159,000 VNĐ/cổ phiếu, duy trì khuyến nghị TÍCH LŨY.
Tại ngày 16/1/2025, FPT đang giao dịch tại mức P/E trượt là 28.6 lần, cao hơn 2 lần độ lệch chuẩn so với mức TB 5 năm 17.8 lần, và đã được tái định giá nhanh hơn đáng kể so với các công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ CNTT, vốn cũng có sự tham gia sâu rộng vào các dự án AI, kể từ khi mô hình AI về ngôn ngữ lớn có sự đột phá (GenAI) cuối năm 2022.
Trong khi chúng tôi không phủ nhận tiềm năng hấp dẫn của FPT, với vị thế là công ty dịch vụ CNTT lớn nhất Việt Nam, từ làn sóng đầu tư vào AI trong tương lai, nhưng chúng tôi cho rằng cần thêm thời gian để dịch vụ điện toán đám mây AI có những đóng góp ý nghĩa hơn vào lợi nhuận và giúp cho KQKD bắt kịp với mức định giá hiện tại.
Cập nhật dự phóng 2025F: Đóng góp từ các dịch vụ đám mây AI thúc đẩy lợi nhuận ròng dự báo tăng trưởng 25%
Định giá
Chúng tôi áp dụng phương pháp định giá tổng các thành phần để định giá FPT với các phương pháp cụ thể của từng nhóm dịch vụ tóm tắt như bảng dưới.
Chúng tôi (1) sử dụng phương pháp hệ số P/E cho các mảng dịch vụ cốt lõi của FPT (dịch vụ CNTT quốc tế và trong nước, dịch vụ Viễn thông, dịch vụ quảng cáo trực tuyến và giáo dục) với các hệ số mục tiêu được xem xét dựa trên tốc độ tăng trưởng kép 3 năm tới và tương quan với với các công ty cùng ngành trên thế giới (chủ yếu tại châu Á) và (2) tham chiếu giá trị thị trường đối với các khoản đầu tư tại FRT, FPTS, TPB.
Chúng tôi cũng bổ sung định giá cho mảng dịch vụ điện toán đám mây AI dựa trên phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền 5 năm với tốc độ tăng trưởng cuối là 3% và WACC là 13%. Mức giá mục tiêu hiện tại là 159,000 VNĐ/cổ phiếu.
Tại ngày 16/1/2025, FPT đang giao dịch tại mức P/E trượt là 28.6 lần, cao hơn 2 lần độ lệch chuẩn so với mức TB 5 năm 17.8 lần. Mặt bằng định giá được nâng lên đáng kể bởi thông tin từ việc tham gia vào dịch vụ điện toán đám mây AI, vốn được kỳ vọng mang lại tăng trưởng nhanh từ sự bùng bổ về nhu cầu đầu tư các dự án có liên quan tới GenAI, tuy nhiên chúng tôi không kỳ vọng FPT có thể bứt phá về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trong 2025F-2026F (25%) so với mức CAGR của giai đoạn 2021-2024 (22%) do quy mô của các nhóm dịch vụ này là chưa lớn (đóng góp khoảng 3%/4% về doanh thu và 4%/6% về LNTT trong 2025F/26F).
Bên cạnh đó, xu hướng tái định giá của FPT cũng nhanh hơn đáng kể so với các công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ CNTT, vốn cũng có sự tham gia sâu rộng vào các dự án AI, kể từ khi mô hình AI về ngôn ngữ lớn có sự đột phá (GenAI) cuối năm 2022. Trong khi chúng tôi không phủ nhận tiềm năng hấp dẫn của FPT, với vị thế là công ty dịch vụ CNTT lớn nhất Việt Nam, từ làn sóng đầu tư vào AI trong tương lai, chúng tôi cho rằng cần thêm thời gian để dịch vụ điện toán đám mây AI có những đóng góp ý nghĩa hơn vào lợi nhuận và giúp cho KQKD bắt kịp với mức định giá hiện tại.