TCB vượt đỉnh dù lợi nhuận quý 4 giảm tốc so với quý trước.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) đã công bố KQKD Q4.2024 của ngân hàng với LNTT quý 4/2024 là 4,700 tỷ đồng (-34.9% QoQ; +25% YoY).

Lũy kế cả năm 2024, thu nhập từ HĐKD (TOI) của ngân hàng đạt 47 nghìn tỷ đồng (+17.3% YoY) và LNTT đạt 27,500 tỷ đồng (+20.3% YoY).

Điểm sáng trong báo cáo quý 4 là chất lượng tài sản đã được cải thiện so với cùng kỳ quý trước, với tỷ lệ nợ xấu giảm 17 điểm cơ bản xuống mức 1.17% trong năm 2024, thấp hơn so với dự báo cả năm của Vietcap là 1.24%.

Mức giảm này đến từ cả mảng cho vay thế chấp và mảng cho vay doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng giảm 13 điểm cơ bản QoQ xuống mức 0.73% trong quý 4/2024. Ngoài ra, tỷ lệ bao phủ nợ (LLR) quý 4/2024 của TCB đã cải thiện từ mức 103% trong quý trước lên mức 113%.

Đáng chú ý, tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 21.7% (so với tăng trưởng tín dụng giai đoạn 9 tháng đầu năm là 17.5%), được thúc đẩy bởi mức tăng 21.8% của tổng dư nợ và mức tăng 20.7% của trái phiếu doanh nghiệp.

Trong quý 4/2024, tăng trưởng tín dụng chủ yếu được thúc đẩy bởi trái phiếu doanh nghiệp (ban lãnh đạo cho biết sẽ không đẩy tăng trong năm 2025), trong khi tăng trưởng cho vay đi ngang so với cùng kỳ quý trước. Ngoài ra, mảng cho vay bán lẻ tiếp tục ghi nhận đà tăng trưởng tích cực với mức tăng 8% QoQ, vượt xa mức được ghi nhận trong các quý trước đó.

Mảng cho vay cá nhân của ngân hàng tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh (+20% YoY), từ đó gia tăng tỷ trọng lên 39% so với 36% ở cuối quý trước. Trong đó, tỷ trọng dư nợ người mua nhà cũng giảm từ 77% xuống 73%. Tính trên tổng danh mục tín dụng, dư nợ BĐS (chủ đầu tư và người mua nhà) hiện chiếm 69% tỷ trọng so với 73% tại cuối 2023. Điều này tiếp tục thể hiện định hướng đa dạng hóa danh mục cho vay sang các ngành nghề ngoài BĐS của TCB.

Kết thúc 2024, TCB ghi nhận cho vay kinh doanh BĐS đạt 187.1 nghìn tỷ (chiếm gần 30% danh mục cho vay), -11% QoQ và chỉ +6% YoY. Thay vào đó, mảng cho vay bán buôn bán lẻ ô tô xe máy ghi nhận tăng +17% QoQ và +22% YoY đến cuối Q4/24, chiếm gần 9% danh mục. Mảng cho vay công nghiệp chế tạo cũng ghi nhận dư nợ +39% YoY, chiếm hơn 9% danh mục. Mảng cho vay ký quỹ qua TCBS cũng đạt mức tăng trưởng +56% YoY, chiếm 4% danh mục

Về thị trường cho vay mua nhà, tín hiệu tích cực về nhu cầu tín dụng được thể hiện qua doanh số giải ngân trong Q4/24 của TCB đạt mức cao nhất kể từ Q3/22 (gần 35.5 nghìn tỷ), trừ đi khoản trả trước hạn (19.1 nghìn tỷ), số dư ròng giải ngân tiếp tục đà cải thiện từ 3 quý trước đó. BLĐ cho rằng đà phục hồi của thị trường BĐS sẽ tiếp tục trong 2025 nhờ lãi suất duy trì thấp và vấn đề pháp lý trở nên minh bạch hơn, dù thị trường miền Nam vẫn có độ trễ (TCB duy trì chính sách “lãi suất linh
hoạt” đối với phân khúc cao cấp).

Với KQKD 2024 của TCB tương đối phù hợp với dự kiến của BSC về tổng thể lợi nhuận và thu nhập lãi thuần, BSC vẫn duy trì dự báo 2025 và khuyến nghị MUA cho TCB với giá mục tiêu gần nhất là 31,400 đồng/cp.

Trước đó, BSC dự báo LNTT 2025F của TCB đạt khoảng 33 nghìn tỷ (+20% YoY), tốc độ phù hợp để ngân hàng duy trì chính sách chi trả cổ tức tiền mặt (dự báo 20% LNST).

Thận trọng hơn,  SSI hiện khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TCB với giá mục tiêu 1 năm là 28,700 đồng, tương đương tiềm năng tăng giá là 16.7%

Ngày 6.2.2025, cổ phiếu TCB hiện đang tăng hơn +2.2% vào lúc 13h45 phút, và breakout mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm, vượt qua điểm mua 24,900 với thanh khoản lớn. Sóng ngành ngân hàng hoạt động giúp các cổ phiếu liên tục nổ điểm mua breakout. 

Elibook Team hiện đang nắm giữ CTG, MBB, ACB, nhưng cho rằng các cổ phiếu như STB, TCB vẫn có thể là ứng cử viên hợp lý để giao dịch.

TRIỂN VỌNG 2025 TÍCH CỰC KHI NIM ĐƯỢC DỰ BÁO CẢI THIỆN MẠNH:

  • Với sự thành công từ các sản phẩm tiên phong như CDBL và Auto-earning, BSC cho rằng mục tiêu đưa tỷ lệ CASA (bao gồm cả số dư Auto-earning) quay trở lại 50% là khả thi với TCB trong 1-2 năm tới. Từ đó ngân hàng sẽ có dư địa để tối ưu hóa chi phí vốn bình quân và cải thiện khả năng giải ngân tín dụng.
  •  BSC đánh giá TCB là ngân hàng có triển vọng cải thiện NIM vượt trội so với ngành trong giai đoạn 2 năm tới khi đây là thời điểm ngân hàng có thể tăng tốc quá trình thu hồi lãi từ chính sách “lãi suất linh hoạt” với sự phục hồi của thị trường BĐS. Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi dự báo NIM 2025 của ngân hàng đạt hơn 4.5% (+12bps YoY), mức tăng đáng kể nhất trong danh sách các ngân hàng theo dõi.
  •  2025 có thể là năm dấu mốc của TCB khi trước đó BLĐ từng đặt ra mục tiêu vốn hóa TCB đạt 20 tỷ USD và TCBS đạt 5 tỷ USD đến 2025 (so với vốn hóa hiện tại lần lượt ở khoảng 7 và 2 tỷ USD). Dù không gặp áp lực về mặt vốn, phát hành riêng lẻ hoặc IPO TCBS hoàn toàn có thể là cách để ngân hàng được thị trường định giá lại.

Việc tài trợ cho “Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai” giúp TCB hưởng lợi gì?

Trả lời