- LNTT 4Q24 đạt 12,200 tỷ đồng (+59% YoY) và LNTT cả năm 2024 là 31,700 tỷ đồng(+27% YoY). Trong khi Tổng TNHĐ tăng trưởng phù hợp với TN lãi thuần và tăng trưởng tín dụng (16.9%), tăng trưởng lần lượt 15% YoY trong 4Q24 và 16% YoY trong cả năm 2024, CP tín dụng giảm mạnh 45% YoY trong 4Q24 là yếu tố chính thúc đẩy LNTT của CTG trong 4Q24 và cả năm 2024.
- Chúng tôi đánh giá KQKD 4Q24 của CTG là tích cực với sự cải thiện đáng kể về hiệu quả sử dụng vốn ROE nhờ các yếu tố (1) chất lượng tài sản tiếp tục xu hướng cải thiện khả quan, vốn phù hợp với kỳ vọng trước đó của chúng tôi, đi kèm với chi phí tín dụng giảm; (2) công tác thu hồi và xử lý nợ xấu hiệu quả dựa trên mô hình xử lý nợ tập trung; (3) gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ với lãi suất cạnh tranh; (4) kiểm soát chi phí hoạt động.
- Chúng tôi cập nhật dự phóng 2025 với LNTT sau điều chỉnh tăng 19% so với dự phóng trước, phản ánh tiềm năng tăng trưởng tín dụng tốt hơn kỳ vọng trước đó và giảm chi phí tín dụng dựa trên khả năng chất lượng tài sản cải thiện khả quan hơn sau một thời gian dài trích lập thận trọng. LNTT dự phóng 2025 đạt 41,200 tỷ đồng, tăng trưởng 30% YoY.
- Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với CTG với mức giá mục tiêu mới là 49,000 đồng/cổ phiếu, điều chỉnh tăng 9% so với giá mục tiêu trước và tương ứng với tổng mức sinh lời kỳ vọng là 19%.
KQKD Q4-2024: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tín dụng tăng tốc cùng kiểm soát tốt chi phí hoạt động và chi phí tín dụng
LNTT 4Q24 đạt 12,200 tỷ đồng (+59% YoY) và LNTT cả năm 2024 là 31,700 tỷ đồng (+27% YoY). Trong khi Tổng TNHĐ tăng trưởng phù hợp với TN lãi thuần và tăng trưởng tín dụng (16.9%), tăng trưởng lần lượt 15% YoY trong 4Q24 và 16% YoY trong cả năm 2024, CP tín dụng giảm mạnh 45% YoY trong 4Q24 là yếu tố chính thúc đẩy LNTT của CTG trong 4Q24 và cả năm 2024.
Trong khi Tổng TN hoạt động và CP tín dụng nhìn chung phù hợp với dự phóng, CP hoạt động cả năm thực tế thấp hơn 5% so với dự phóng đã giúp LNTT 2024 vượt kỳ vọng 8%. Nhìn chung, chúng tôi đánh giá KQKD 4Q24 của CTG là tích cực với sự cải thiện đáng kể về hiệu quả sử dụng vốn ROE nhờ các yếu tố (1) chất lượng tài sản tiếp tục xu hướng cải thiện khả quan, vốn phù hợp với kỳ vọng trước đó của chúng tôi, đi kèm với chi phí tín dụng giảm; (2) công tác thu hồi và xử lý nợ xấu hiệu quả dựa trên mô hình xử lý nợ tập trung; (3) gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ với lãi suất cạnh tranh; (4) kiểm soát chi phí hoạt động. Diễn biến của một số chỉ tiêu tài chính quan trọng như sau:
Tín dụng: Tương tự bối cảnh toàn ngành ngân hàng, quy mô tín dụng tại CTG tăng trưởng nhanh đáng kể trong 4Q24, tăng 7.2% QoQ, đưa tín dụng cả năm tăng 16.9% (3Q24: 9,0%) và quy mô cung ứng tín dụng trong riêng 4Q24 tăng gần gấp đôi so với 9M24
- Theo phân khúc, cho vay KH cá nhân/KH doanh nghiệp tăng lần lượt 22%/14%, (3Q24: 12%/7%).
- Cho vay KH cá nhân: Sự tăng trưởng trong 4Q24 được dẫn dắt bởi hai sản phầm lớn nhất là sản xuất-kinh doanh (62% tổng dư nợ bán lẻ) và vay mua/kinh doanh BĐS (27.3% tổng dư nợ bán lẻ) với mức tăng so với quý trước lần lượt là 7% và 10%, hay tăng 20% YTD và 17% YTD. Trong khi mùa vụ kinh doanh cuối năm thúc đẩy nhu cầu vay vốn lưu động phục vụ SX-KD, sự phục hồi danh mục tín dụng BĐS được hỗ trợ bởi sự khởi sắc của thị trường chung và tiến độ mở bán của các CĐT lớn.
- Cho vay doanh nghiệp: Tăng trưởng cho vay KH SME/DN lớn/FDI 4Q24 đạt 10%/14%/25% (3Q24: 6%/7%/18%) với tỷ trọng là 36%/51%/13%
NIM: NIM 4Q24 và cả năm duy trì xu hướng đi ngang. Lãi suất huy động (TTM) giảm khoảng 100 bps YoY kết hợp với chi phí huy động từ kênh giấy tờ có giá giảm 160 bps, do cơ cấu danh mục trái phiếu, và tỷ lệ CASA tăng 230 bps lên 24.8% là các yếu tố giúp chi phí vốn cả năm giảm 150 bps YoY. Lợi suất tài sản cả năm cũng có mức giảm tương đương với lợi suất cho vay bình quân giảm 180 bps YoY xuống 7.8%. Xét riêng 4Q24, lợi suất cho vay bình quân tiếp tục giảm 10 bps QoQ xuống 6.5%, mức thấp nhất 3 năm, mặc dù chi phí vốn đi ngang, có thể một phần do quy mô tín dụng tăng nhanh vào thời điểm cuối kỳ.
TN ngoài lãi: TN phí giảm đột ngột trong 4Q24 khi hoạt động bảo hiểm chưa có tín hiệu khả quan. Lợi nhuận từ thu hồi nợ xấu là điểm sáng, ghi nhận 2,500 tỷ đồng trong 4Q24 (tăng 71% YoY), và 8,500 tỷ đồng cả năm (tăng 82% YoY).
Chi phí tín dụng và chất lượng tài sản: CTG có quý thứ 2 liên tiếp ghi nhận nợ xấu hình thành mới ở mức rất thấp (-0.02%). Kết hợp với phần xử lý rủi ro trong 4Q24 (1,300 tỷ đồng), nợ xấu giảm 1,700 tỷ đồng QoQ và tỷ lệ NPL giảm xuống còn 1.25% (-20 bps QoQ và tăng nhẹ 12 bps YoY).
Nhờ diễn biến này và thận trọng trích lập trong 9M24, áp lực chi phí tín dụng trong 4Q24 cũng được giảm đáng kể xuống 0.1%. Tại thời điểm cuối năm 2024, nợ tái cơ cấu theo TT02/06 chỉ còn 9 nghìn tỷ đồng (0.5% dư nợ) và đã được trích lập đầy đủ. Nợ tái cơ cấu theo TT53 không phát sinh tại thời điểm cuối năm 2024, nhưng tới cuối tháng 1 chỉ phát sinh khoảng 30 tỷ đồng.
Dự phóng 2025
Chúng tôi cập nhật dự phóng 2025 với LNTT sau điều chỉnh tăng 19% so với dự phóng trước, phản ánh tiềm năng tăng trưởng tín dụng tốt hơn kỳ vọng trước đó và giảm chi phí tín dụng dựa trên khả năng chất lượng tài sản cải thiện khả quan hơn sau một thời gian dài trích lập thận trọng. LNTT dự phóng 2025 đạt 41,200 tỷ đồng, tăng trưởng 30% YoY
Định giá và khuyến nghị
Chúng tôi sử dụng hai phương pháp Thu nhập thặng dư và P/B với tỷ trọng lần lượt là 40% và 60% nhằm phản ánh nhiều hơn tiềm năng tăng giá trong vòng 1 năm dựa trên khả năng tiếp tục ghi nhận tăng trưởng cao trong 2025F. Đối với phương pháp P/B, chúng tôi duy trì hệ số mục tiêu là 1,7x, cao hơn mức bình quân 5 năm hiện tại là 1,4x, nhằm phản ánh (1) ROE dự phóng trong 5 năm tới được duy trì ở mức 20% cao hơn so với mức bình quân 16% trong giai đoạn 2019-2023 và (2) tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong 5 năm tới cải thiện lên mức bình quân 250%, so với 160% trong giai đoạn 2019-2023. Mức giá mục tiêu hiện tại là 49,000 đồng, điều chỉnh tăng 9% so với mức giá mục tiêu trước đó và tương đương tổng mức sinh lời kỳ vọng là 19%, duy trì khuyến nghị MUA đối với CTG
Theo VDSC, link gốc