VDSC (Rồng Việt) cho rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tăng trưởng dương một chữ số trong nửa đầu năm 2025 bởi chưa có động lực để các nhà bán lẻ “mạnh tay” gia tăng hàng tồn kho và các doanh nghiệp trong nước đang chậm lại trong hoạt động tích trữ nguyên liệu sản xuất.
Trong tháng 11/2024, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 5.8 tỷ USD (+11% YoY, đi ngang so với tháng trước), với nhóm hàng dệt may và giày dép chiếm tỷ trọng lần lượt là 52% và 37%.
Đối với hàng dệt may, giá trị XK giảm tốc ở các thị trường Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc. Riêng thị trường Nhật Bản tăng trưởng âm 2% YoY. Do hầu hết các hãng thời trang đều đã tăng đáng kể hàng tồn kho trong giai đoạn mùa cao điểm từ tháng 06 – 08/2024.
Xuất khẩu toàn ngành chậm lại vào cuối năm 2024
Trong tháng 11/2024, tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt 5.8 tỷ USD (+11% YoY, đi ngang so với tháng trước). Kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì tăng trưởng hai chữ số nhưng đã có dấu hiệu chậm lại trong tháng này. Cụ thể:
- Hàng may mặc và dày dép là hai nhóm hàng chủ lực với kim ngạch XK lần lượt là 3.1 tỷ USD (+11% YoY) và 2.2 tỷ USD (+12% YoY), tương ứng chiếm tỷ trọng 52% và 37% (Hình 1).
- Bức tranh chung của hàng dệt may đều đang cho thấy xu hướng giảm tốc ở các thị trường Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc. Riêng thị trường Nhật Bản tăng trưởng âm 2% YoY từ mức tăng trưởng 11% YoY của tháng trước (Hình 2). Do hầu hết các hãng thời trang đều đã tăng đáng kể hàng tồn kho trong giai đoạn mùa cao điểm từ tháng 06 – 08/2024 (Hình 3 – 8).
Lũy kế 11T2024, tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt 60.7 tỷ USD (+10% YoY). Mức tăng trưởng hai chữ số được dẫn dắt bởi:
- Lạm phát hạ nhiệt trên toàn cầu.
- Nhu cầu nhập khẩu trở lại của các hãng thời trang sau khi giảm hàng tồn kho trong giai đoạn nửa cuối năm 2023.
- Đẩy mạnh nhập khẩu, tăng lượng hàng tồn kho do tắc nghẽn tại một số cảng ở Châu Á (tháng 06 – 08/2024), sự kiện này đã gợi lại giai đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng 2020 – 2022.
Kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng trưởng chậm trong nửa đầu năm 2025
Chúng tôi cho rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tiếp nối đá giảm tốc nhưng duy trì tăng trưởng dương một chữ số trong nửa đầu năm 2025.
- Thiếu vắng động lực để các hãng thời trang đẩy mạnh nhập khẩu hàng tồn kho trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng chưa cải thiện quá rõ rệt. Tại Mỹ, nhập khẩu hàng dệt may trong xu hướng giảm khi hàng tồn kho quay trở lại mức cao (Hình 9). Tại Châu Âu, chỉ số niềm tin kinh doanh của tiểu ngành dệt may, quần áo dù đã thoát khỏi xu hướng giảm và có cải thiện nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp (Hình 10).
- Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang chậm lại quá trình tích trữ nguyên liệu thể hiện thông qua giá trị nhập khẩu vải, bông, xơ và sợi cũng giảm tốc kể từ Q3/2024 (Hình 11 – 13).
- Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu được dự báo tiếp tục tăng trưởng dương do điều kiện kinh doanh của 6T2025 đã tích cực hơn đang kể so với cùng kỳ 2024. Theo Vitas, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đã có đơn hàng đến hết Q1/2025. Tuy nhiên, đơn giá xuất khẩu không tăng, hàm ý yếu tố này sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng của ngành.