Lịch sử không bao giờ là ánh trăng lừa dối. Đồ thị sau thể hiện diễn biến lãi suất của Fed và các cuộc khủng hoảng.
- Những năm 1980: Đó là cuộc khủng hoảng cho vay và tiết kiêm Mỹ, sau đó lan ra thị trường nhà đất, ngành ô tô, và các cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Mỹ La Tin.
- Năm 1993-1994:Fed tăng lãi suất tạo nên cuộc khủng hoảng đồng Peso (Mexico) và lan ra các thị trường mới nổi.
- Năm 2000: Fed tăng lãi suất khiến bong bóng dot.com đổ vỡ.
- Năm 2008: Đợt tăng lãi suất của Fed từ 2005-2008 để chống lạm phát khiến bong bóng nhà đất Mỹ đổ vỡ do các khoản nợ dưới chuẩn.
- Hiện tại: Fed đã nâng lãi suất 8 lần từ năm 2015 để rút đi dòng tiền ra khỏi các thị trường tài chính do lo ngại bong bóng và hỗ trợ cho vị thế của đồng đôla. Chưa bao giờ trong lịch sử chúng ta có nhiều bong bóng như hiên nay (Tạm gọi là: Everything buble- Mọi thứ đều bong bóng).
Tôi không biết lịch sử có lặp lại hay không nhưng hành vi của con người, các doanh nghiệp đang lặp lại. Hàng loạt các gói QE được bơm ra sau cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2008 đã khiến các thị trường tài chính gần như “nghiện nợ”
- Các thị trường mới nổi: Đã tăng gần gấp 3 lần số nợ của mình trong 10 năm qua và nâng tổng nợ lên 60 nghìn tỷ đôla. Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và nhiều quốc gia khác đang lao đao vì Fed tăng lãi suất.
- Bong bóng nợ của các doanh nghiệp Mỹ. Tổng các khoản nợ của các doanh nghiệp phi tài chính của Mỹ đã tăng 40% từ đỉnh cao năm 2008, tương ứng thêm 2.5 tỷ đôla. Các khoản nợ của Mỹ hiện đang đứng ở 45% GDP, cao hơn cả thời điểm cuộc khủng hoảng Dotcom năm 2000 và khủng hoảng nhà đất Mỹ năm 2008.
- Quả bong bóng nợ của ngành năng lượng khi thác dầu đá phiến Mỹ: Vào năm 2015, khoản nợ ròng của ngành này đã tăng lên con số 200 tỷ đôla, gấp 3 lần so với năm 2005. Điều này tạo ra lo ngại sự đổ vỡ của ngành dấu đá phiến nếu như bong bóng nợ phát nổ.
FED đang phải rút tiền ra khỏi thị trường, thanh khoản sẽ giảm đi. Không có dòng tiền đổ vào các thị trường tài chính là dấu hiệu của suy thoái. Vào đầu tháng 4.2018, khi bảng cân đối tài sản của các ngân hàng đồng loạt sụt giảm, một cuộc bán tháo cổ phiếu diễn ra khắp thị trường mới nổi lẫn phát triển.
Hãy xem các doanh nghiệp Mỹ đang làm gì với lợi nhuận và dòng tiền kiếm được từ nước ngoài. Họ chi 46% để mua lại cổ phiếu và 49% để đảo nợ, còn lại chưa tới 5% để cho chi tiêu vốn (capex) nhằm đầu tư phát triển. Một khi các doanh nghiệp chỉ lo hỗ trợ giá cổ phiếu mà không lo làm ăn, hậu quả thật tai hại.
Tổng thống Donald Trump có thể cắt giảm thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp. Vâng, nhưng các doanh nghiệp không lấy lợi nhuận tăng thêm để đầu tư phát triển mà lại tăng cường mua lại cổ phiếu. (Xem thêm bài viết của Bloomberg)
Đồ thị sau giải thích vì sao SP500 liên tục tăng điểm cho đến quý 2.2018. Đó là do hoạt động mua lại cổ phiếu (buyback) vẫn diễn ra sôi động.
Xem thêm về dấu hiệu kỹ thuật về TTCK MỸ