Cơ Chế Bỏ Phiếu FOMC của Fed
Có 12 thành viên trong FOMC (Ủy ban thị trường mở liên bang), bao gồm 7 thành viên Hội Đồng Thống Đốc do Tổng Thống lựa chọn và được Quốc Hội thông qua. 5 thành viên còn lại là các chủ tịch FED của các khu vực. 5 thành viên này được bầu luân phiên trong số 12 ngân hàng FED khu vực, ngoại trừ FED tại New York. Nhiệm kỳ của mỗi chủ tịch Fed khu vực chỉ là 1 năm.
Tại sao Fed New York lại có đặc quyền lớn như vậy vì do đây là ngân hàng có giao dịch lớn nhất trên thị trường mở, ảnh hưởng đến hiệu lực chính sách của FED. Chưa kể Fed tại New York nắm giữ phần lớn trái phiếu, vàng và các tài sản quan trọng của Fed. Theo nhiều thuyết âm mưu, các ông trùm ngân hàng phố Wall chi phối chính đến FED New York thông qua đó có ảnh hưởng trực tiếp đến Fed.
Như vậy, tổng cộng có 12 phiếu bầu, mỗi người chỉ một phiếu, kể cả chủ tịch FED hiện nay là ông Powell. Quyết định tăng hay giảm lãi suất là do 12 ông này bỏ phiếu. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ cho phép 9-10 ông tham gia bỏ phiếu, 2-3 ông còn lại nghỉ cho năm sau. Đợt bỏ phiếu tháng 12/2018 tỷ lệ là 10-0, nghĩa là 10 ông đồng thuận tăng lãi suất.
Nói như vậy để bạn hiểu cơ chế ra quyết định lãi suất của FED, chủ tịch FED không phải là người có quyết định tăng hay giảm lãi suất mà là do cả hội đồng quyết định. Các bạn thấy làm chủ tịch như vậy thì có quyền lực gì mấy đâu? Đúng vậy, quyền lực của chủ tịch FED không nằm ở sức mạnh hành chính mà cái gọi là tầm ảnh hưởng trong hội động và các ủy ban tư vấn cho FED.
Mỗi cuộc họp lãi suất của FOMC không phải là 10 ông FOMC ngồi lại với nhau mà có rất nhiều hội đồng tư vấn bên dưới. Hội đồng tư vấn này là các giáo sư, tiến sĩ ..trong giới học thuậ.. Các Hội Đồng Tư Vấn này là những người đề xuất trực tiếp chính sách lãi suất, tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu, lựa chọn từ ngữ như thế nào để nói với báo chí….để 10 thành viên FOMC thảo luận. Chủ tịch Fed muốn lèo lái lãi suất theo ý mình, thì dùng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình trong giới học thuật để thuyết phục các thành viên trong hội đồng tư vấn, với các thành viên FOMC.
Vì thế, bao đời này các chủ tịch FED được lựa chọn đều là những người được các Tổng Thống chọn mặt gửi vàng, là những có uy tín học thuật cao.
Việc Tổng Thống Trump đòi sa thải chủ tịch FED. OK được thôi, đó là quyền của ông. Nhưng trước hết Tổng THống phải chứng minh người đứng đầu ra những quyết định có sai lầm và được tòa án liên bang chấp thuận.
Thứ nữa, Trump phải chọn người có đủ sức ảnh hưởng với các thành viên FOMC để lèo lái chính sách lãi suất theo ý tổng thống.
Nhân tiện sự việc này, tôi giới thiệu các bạn cuốn sách “Collusion (Ảo Giác” của Nomi Prins để bạn hiểu về hoạt động ngầm bên trong của FED. Thực sự không phải là Tổng Thống mà chính các banker phố Wall, hiện nay lớn nhất là Goldman Sachs là người chi phối quyết định của Fed.