Cuộc Chiến Về Vàng

Bài viết sau trích lại Chương 5, cuốn sách “New Case For Gold”- Diện Mạo Mới Của Vàng

VÀNG LÀ BỀN VỮNG LÂU DÀI

Vàng giảm xuống chạm vùng 1,150 USD đến 1,050 USD đã 4 lần trong thời gian từ 2013 đến 2016. Tuy nhiên, cứ mỗi lần chạm vào vùng giá trên thì vàng lại bật tăng. Giá trị của vàng được nhìn thấy qua sự bền vững lâu dài trước những môi trường tài chính khắc nghiệt. Nhiều nhà đầu tư đã chán nản khi thấy giá vàng không tăng giá lên cao hơn. Nhưng, có thể một ai đó đang nhận thấy rằng giá vàng không thể giao dịch tại các mức giá thấp hơn, là điều đã xảy ra với nhiều loại hàng hóa khác, và sự đi lên của lãi suất thực khi lạm phát giảm. Chúng ta đang sống trong một thế giới giảm phát mạnh mẽ. Nhưng vàng đã bật lên từ đáy nhiều lần và cho thấy lực tăng tương đối mạnh mẽ. Đó là tín hiệu tốt để vàng tăng lên cao hơn nữa.

Vàng giữ được tính bền vững lâu dài qua nhiều đợt sụp đổ của hệ thống tiền tệ trong quá khứ, và nó sẽ vẫn làm như thế trong các đợt sụp đổ tương lai. Điều này có thể đặc biệt đúng trong bối cảnh tồn tại mối đe dọa mới: các cuộc chiến tranh siêu tài chính.

Các  cuộc chiến tranh siêu tài chính

Vào ngày 22 tháng 8 năm 2013, sàn giao dịch NASDAQ đã bị đóng cửa trong nửa ngày. Các nhà đầu tư không bao giờ có được một giải thích hợp lý cho sự kiện này. Nếu có lời giải thích kỹ thuật nào đó, sàn NASDAQ có thể nói cho chúng ta như sau. Họ đã phát hiện một dòng mã lệnh bị lỗi hoặc một sai sót kỹ thuật ngớ ngẫn trong quá trình cập nhật phần mềm hoặc việc cài đặt diễn ra không tốt đẹp. NASDAQ không bao giờ cung cấp thông tin về bất cứ thực tế nào ngoại trừ một vài lời giải thích mơ hồ về “vấn đề giao diện”.

Tại sao không? NASDAQ bản thân nó phải có câu trả lời. Một câu trả lời chắc chắn là nguyên nhân gây ra sự cố đóng cửa này là một âm mưu bất chính, và nó có thể được gây ra bởi những hacker tội phạm hoặc, tệ hơn, là một cuộc tấn công của lực lượng siêu tinh nhuệ của Nga hoặc Trung Quốc. Các nhà đầu tư không mảy may nghi ngờ gì về khả năng các đơn vị siêu tác chiến nước ngoài có thể đóng hoặc làm gián đoạn các thị trường chứng khoán ở Mỹ và bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Vào năm 2014, tờ Bloomberg Businessweek đã giải mã câu chuyện này bằng một bài báo có tựa đề “Sàn NASDAQ bị Hack”. Tình tiết bài báo quay về năm 2010. Chỉ đến cuối tháng 7.2014, truyền thông mới được phép báo cáo về điều đã xảy ra: với sự trợ giúp từ FBI, NSA và Bộ An Ninh Nội Địa, sàn NASDAQ đã phát hiện thấy virut máy tính tồn tại trong hệ thống điều hành, lần theo các virut đến nguồn gốc phát tán, họ nhận ra đây chính là một cuộc tấn công virut. Nó không được thực hiện bởi một nhóm tội phạm, mà được triển khai bởi nước Nga.

Câu chuyện này được cung cấp bởi các nguồn tin chính thức cho cánh phóng viên trong một chương trình nghị sự. Tại sao câu chuyện này lại được tiết lộ sau 4 năm của vụ tấn công? Việc báo cáo chỉ là vấn đề thời gian, nhưng tại sao phải chờ đến 4 năm? Một phỏng đoán là quan chức chính phủ muốn tiết lộ mức độ của sự tấn công của Nga vào hệ thống giao dịch tài chính của Mỹ như là một cách nhằm cảnh báo cho các nhà đầu tư về khả năng xuất hiện các kịch bản tồi tệ hơn. Đó thực sự là một lời cảnh báo.

Phản ứng thông thường từ các nhà phân tích là cho rằng các hacker của Mỹ cũng giỏi giống như Nga; nghĩa là chúng ta có thể đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán Nga nếu như các hacker Nga có thể đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Vâng, tất nhiên là chúng ta có thể. Nước Mỹ thực sự có tiềm lực trong chiến tranh siêu tài chính hơn bất cứ các quốc gia nào trên thế giới. Nhưng hãy suy nghĩ chúng ta làm điều đó nhằm mục đích gì?

Nếu Nga đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán New York và chúng ta đóng cửa sàn giao dịch Mát cơ va, ai sẽ là người thua thiệt? Chúng ta sẽ thua, vì thị trường của chúng ta quan trọng hơn và lớn hơn rất nhiều. Có nhiều tài sản gắn liền với mạng lưới của chúng ta và ảnh hưởng lan truyền cũng lớn. Nước Nga, về góc độ tài chính, nằm trong vị thế chẳng có gì nhiều để mất. Một lý do để tránh trả đũa và leo thang trong cuộc siêu chiến tranh tài chính là vì nó tạo ra một kết cục xấu cho nước Mỹ. Tổng Thống Nga, Vladimir Putin cũng biết điều này, và đó là một trong lý do ông ta tiến hành một cuộc xâm lược bán đảo Crimea (thuộc Ukraine) cũng với niềm tin như vậy vào năm 2014. Ông ấy biết chính xác nước Mỹ sẽ không leo thang trong cuộc chiến tài chính, vì khi kết thúc, nước Mỹ có thể là người mất nhiều hơn so với Nga.

Đối với những ai không am hiểu về Chiến Tranh Lạnh, một kịch bản leo thang cũng tồn tại lúc đó. Nước Mỹ đủ tên lửa để phá hủy hoàn toàn nước NGa (lúc đó gọi là Liên Bang Xô Viết). Nước Nga cũng đủ tên lửa để phá hủy hoàn toàn nước Mỹ. Đây là một tình huống cực kỳ không bền vững vì bên nào cũng bị cám dỗ mạnh mẽ để trở thành người phóng tên lửa đầu tiên. Nếu bạn phóng trước và xóa sạch đối thủ, bạn thắng. Phản ứng cho sự mất ổn định này là hai bên tạo ra nhiều tên lửa hơn. Phải có đủ tên lửa để bạn trụ vững qua đợt tấn công đầu tiên và tiến hành phản đòn trong đợt thứ hai. Đợt tấn công thứ hai có thể phá hủy bên đã khởi đầu cuộc chiến. Đợt tấn công thứ hai khả năng cũng là nhằm ngăn chặn những đối thủ khác tấn công.

Cơ chế tương tự được áp dụng cho siêu chiến tranh tài chính mà không được thấu hiểu ngày nay. Vũ khí có thể tương đương nhau nhưng thiệt hại thì không. Nước Mỹ có quá nhiều thứ để mất.

Có hiểm nguy khác để tung ra một siêu chiến tranh tài chính. Nếu bạn hỏi hacker của bạn nghĩ ra kế hoạch đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán New York, thì họ có thể thực hiện điều đó. Họ phải tung ra do thám. Ví dụ, một tình huống có thể xảy ra là các hacker của Nga không có ý định khởi đầu đợt hoảng loạn tài chính mà chỉ đang thăm dò, nhưng lại vô tình bắt đầu một đợt hoảng loạn tài chính hoặc đóng hệ thống giao dịch của Mỹ. Đó là một tình huống tồi tệ hơn, vì nó không cần phải có một sự bất hợp lý. Nó chỉ cần một tai nạn, và tất nhiên, tai nạn có thẻ diễn ra mọi lúc.

Nước Mỹ có khả năng ngăn chặn tuyệt vời trong siêu chiến tranh thông qua Đặc Nhiệm Mạng (Cyber Command) của quân đội và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA –National Security Agency). Tuy nhiên, nỗ lực này vẫn không đủ để trở thành một học thuyết chiến lược. Chỉ một vài chuyên gia chẳng hạn như Juan Zarate của Trung Tâm Xử Phạt và Tài Chính Trái Phép (Center on Sanctions and Illicit Finance), và Jim Lewis tại Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế đang thực hiện vai trò tương tự như Harman Kahn và Henry Kissinger đã làm trong những năm 1960, khi học thuyết chiến tranh hạt nhân được phát triển. Chiến lược này làm giảm đi rủi ro ngày càng tăng của chiến tranh siêu tài chính. Hiểm họa này là lý do mạnh mẽ hơn để sở hữu vàng vì nó không phải là kỹ thuật số và không thể bị hack hay xóa bỏ.

Bỏ rơi đồng Đôla

Mặc dù điều này giống như một chính sách khác thường để chấp nhận, nhưng từ năm 2010, chính phủ Mỹ đã có vẻ như đang bỏ rơi đồng USD. Vào tháng 1 năm 2016, nước Mỹ đã kết thúc chính sách đồng đôla đã trở nên thịnh hành từ năm 1980. Một chính sách có chủ đích nhằm làm hạ giá đồng đôla đủ sức tạo ra lạm phát và tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu. Chính sách này đã được nghiên cứu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tổ chức tại Pittburgh vào tháng 9 năm 2009. Quan điểm này cho rằng Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và nếu tăng trưởng ở Mỹ sụp đổ thì cũng là khiến cả thế giới đi xuống. Đồng đôla giá rẻ là chìa khóa cho tăng trưởng, nên có vẻ như đồng đôla đang bị bỏ rơi.

Chiến lược đồng đôla giá rẻ khơi mào cho cuộc chiến tranh tiền tệ diễn ra từ đó. Một vấn đề trong chiến tranh tiền tệ là họ không có một kết luận hợp lý. Trong trường hợp của đồng đôla, có quá nhiều hoạt động trên thế giới được thiết kế để xem vai trò của đồng đôla như là tiền tệ dự trữ toàn cầu. Có quá nhiều đối tác giao dịch của chúng ta và các đối tác đầu tư tài chính mất niềm tin vào đồng đôla và phản ứng lại cách mà nước Mỹ sử dụng vị thế của đồng đôla để tạo ra thâm hụt và in tiền bù đắp vào.

Ví dụ, có nhiều lời phản đối ở Pháp vào năm 2014 khi nước Mỹ tịch thu gần 9 tỷ USD từ ngân hàng BNP Paribas, một trong những ngân hàng lớn nhất của Pháp, vì vi phạm các giao dịch kinh tế Mỹ. Những hành động này bao gồm sai phạm diễn tại Pháp, Thụy Sĩ và Iran-hoàn toàn nằm ngoài quyền tài phán của Mỹ- và được thực hiện bởi các ngân hàng Pháp và Iran. Nhưng vì các giao dịch này định danh bằng đồng USD, và đồng USD phải chảy vào hệ thống thanh toán được kiểm soát bởi Cục Dự Trữ Liên Bang và Bộ Tài Chính Mỹ, nên chúng trở thành đối tượng của quyền tài phán Mỹ mặ dù những giao dịch này bản thân nó không hề liên quan đến các ngân hàng Mỹ.

Không còn nghi ngờ gì về việc các đối tác giao dịch, bao gồm các liên minh của Mỹ, đã chán ngấy hệ thống đồng đôla toàn cầu một phần vì kiểu khởi tố như vậy. Kết quả là, các ngân hàng nước ngoài đang rời xa hệ thống đồng đôla nhanh nhất họ có thể.

Sự thống trị của đồng đôla.

Tài chính thương mại giữa hai quốc gia chỉ là vấn đề ghi nhận. Ví dụ, nếu tôi chuyển hàng cho bạn và bạn đưa cho tôi một loại tiền, và khi bạn chuyển hàng cho tôi và tôi đưa bạn một loại tiền khác, hai loại tiền tệ này cuối cùng trở nên cân bằng và thanh toán ròng là theo bất cứ loại tiền tệ nào mà hai bên lựa chọn. Nếu có thặng dư thương mại, sẽ được thiết lập thanh toán định kỳ. Bạn có thể tính theo đồng đôla, thẻ bóng chày, hoặc nắp chai. Bất cứ đơn vị tài khoản nào mà các bên đồng ý với nhau đủ để đạt được mục đích chung. Điều này tạo ra một định nghĩa mở rộng của tiền đáp ứng chức năng này gọi là đồng tiền thương mại. Đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu này.

Có sự khác nhau giữa đồng tiền thương mại và đồng tiền dự trữ. Đồng tiền dự trữ không chỉ sử dụng để thanh toán thặng dư thương mại, mà còn để đầu tư số tiền thặng dư. Để được xem là một đồng tiền dự trữ, phải yêu cầu có sự thanh khoản cao và các tài sản có thể đầu tư. Điều này giải thích tại sao đồng Nhân Dân Tệ vẫn chưa phải là đồng tiền dự trữ thực sự- vì họ chưa có các tài sản có thể đầu tư. Khi bạn nhìn sang quy mô dự trữ của Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và một số quốc gia khác, bạn nhận thấy số tiền dự trữ lên tới hàng nghìn tỷ đôla. Trong ngắn hạn, không có thị trường đủ sức hấp thụ số tiền này ngoại trừ thị trường trái phiếu Mỹ.

Như đã nói, không còn nghi ngờ gì về việc Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác muốn thoát khỏi sự thống trị của đồng đôla. Họ muốn có một hệ thống không còn dựa vào đồng đôla, nhưng gặp phải nhiều rào cản.

Trung Quốc e ngại vì họ có 2,000 tỷ nợ định danh bằng đồng đôla trong quỹ dự trữ ngoại hối 3,200 tỷ đôla (phần còn lại là dưới dạng vàng, đồng euro, và các tài sản khác), và lo lắng khả năng nước Mỹ làm mất giá đồng tiền.

Nga muốn quay lưng với đồng đôla vì nước Mỹ đối nghịch với tham vọng của nước Nga tại Tây Âu và Trung Á vào năm 2015 và đã thiết lập các thói quen giao dịch bằng đồng đôla hoặc bằng đồng Euro.

Ả Rập Xê Út muốn quay lưng với đồng đôla vì họ cảm thấy bị nước Mỹ phản bội. Vào tháng 12 năm 2013, Tổng Thống Obama đã chấp nhận cho Iran trở thành quốc gia bá chủ khu vực tại vùng Vịnh, khi đồng ý để Iran được giữ các lò phản ứng hạt nhân và các chương trình làm giàu uranium. Điều này cho phép Iran trở thành siêu cường của khu vực. Ả Rập Xê Út xem đây như là vết đâm từ sau lưng vì nó đi ngược với những thỏa thuận bí mật với Mỹ từ hàng thập niên qua.

Vào những năm 1970, trong thời kỳ của Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Ford, nước Mỹ và Ả Rập Xê Út đã đồng ý về hệ thống petrodollar (hệ thống tiền tệ đôla dầu mỏ). Nước Mỹ đảm bảo cho an ninh quốc gia của Ả Rập Xê Út, và Ả Rập Xê Út sẽ đồng ý tất cả các giao dịch dầu mỏ được định giá bằng đồng đôla. Một khi dầu mỏ định giá theo đồng đôla, toàn  bộ thế giới phải cần dự trữ đôla vì bất cứ ai cũng phải cần có dầu. Thỏa thuận đôla dầu mỏ tạo nên nền tảng sức mạnh giúp đồng đôla trở thành đơn vị dự trữ tiền tệ toàn cầu.

Ngày nay, Trung Quốc, Nga, và Ả Rập Xê Út và nhiều quốc gia lớn mạnh khác đã xuất khẩu dầu mỏ, khí gas tự nhiên, hàng hóa đã chia sẽ sự quan tâm đến việc kết thúc sự thống trị của đồng đôla trong hệ thống tiền tệ quốc tế.

Vào năm 2009, tôi là một trong những nhà thiết kế trò chơi và cố vấn của trò chơi chiến tranh tài chính được phát triển lần đầu tiên bởi Lầu Năm Góc, một sự kiện tôi đã viết trong cuốn sách đầu tay, Chiến Tranh Tiền Tệ (phát hành vào năm 2011). Khi trò chơi diễn ra, tôi đóng vai của nhóm Trung Quốc và các đồng nghiệp của tôi đóng vai nhóm Nga. Cả hai nhóm đã đi đến một kế hoạch mà Nga và Trung Quốc cùng nhau kết hợp dự trữ vàng của họ, cất trữ chúng tại hầm vàng Thụy Sĩ và phát hành một loại tiền tệ mới được đảm bảo bằng vàng. Trung Quốc và Nga sau đó thông báo rằng, nếu bạn muốn năng lượng của Nga hoặc hàng hóa của Trung Quốc, họ sẽ không chấp nhận đồng đôla. Họ chỉ chấp nhận đồng tiền mới của họ. Nếu bạn muốn đồng tiền mới này, bạn có thể kiếm nó, vay nó, hoặc bạn gửi tiết kiệm vàng của mình bên cạnh vàng của Trung Quốc và Nga để có được đồng tiền mới từ ngân hàng Luân Đôn. Ngân hàng này sẽ phát hành đồng tiền mới đảm bảo bằng vàng.

Thật bất ngờ, bạn đã có một hệ thống bản vị vàng mới, một tiền tệ mới được tài trợ bởi Nga và Trung Quốc và các quốc gia khác tham gia vào liên minh, và một nhu cầu cấp thiết để sử dụng nó, vì bạn phải sử dụng nó để nhập khẩu hàng hóa của Nga và Trung Quốc.

Chúng ta đã biết tình huống vàng Nga-Trung Quốc không thể diễn ra ngay lập tức. Toàn bộ trò chơi chỉ là để tạo ra những suy nghĩ ngoại suy và giúp cho Lầu Năm Góc có cái nhìn về tương lai.

Tại thời điểm đó, chúng tôi bị xem là ngớ ngẩn bởi một số thành viên, cũng là các nhà kinh tế có danh tiếng. Những chuyên gia danh tiếng này cho rằng chúng tôi đang đang trở nên lố bịch và cho rằng vàng không thể là một phần của hệ thống tiền tệ quốc tế. Chúng tôi đang làm lãng phí thời gian của mọi người.

Thôi được rồi. Chúng tôi sẽ ngậm bò hòn làm ngọt và xem trò chơi diễn ra như thế nào. Nhưng kể từ khi chúng tôi phác thảo tình huống này vào năm 2009, Nga đã tăng dự trữ vàng của họ lên 100% và Trung Quốc đã tăng dự trữ vàng lên vài trăm phần trăm. Nói cách khác, Trung Quốc và Nga đang hành động chính xác như cách mà chúng tôi dự đoán về nước đi của họ. Trung Quốc và Nga có thể đang nhìn thấy sự đứt gãy của hệ thống tiền tệ quốc tế đang diễn ra. Họ đang chuẩn bị đối phó bằng cách mua vàng. Nhà đầu tư cũng nên làm điều tương tự.

Điều này không có nghĩa là sự sụp đổ sẽ diễn ra vào ngày mai khi chúng ta thức dậy và đồng Rúp của Nga là tiền tệ dự trữ toàn cầu được đảm bảo bằng vàng. Tôi không kỳ vọng điều này. Có nhiều vấn đề cản trở như tình trạng tham nhũng ở Nga, luật pháp của người Nga, sự non trẻ của thị trường trái phiếu Nga. Mặc dù vậy, Nga và Trung Quốc đang nỗ lực để rời bỏ đồng đôla và hướng tới vàng.

Chúng tôi đã nhìn thấy bằng chứng của chuyển động này vào tháng 7 năm 2014 với thông báo về những thỏa thuận xây dựng và giao dịch dầu mỏ và khí tự nhiên trị giá hàng tỷ đôla giữa Nga và Trung Quốc. Nga sau đó cũng có thông báo tương tự, mặc dù là với quy mô khá nhỏ với Iran. Cả Iran và Nga đều đang bị cấm vận kinh tế bởi Mỹ. Iran đã thực sự bị loại bỏ khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng đôla. Nhưng điều này chưa xảy ra với Nga, nhưng nước Mỹ đã đe dọa nó vào lúc này. Iran và Nga cũng bắt tay nhau để thoát khỏi cái bẫy đôla với những thỏa thuận mới liên quan đến vũ khí, lò phản ứng hạt nhân, vàng và thực phẩm.

Thật hấp dẫn khi Nga đồng ý mua dầu của người Iran. Điều này đã xưa cũ, vì Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất trên thế giới. Tại sao Nga nhập khẩu dầu từ Iran khi họ đã là một nhà xuất khẩu dầu lớn? Câu trả lời là cho đến gần đây, người Iran không dễ dàng bán dầu của họ trên thị trường thế giới vì cấm vận của Mỹ. Nếu Iran bán dầu cho Nga, nó có thể tái xuất khẩu bởi người Nga cho Trung Quốc và các nước khác. Nga, đã bị cấm vận bởi Mỹ, có thể hành động như một người trung gian để bán dầu của Iran cho Trung Quốc.

Gần đây, Trung Quốc đã có hoán đổi tiền tệ với Thụy Sĩ cho phép Trung Quốc có thể tiếp cận với đồng Franc Thụy Sĩ. Bây giờ chúng ta có thể bắt đầu liên kết các dấu chấm. Trung Quốc kết nối với đồng Franc Thụy Sĩ, một đồng tiền có uy tín cao. Iran bán dầu cho Nga, và Nga bán lại cho Trung Quốc. Trung Quốc có thể trả cho Nga bằng đồng Franc Thụy Sĩ mà Nga có thể dùng để giao dịch trong hệ thống ngân hàng BRICS. Điều gì bị bỏ qua trong chuỗi liên kết này? Đó là đồng đôla không hề liên quan đến- nó bị bỏ qua.

Tất cả các quốc gia trên thế giới đang hành động theo tình huống này để kết thúc sự thống trị của đồng đôla mặc dù nước Mỹ có vẻ như đang ngủ quên trong quá trình chuyển đổi. Các nhà đầu tư sẽ thức tỉnh vào một ngày nào đó và nhận thấy đồng đôla đang rơi tự do và không biết lý do tại sao. Tuy nhiên, bạn có thể nhận thấy sự chuyển đổi này đang diễn ra. Nếu đồng đôla sụp đổ vì thiếu niềm tin, toàn bộ hệ thống tiền tệ quốc tế cũng sụp đổ theo. Đó là điều tôi đang kỳ vọng.

Vai trò của các thị trường mới nổi

Chính sách tiền tệ hiện tại của Mỹ đang tạo ra những tác động gây hại đến các thị trường mới nổi, và những thị trường này ít có tiềm lực để chống lại các tác động xấu ngoại trừ việc chấp chận để lãi suất tăng hoặc giảm hoặc thiết lập kiểm soát vốn. Đây là cách mà các thị trường mới nổi phản ứng trong một “thế giới không có mốc neo”.

FED đã cố gắng để xóa sạch bàn tay của thị trường mới nổi. Các quan chức của cục dự trữ liên bang bao gồm Ben Bernanke và Janet Yellen nói rằng công việc của họ là tập trung vào thành quả hoạt động của nền kinh tế Mỹ. Họ nói công việc của FED không phải là quan tâm đến các thị trường mới nổi. Từ quan điểm của FED, các thị trường mới nổi đang bị tổn thương trong cuộc chiến tiền tê. Fed giống như một gã say rượu lái xe tông vào người đi bộ, và sau đó chửi bới những gã đi bộ lấn vào đường xe chạy.

Ví dụ, FED nói một cách ẩn ý về Nam Phi: “Nếu ban cho rằng đồng tiền của mình là quá yếu, tại sao không tăng lãi suất lên”. Vâng, làm như thế nào mà Nam Phí có thể tăng lãi suất mà không làm tăng nhanh vấn đề thất nghiệp đang trầm trọng của họ? Những câu hỏi hóc búa này cũng xảy ra khắp thế giới. FED đang xảo trá lờ đi tác động của chính sách tiền tệ Mỹ đến phần còn lại của thế giới.

Đồng đôla vẫn là đơn vị tiền tệ dự trữ thế giới, ít nhất là vào lúc này. Các thị trường mới nổi, nhóm BRICS, phải có đôla trong quỹ dự trữ của mình. Thị trường vốn đôla vẫn còn lớn so với các thị trường mới nổi. Kết quả là, các thị trường mới nổi chắc chắn bị tổn thương mạnh với dòng tiền nóng chảy ra và chảy vào nền kinh tế của họ.

Khi dòng vốn đôla chảy vào và ra các thị trường mới nổi, dựa trên sự thao túng thị trường của FED, nó có thể áp đảo thị trường mới nổi. Dòng chảy tiền đi vào các thị trường mới nổi khi FED hỗ trợ cho một mô hình “ưa thích rủi ro”. Dòng vốn có thể chảy ra nhanh chóng khi FED nói về lãi suất và thế giới đang ở trong mô hình “e ngại rủi ro”. Đứng trên góc nhìn của các thị trường mới nổi, điều này đang kích thích họ thiết lập những biện pháp kiểm soát vốn. Nhiều ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi, chẳng hạn như Jordan, Malaysia, Philipin và Việt Nam, đang tăng mạnh dự trữ vàng trong những năm gần đây như một công cụ phòng ngừa chống lại sự bất ổn của đồng đôla.

Một trong những rủi ro mà FED đang đối mặt là có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng ở các thị trường mới nổi. Các thị trường mới nổi không biết làm như thế nào để tránh né, vì họ đang phụ thuộc vào đồng đôla. FED thao túng đồng đôla thông qua chính sách lãi suất, tức gián tiếp thao túng mọi thị trường trên thế giới.

Chính vì các thị trường mới nổi quá dễ tổn thương, tôi không hề ngạc nhiên tại sao một số quốc gia đang thiết lập biện pháp kiểm soát vốn. Trong 20 năm qua, chúng ta đã nói nhiều về toàn cầu hóa, và sự hội nhập của thị trường vốn giữa các quốc gia. Ngày nay, những thị trường này đang thực sự kết nối với nhau. Toàn cầu hóa đang đi lên có nghĩa toàn cầu hóa cũng đang đi xuống. Một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán hoặc khủng hoảng quỹ dự trữ ngoại hối trong bất cứ các nền kinh tế mới nổi hàng đầu nào sẽ nhanh chóng rơi vào vòng xoáy mất kiểm soát.

Đây là điều đã xảy ra vào năm 1997 và 1998 và gần như các thị trường vốn trên thế giới bị sụp đổ. Sự sụp đổ đầu tiên diễn ra tại Thái Lan, lan rộng ra Indonesia và Hàn Quốc, và cuối cùng là tại Nga. Cuộc đỗ vỡ tại Nga dẫn đến sự sụp đỗ của quỹ LTCM (Long Term Capital Management). Tôi đã ở LTCM vào lúc đó, vì thế tôi ở ngay hàng ghế trước của cuộc khủng hoảng này. Gần như tạo ra cuộc sụp đổ ở mọi thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu trên thế giới cho đến khi FED và IMF buộc phải can thiệp. Kịch bản này có thể dễ dàng tái diễn một lần nữa.

Hỗn loạn và sụp đổ

Các nhà đầu tư và mọi người dân đều biết có sự bất ổn định trong hệ thống tiền tệ toàn cầu. Tôi đã nghe về những cảm xúc than phiền của người dân tại các quốc gia trên thế giới. Chưa hết, cả những cơ quan đầy quyền lực như FED, Bộ Tài Chính Mỹ và IMF cũng dần hiểu ra vấn đề của hệ thống tiền tê. Hệ thống tiền tệ toàn cầu đang dần tiến tới vách núi, nhưng rất khó để tìm ra một giải pháp tốt cho vấn đề này trong sự lẫn quẫn của chính sách, hoặc chưa ai dám đưa ra bất cứ giải pháp nào.

Chúng ta đang đến gần hơn với một cuộc sụp đổ trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Điều này không nhất thiết sẽ diễn ra vào ngày mai, nhưng nó có nghĩa rằng cuộc sụp đổ sẽ xảy ra sớm hơn mọi người nghĩ. Đây không phải là dự báo cho 10 năm. Liệu nó có phải là 5 năm? Có thể. Hoặc nó có thể là 1 năm? Cũng có thể.

Chúng ta có thể không bao giờ biết chính xác thời điểm diễn ra sụp đổ, nhưng nó đã ở đâu đó trong khung thời giant rung hạn và đủ sớm để bắt đầu hành động từ ngày hôm nay. Cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới không có nghĩa sẽ tự động chuyển sang hệ thống bản vị vàng. Nghĩa là, đây chỉ là một trong các kịch bản có thể xảy ra nhằm khôi phục lại niềm tin.

Nếu bạn không chuyển đổi sang bản vị vàng, bạn phải xác định giá vàng bằng bao nhiêu đôla. Một trong những sai lầm ngớ ngẩn nhất của kinh tế học thế kỷ 20-và có thể là mọi thời đại- là khi các quốc gia quay trở lại hệ thống bản vị vàng vào những năm 1920 với mức giá sai lầm. Các quốc gia đã in quá nhiều tiền nhằm tài trợ cho Thế Chiến Thứ 1 nên khi quay trở lại bản vị vàng với mức giá trước thế chiến tạo ra một thảm họa giảm phát. Điều cần thiết ở Anh Quốc là giảm mạnh cung tiền để tái thiết lập tỷ lệ cung tiền-vàng như cũ. Anh Quốc đáng ra phải nhận thấy thực tế là họ đã in quá nhiều tiền, và họ phải tung ra bản vị vàng với mức giá cao hơn.

Nếu bạn có ý định quay trở lại hệ thống bản vị vàng vào ngày nay, điều quan trọng là cần phải tránh sai lầm ngớ ngẩn của những năm 1920. Bài toán rất đơn giản. Để có được hệ thống bản vị vàng ở thế giới chúng ta ngày nay mà không tạo ra giảm phát, bạn phải định lại giá vàng nằm ở đâu đó trong khoảng từ 10,000 USD đến 50,000 USD cho mỗi ounce vàng, phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn loại cung tiền nào để tính toán, tỷ lệ phần tram đảm bảo bằng vàng và số lượng các quốc gia nằm trong hệ thống tiền tệ mới. Tôi không dự định đưa ra dự báo hoặc kỳ vọng 50,000 USD cho giá vàng, nhưng tôi kỳ vọng ít nhất phải có 10,000 USD mỗi ounce vàng để quay lại hệ thống tiền tệ bản vị vàng.

Nếu các chính phủ trên thế giới thực hiện từng bước để tránh sự sụp đổ tiền tệ, tôi có thể thay đổi dự báo của mình và cho rằng có thể tránh khỏi thảm họa vì chúng ta đang tiến hành một chính sách thông minh. Nhưng thực tế mà tôi quan sát hoàn toàn trái ngược. Tôi không nhìn thấy những chính sách thông minh, mà tôi thấy cuộc sụp đổ đang tiến gần và giá vàng phải có mức giá cao hơn để khôi phục lại niềm tin của hệ thống toàn cầu. Đây không phải là những con số mà tôi đưa ra nhằm mục đích giật tít câu khách. Nó đơn giản là một phân tích rõ ràng dựa trên các dữ liệu sẵn có.

Như đã nói, vàng thực sự rất biến động. Không vui chút nào nếu bạn là nhà đầu tư vàng và nhận thấy giá đồng đôla đang tăng giá, không một ai thích điều này. Ở góc độ cá nhân, tôi không quá lạc quan khi đồng đôla tăng giá, và tôi cũng không quá bi quan khi đồng đôla giảm giá. Đối với tôi, đó chỉ là thông tin thị trường mang đến cho tôi tầm nhìn về sự năng động của hệ thống tiền tệ. Khi tôi nhận thấy đồng đôla đang rớt giá, tôi chắc chắn không bán vàng. Thậm chí đây là cơ hội để mua vàng nhiều hơn nữa vì tôi thích mức giá này và cho rằng đó có thể là một điểm vào tốt.

Kết quả chắc chắn về sự sụt giảm của đồng đôla là sự hỗn loạn hoặc sụp đổ nảy sinh từ tính phức tạp của hệ thống tài chính toàn cầu. Không có bất cứ ai muốn điều này. Tôi không nghĩ có bất cứ đội nhóm nào có thể sinh ra sự hỗn loạn hoặc sụp đổ.

Nó sẽ xảy ra vì chứa ẩn nhiều sự mất ổn định trong hệ thống, đó là không có khả năng phân tích chính xác rủi ro, thiếu suy nghĩ cẩn trọng, từ chối, trì hoãn và áp dụng những khoa học sai lầm của các nhà kinh tế. Thiếu hụt những suy nghĩ mang tính phân tích xuất phát từ đặc tính nhận thức hạn chế thuộc về bản năng con người. Sự sụp đổ là điều mà không bất cứ ai mong muốn nhìn thấy, nhưng chúng ta có thể đang gặp phải, vì các nhà hoạch định chính sách, chẳng hạn như người đứng đầu ngân hàng trung ương, bộ trưởng tài chính, các quan chức IMF, nhà lãnh đạo đất nước, các nhà lãnh đạo G20, không hiểu đúng rủi ro thị trường và không tiến hành bất cứ bước đi thích hợp nào để thay đổi hệ thống. Vì thế, tôi nhìn thấy sự hỗn loạn là kết quả đang chắc chắn xảy ra.

Nếu bạn là một nhà đầu tư, hoặc một nhà quản lý danh mục, hoặc bạn vừa đang cố gắng làm cả hai, tôi không nghĩ điều bạn quan tâm là dự báo chính xác thời điểm và chất xúc tác của cuộc khủng hoảng. Thay vào đó, điều tôi đang nỗ lực là nhận diện ra cái tôi gọi là những chỉ báo hoặc cảnh báo (chúng ta sẽ làm điều này trong một phân tích thông minh).

Giống như bài tập giải quyết tình huống, giả định có 4 con đường từ vị trí mà chúng ta đang đứng hiện tại. Tôi thiết lập một hành trình. Tôi không biết con đường nào mà chúng ta sẽ đi mặc dù tôi có thể đưa ra dự đoán dựa trên bộ dữ liệu đang có trong tay. Tuy nhiên, luôn có những biển chỉ dẫn trên mọi con đường. Khi tôi đọc các biển chỉ dẫn này, nó có thể giúp tôi hiểu con đường nào mà chúng ta đang đi. Ví dụ: tôi sống ở khu vực New York. Trên con đường đến Boston, có một nhà hàng bên lề đường là McDonald, và trên con đường đến Philadelphia, sẽ có một nhà nằm bền lề đường là Burger King. Tôi dự định sẽ không đến Boston, nên sẽ loại bỏ khả năng có nhà hàng McDonald. Nếu có được biển chỉ dẫn tốt, bạn sẽ nhanh chóng nhận diện ra nơi nào mà chúng ta sắp đi đến. Kỹ thuật tương tự có thể áp dụng cho chinh sách lãi suất và những khía cạnh kinh tế khác. Liệu đó có phải là SDR (Quyền rút vốn đặc biệt, một dạng tiền tệ dự trự của IMF) hoặc vàng hoặc nhiều đồng tiền dự trữ hoặc một vài loại sụp đổ, thì những công cụ phân tích sẵn có sẽ giúp chúng ta phân tích dự đoán và giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, có một khả năng sụp đổi, bạn sẽ nhìn thấy phản ứng chính sách bao gồm những mệnh lệnh điều hành hà khắc và đóng băng tài khoản. Những biện pháp đóng băng sẽ không áp dụng cho các tài khoản ngân hàng, nhưng sẽ bao gồm các quỹ hỗ tương, các quỹ giao dịch tiền tệ, và các sản phẩm đầu tư phổ biến.

Sau một đợt sụp đổ, bạn có thể kết thúc bằng hệ thống bản vị vàng hoặc một hệ thống SDR bảo đảm bằng vàng được chỉnh sửa. Vàng hoặc SDR là hai khả năng có khả năng diễn ra nhiều nhất, và có lẽ một SDR được bảo đảm vàng sẽ là kịch bản tốt nhất cho mọi kịch bản. Có hai cách để đạt được: tốt và tồi tệ.

Cách tốt để có được hệ thống SDR bảo đảm bằng vàng là làm cho nó trở nên hợp lý và suy nghĩ sâu sắc về vấn đề này. Bạn thiết lập các nhóm làm việc, các ủy ban, các nhóm nghiên cứu kỹ thuật để đạt được sự đồng thuật, và bạn thảo luận giữa các quốc gia để có những thay đổi chính sách cần thiết. Đây là một phiên bản mà Châu Âu ngày nay đang hướng tới bất kể cuộc cải cách cấu trúc ở Hy Lạp và khu vực đồng Euro nói chung.

Cách tồi tệ là lờ nó đi, để cho mọi thứ sụp đổ và sau đó chúng ta hoặc là sư dụng đến tiền pháp định, hoặc là sử dụng mệnh lệnh hành chính. Đây là cách làm có nhiều sự lộn xộn, chi phí lớn. Nếu mọi người mất đi niềm tin vào hệ thống tiền giấy hiện tại, bạn có phải tìm cách khôi phục lại niềm tin. Hoặc là phải đi đến một hệ thống tiền tệ mới, tức là SDR, hoặc là một dạng xưa cũ nhất của tiền, đó là vàng.

Nhiều nhà đầu tư và người gửi tiết kiêm sẽ mất tiền khi các ngân hàng bị đóng cửa, là một lý do hợp lý để mua vàng từ bây giờ. Vàng là một dạng vật lý nằm ngoài hệ thống ngân hàng và hoàn toàn miễn nhiễm. Tôi sẽ không để tất cả tiền vào hệ thống ngân hàng hoặc trong các vị thế giao dịch chứng khoán và trái phiếu. Bạn sẽ cần một ít tiền trong ngân hàng như là vốn luân chuyển. Chưa hết, tôi sẽ phải có một ít vàng nằm ngoài hệ thống ngân hàng. Các tài khoản ngân hàng dự kiến sẽ “bị giải cứu nội bộ (bail-in)” và đóng băng trong suốt thời kỳ khủng hoảng.

Khả năng giải cứu nội bộ (bail-in)

“Giải cứu nội bộ” là một thuật ngữ mô tả tình huống mà người gửi tiền vào ngân hàng không thể nhận lại toàn bộ số tiền gửi ban đầu trong trường hợp ngân hàng bị phá sản. Có thể chỉ một phần tiền gửi ngân hàng được bảo hiểm và một khoản tiền nhỏ được trả lại. Chưa hết, các khoản tiền gửi lớn vượt quá mức hiểm sẽ được chuyển đổi thành vốn cổ phần của ngân hàng hoặc bị xóa sổ hoàn toàn. Đây là điều sẽ xảy ra giống như các trái chủ và chủ nợ của ngân hàng. Một ngân hàng mất thanh khoản khi nó không còn vốn, và các khoản nợ dưới dạng tiền gửi và chứng chỉ vượt quá tài sản của ngân hàng. Trong tình huống này, không có đủ tiền để hoàn trả và chủ nợ của ngân hàng và người gửi tiết kiệm phải mất trắng.

Những bên nào có chứng chỉ của ngân hàng hoặc tiền gửi tiết kiệm bị buộc phải chuyển thành vốn cổ phần với hy vọng một thời điểm nào đó trong tương lai, ngân hàng sẽ lấy lại được sức khỏe và vốn cổ phần trong tương lai sẽ có giá trị. Đây không phải là điều mà trái chủ, người gửi tiết kiệm và chủ nợ ngân hàng kỳ vọng, nhưng có còn hơn không. Đây là một cuộc giải cứu nội bộ; bạn là người gửi tiền, bạn là trái chủ, được giải cứu thành vị thế của cổ đông ngược lại với mong đợi của bạn.

Nhiều người hoàn toàn bất ngờ khi biết điều này, nhưng các cuộc giải cứu nội bộ đã được ban hành thành luật tại Mỹ từ năm 1934. Trước năm 1934, khong có bảo hiểm tiền gửi, và nếu một ngân hàng phá sản, bạn phải chấp nhận mất toàn bộ số tiền.

Tổ chức Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang (FDIC) bắt đầu ra đời vào năm 1934 và tồn tại đến ngày nay. Luôn có mức giới hạn về số tiền được bảo hiểm. Giới hạn này tăng dần qua các năm và hiện đang ở mức 250,000 USD. Đây là một con số đáng kể đủ để bù đắp cho những người gửi tiền nhỏ. Ngoài ra, những người gửi tiến kiệm lớn, tức là các cá nhân giàu có, những người nghĩ hưu với nhiều tài khoản tiết kiệm, tài khoản của doanh nghiệp, tài khoản kinh doanh, hoặc của các tổ chức, có thể gặp phải rủi ro. Nếu bạn bán một ngôi nhà với giá 1 triệu USD, bạn sẽ có chi phiếu tiền gửi 1 triệu USD trong tài khoản ngân hàng vào ngày bán. Mặc dù tiền gửi ngân hàng này có thể duy trì không lâu, nhưng bạn vẫn có rủi ro trong thời gian này. Đó là trường hợp mà số tiền gửi vượt quá số tiền được bảo hiểm mặc dù nhiều người không nhận ra hoặc nhiều người vẫn nghĩ ngân hàng là nơi cất giữ an toàn.

Làn sóng phá sản ngân hàng diễn ra vào năm 2008 và những năm sau đó cho thấy có thể xảy ra kịch bản tồi tệ hơn nếu như không có sự can thiệp của chính phủ. Vẫn sẽ có những cuộc giải cứu nội bộ khi diễn ra các cuộc khủng hoảng kế tiếp? Ở Mỹ, chúng ta đã ban hành nhiều quy định để nâng cao tính an toàn của FDIC, Cục dự trữ liên bang FED, Bộ Tài chính và Văn phòng kiểm soát tiền tệ (OCC). Tuy nhiên, người gửi tiền một lần nữa nên được cảnh báo về khả năng giải cứu nội bộ trong kịch bản sụp đổ ở tương lai. Hoặc là một cuộc sụp đổ ngân hàng có thể tạo ra sụp đổ cho thị trường hoặc ngược lại-nghĩa là thị trường sụp đổ sẽ khiến các ngân hàng sụp đổ theo nếu như giá trị tài sản bị giảm mạnh. Đây chính là cơ chế lây nhiễm. Không hề có sự ngăn cách.

Chúng ta đã không có nhiều sự mất ổn định trong hệ thống ngân hàng từ những năm 1930. Trong suốt những năm 1980, nước Mỹ có nhiều tổ chức tiết kiệm và cho vay bị đóng cửa, nhưng kịp thời, người gửi tiền kịp rút được tiền và chỉ mất một khoản nhỏ. Hầu hết những khoản thua lỗ này xảy ra với trái chủ và cổ đông. Cuộc khủng hoảng những năm 1980 vẫn không tồi tệ đến mức mà FDIC phải chi trả cho các khoản tiền kiệm của người gửi tiền. Trước khi có FDIC, người gửi tiền đương nhiên phải chịu mất toàn bộ số tiền. Có những đợt hoảng loạn ngân hàng diễn ra trong lịch sử nước Mỹ. Do đó, những cuộc giải cứu nội bộ và sự mất mát của người gửi tiền có thể không phải là vấn đề mới mẻ trong lịch sử ngân hàng Mỹ; đơn giản chỉ là nó không xảy ra gần đây.

Có một tin mới trong lịch sử ngân hàng Mỹ là người gửi tiền và sự thận trọng của các nhà làm luật, có thể vì các cuộc khủng hoảng tài chính ở Síp vào năm 2013 và Hy Lạp vào năm 2015. Sau cuộc khủng hoảng tại Síp, một số nhà ban hành luật pháp, bao gồm ở Châu ÂU và Mỹ, cho rằng các cuộc giải cứu nội bộ không phải là mặc định chuẩn để sử dụng cho các đợt hoảng loạn trong tương lai. Lưu ý rằng, mặc định chuẩn này được thông qua bởi G20 và IMF tại cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Brisbane, Úc vào năm 2014. Khi có làn sóng hoảng loạn ngân hàng tiếp theo xảy ra và cuộc giải cứu nội bộ thực hiện trên phạm vi rộng, người gửi tiền sẽ không thể nói rằng họ không nhận thấy điều gì đang đến. Một người gửi tiền thông minh sẽ rút toàn bộ số tiền của mình và mua vàng. Phần thưởng mang lại chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Tịch thu công quỹ và đánh thuế lợi nhuận trên trời

Khi xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn trong hệ thống tiền tệ, chính phủ Mỹ có các phương tiện để tịch thu vàng hoặc đánh thuế trên các khoản lợi nhuận từ vàng, hoặc thực hiện cả hai biện pháp. Nếu bạn không phải là công dân Mỹ, quyền tài phán của Mỹ sẽ ít ảnh hưởng, mặc dù chính phủ có thể tịch thu sung công bất cứ tài sản nào mà bạn lưu trữ trên đất nước Mỹ.

Ước tính khoảng 6,000 tấn vàng tại Cục Dự Trữ Liên Bang ở New York tại tầng hầm Manhattan trên phố Liberty. Chỉ một phần nhỏ trong số vàng này thuộc về chính phủ Mỹ, phần lớn là của các quốc gia nước ngoài và IMF, hoàn toàn có thể dễ dàng bị tịch thu bởi Bộ Tài Chính Mỹ để đối phó với tình huống kinh tế khẩn cấp. Ước tính có khoảng 3,000 tấn vàng gần Cảng hàng không JFK, và một số địa chỉ lưu trữ vàng lớn khác bao gồm hầm vàng HSBC tại phố 39 và Đại lộ Thứ Năm ở thành phố New York.

Có thể nước Mỹ tịch thu tất cả số vàng này, chuyển nó thành quyền sở hữu của chính phủ Mỹ, và đưa cho những người chủ cũ một biên nhận, và nói rằng họ có được sự đảm bảo bằng vàng dựa trên sự đồng thuận tương lai với các quy định mới theo hệ thống tiền tệ quốc tế được Mỹ khởi tạo.

Mặc dù hoàn toàn dễ dàng để tịch thu sung công vàng nước ngoài gửi tại Cục Dự Trữ Liên Bang (FDR) và các hầm vàng khác, nhưng khó khăn hơn để tịch thu vàng của các cá nhân. Vào năm 1933, khi FDR tịch thu số vàng của người dân Mỹ, phải có một niềm tin lớn vào chính phủ và người dân hiểu tin rằng vị tổng thống của họ biết phải làm điều gì là tốt nhất. Nhiều người Mỹ cảm thấy rằng nếu Tổng Thống bảo họ đưa vàng, họ sẽ đưa ngay. Ngày nay, suy nghĩ trên đã thay đổi. Người dân thiếu niềm tin vào chính phủ và các chính trị gia cũng không biết làm như thế nào là tốt nhất. Nhiều người dân chống đối nếu lấy đi số vàng vật chất của các cá nhân nên chính phủ có thể không cố gắng thực hiện điều này.

Tuy nhiên, điều mà chính phủ Mỹ muốn làm là đánh một khoản thuế lớn buộc các ngân hàng và nhà giao dịch (dealer) phải thực thi các yêu cầu báo cáo bắt buộc. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà giao dịch vàng nộp các hồ sơ giao dịch, báo cáo tiền mặt, và các văn bản dạng 1099, và tạo ra các nguồn thông tin khác bao gồm yêu cầu giấy phép liên bang. Sử dụng các nguồn thông tin này, chính phủ có thể đánh một mức thuế lợi nhuận 90% vào các hoạt động mua bán thực tế hoặc thậm chí là các khoản lợi nhuận trên giấy tờ (điều có thể buộc nhiều người phải bán vàng của họ để trả thuế).

Các nhà đầu tư vàng tinh khôn sẽ có thể nhận ra kịch bản này. Một khoản thuế lợi nhuận trên trời đối với vàng có thể không dễ dàng được thực hiện bởi các mệnh lệnh hành chính vì sự kiểm soát của quốc hội về vấn đề thuế. Các mức thuế như vậy đòi hỏi quá trình ban hành luật pháp và quá trình soạn thảo luật luôn chậm chạp. Người nắm giữ vàng có thể biết trước và có đủ thời gian để chuẩn bị. Điều này có thể dẫn đến dự án luật đánh thuế rốt cuộc không xảy ra, vì một số thành viên ở Thượng Viện có thể ngăn chặn dự án luật đánh thuế.

Một mối đe dọa nghiêm trọng hơn cả tịch thu vàng là đóng băng các tài khoản 401 (k) và các quỹ hỗ tương. Rất rủi ro cho chính phủ Mỹ để họ tịch thu tài khoản 401 (k) của người dân nhằm đổi lấy các khoản tiền đều đặn được bảo đảm bởi chính phủ. Việc tịch thu đơn giản là chuyển đổi toàn bộ hệ thống kế hoạch lương hưu với mức đóng được xác định thành một dạng mở rộng của an ninh xã hội. Nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn năm 2008, mọi kỹ thuật tịch thu sung công mà bạn nghĩ tới sẽ vẫn nằm trên bàn giấy.

Nhưng khi tình hình trở nên bi đát, các chính phủ trên thế giới sẽ làm “bất cứ điều gì mà họ có”. Nhiều nhà phân tích đội mũ thị trường tự do khi và cho rằng điều này giống như một hành động liều lĩnh. Nhưng trong suy nghĩ của các quan chức chính phủ, sự tồn tại của chính phủ mới là điều quan trọng và tài sản của người dân xếp ở hàng ghế sau.

Các nhà phân tích luôn nói về cái mà họ học được trong trường đại học hoặc các lớp phân tích kinh tế, chính trị luôn coi trọng giả thiết thị trường hiệu quả. Nhưng chính phủ thì không nghĩ vậy. Chính phủ sẽ không chịu sụp đổ mà không có bất cứ sự chiến đấu nào. Nếu nền kinh tế đang kiệt quệ, những người nổi loạn xuất hiện, mọi người se yêu cầu rút lại tiền của họ, và trật tự xã hội sẽ trở nên vô cùng tồi tệ. Một phản ứng tân phát xít có thể không phải là ngoại lệ.

Cuộc chiến tiền mặt

Ngoài cuộc chiến tiền tệ và cuộc chiến tài chính, có một cuộc chiến tiền mặt đang diễn ra tại Mỹ. Cuộc đột kích vào quyền tự do sử dụng tiền mặt là một lý do khác để xem xét nên phân bổ tài sản vào vàng vật chất trong bối cảnh bất ổn định của nền kinh tế.

Có nhiều lý do hợp lý để nắm giữ tiền mặt. Trong kinh doanh, bạn luôn muốn có tiền mặt cho các trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn sống bất cứ ở đâu trên Bờ Biển Phía Đông của nước Mỹ, bạn có thể dễ tổn thương bởi các cơn bão hoặc các thảm họa khác gây mất điện trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần (ví dụ cơn bão Sandy). Khi mất điện, các cây ATM và thẻ tín dụng hoàn toàn không làm việc được. Đó là lý do phải có tiền mặt để phòng ngừa những biến cố như vậy.   

Dẫu vậy, chúng đang sẵn lòng hướng tới các đơn vị tiền tệ điện tử, hoặc còn gọi là xã hội phi tiền mặt. Mọi người nói, “Cái gì thế này? Có vẻ như chúng ta sẵn có những công cụ để tiến đến tiền kỹ thuật số.” Tôi đồng ý. Tôi sử dụng thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit car), Paypal và Apple Pay giống như 10 triệu người Mỹ khác. Xu hướng kỹ thuật số là một hàm ý quan trọng.

Một hệ thống hoàn toàn kỹ thuật số sẽ thiết lập cho nền kinh tế mức lãi suất âm. Chính phủ có thể cố gắng để buộc mọi người phải chi tiêu tiền bằng cách tịch thu bất cứ cái gì còn ở lại trong tài khoản ngân hàng dưới dạng lãi suất “âm”. Thay vì ngân hàng trả lãi suất cho bạn, chúng ta phải trả phí để ngân hàng giữ tiền cho bạn. Tiền mặt có thể dễ dàng đánh bại lãi suất âm. Bất cứ ai cũng có thể chuyển sang giữ tiền mặt với cùng một số tiền như vậy vào cuối kỳ và để tránh bị đánh lãi suất âm. Loại bỏ tiền mặt và buộc mọi người vào hệ thống hoàn toàn kỹ thuật số là bước đầu tiên để hướng tới lãi suất âm. Các nhà kinh tế hàng đầu như Larry Summers và Kenneth Rogoff ủng hộ những bước đi như thế.

Cuộc chiến tiền mặt nhìn bề ngoài được tung ra là để ngăn chặn những nhà kinh doanh thuốc và những tên khủng bố. Các cơ quan chính phủ luôn nói rằng, “Chúng tôi thực sự không muốn chống lại người dân. Chúng tôi chỉ đang cố gắng đánh bại những kẻ buôn thuốc và khủng bố xấu xa, những kẻ trốn thuế. Đó là lý do tại sao chúng tôi không cho phép mọi người sở hữu tiền mặt.” Vấn đề là những người dân tôn trọng luật pháp lại được xem như những kẻ buôn thuốc, người trốn thuế hoặc những tên khủng bố ngay khi họ muốn giữ tiền mặt.

Cuộc chiến tiền mặt không đơn giản chỉ là sự kiện mở màn cho lãi suất âm. Loại bỏ tiền mặt cũng có nghĩa làm cho các cuộc giải cứu nội bộ, tịch thu sung công, đóng băng tài khoản trở nên dễ dàng hơn. Để khóa tiền của người gửi tiền, điều quan trọng là phải dồn mọi người vào trong một số tài khoản nhỏ của các siêu ngân hàng (như Citi, Well Fargo, Chase, Bank of America, và một số ngân hàng khác) nhằm thực hiện các mệnh lệnh từ phía chính phủ Mỹ. Sau đó là giai đoạn tái thiết.

Cuộc chiến tiền mặt làm chúng tôi hồi tưởng đến cái đã xảy ra với vàng vào đầu thế kỷ 19, giữa những năm 1900 đến 1914. Tại Mỹ, vào năm 1901, khi bạn thực hiện một cuộc mua bán, bạn phải thò vào túi và móc ra đồng tiền vàng 20 USD hoặc đôla bạc. Tôi nhớ khi tôi còn là một đứa trẻ, tiền vẫn còn là đồng bạc cứng. Thế mà đến những năm 1960, chính phủ làm mất giá đồng tiền bạc bằng cách pha thêm đồng, kẽm và những hợp kim khác.

Chính phủ đã làm như thế nào để người dân từ bỏ đồng tiền vàng của họ? Các ngân hàng từ từ đưa các đồng tiền vàng ra khỏi lưu thông (giống như cách loại bỏ tiền mặt hiện nay), nấu chảy chúng và đúc thành những thỏi vàng 400 ounce. Không có ai muốn bước ra ngoài đường với thỏi vàng 400 ounce ở trong túi cả. Sau đó, họ nói với người dân, “Được rồi. Bạn có thể sở hữu vàng, nhưng không phải là dưới dạng đồng tiền vàng nữa. Bạn có thể sở hữu dưới dạng những thỏi vàng nặng như vậy. Theo cách nà, những thỏi vàng sẽ trở nên rất đắt giá.” Điều này có nghĩa là bạn phải cần nhiều tiền để sở hữu một thỏi vàng và bạn không dự định mang nó đi đâu cả. Bạn phải cất nó trong hầm vàng của ngân hàng.

Đây là một quá trình diễn ra từ từ, và mọi người gần như không nhận ra sự thay thế cảu tiền giấy cho những đồng tiền vàng vì tiền giấy có vẻ như trở nên thuận tiện hơn (giống như ngày nay cho rằng tiền kỹ thuật số có vẻ như thuận tiện hơn). Các ngân hàng tạo ra những thỏi vàng 400 ounce và xóa bỏ những đồng tiền vàng. Trước thời điểm vàng tở thành bất hợp pháp vào năm 1933, không có nhiều vàng tồn tại trong lưu thông. Điều này rất thuận lợi để tịch thu sung công những thỏi vàng nằm trong hầm vàng của ngân hàng theo mệnh lệnh chính phủ.

Một quá trình tương tự đang diễn ra vào ngày nay. Mọi người chấp nhận tiền kỹ thuật số thay thế cho tiền giấy vì chúng có vẻ thuận tiện hơn. Nhưng sau đó, khi tiền giấy bị loại bỏ hoàn toàn khỏi lưu thông, chính phủ sẽ bắt đầu tịch thu sung công các tài sản kỹ thuật số. Sẽ không có tiền mặt để trốn thoát. Mọi người sẽ không nhận ra cho đến lúc mọi chuyện đã quá trễ.

Toàn bộ quá trình chuyển đổi từ đồng tiền vàng sang tiền giấy đảm bảo bằng vàng, đến tiền pháp định, và đến tiền kỹ thuật số chỉ diễn ra trong khoảng 100 năm. Mỗi bước đi trong quá trình này trở nên thuận lợi hơn cho chính phủ để thực hiện tịch thu sung công tài sản của bạn.

Bây giờ chúng ta vẫn đang ở trong một vòng tròn. Tôi đã mô tả cuộc chiến về vàng trong nửa đầu thế kỷ 20. Bây giờ, ở thế kỷ 21, chúng ta đang nhìn thấy một cuộc chiến tiền mặt. Thật mỉa mai, giải pháp cho cuộc chiến tiền mặt là quay trở lại với vàng, vì vàng bây giờ lại trở nên hợp pháp. Từ năm 1933 đến 1975, những người sở hữu vàng là bất hợp pháp ở Mỹ (và hiện nay vẫn còn là bất hợp pháp với nhiều quốc giá khác). Nhưng hiện nay vàng đã trở thành quyền sở hữu tiền tệ pháp lý. Bạn có thể mua các thỏi vàng 400 ounce nếu muốn. Bạn có thể mua những thỏi vảng nặng 1 kg, vốn có nhiều điểm thuận tiện hơn cả những thỏi vàng 400 ounce, và bạn cũng có thể mua bán những đồng tiền vàng. Công ty đức tiền U.S Mint đang bán những đồng tiền American Gold Eagle và đồng tiền vàng 1 ounce American Bufalo. Cả hai đều chứa 1 ounce vàng nguyên chất, nhưng Eagle cũng bổ sung thêm một số hợp kim khác để tăng độ bền.

Cũng hợp lý khi dự trữ tiền mặt bên cạnh vàng. Mặc dù điều này đang trở nên khó khăn hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách rút tài khoản ngân hàng và yêu cầu 5,000 USD tiền mặt. Điều này không hề phi pháp, nhưng bạn sẽ cần phải xuất trình thẻ căn cước, ký một số giấy tờ, trả lời một số câu hỏi, và báo cáo với chính phủ- có thể là cho SAR (Suspicious Activity Report), tức Báo Cáo Hoạt Động Có Nghi Vấn. Với số tiền 10,000 USD trở lên bạn phải yêu cầu nộp báo cáo CTR (Currency Transaction Report), tức báo cáo Giao Dịch Tiền Tệ. Có một số mạng lưới báo cáo tự động đằng sau SAR và CTR, khi các hồ sơ được đổ về Mạng lưới Cưỡng Chế Tội Phạm Tài Chính Mỹ (FinCEN-Financial Crimes Enforcement Network), có trụ sở đặt tại Virginia gần với các cơ quan tình báo Mỹ. Nếu bạn muốn yêu cầu tiền mặt, mặc dù bạn không phải là người kinh doanh thuốc nhưng ngân hàng của bạn sẽ xem bạn giống như thế.

Có thể là quá muộn để sở hữu nhiều tiền mặt. Cuộc chiến tiền mặt gần như đã qua và chính phủ giành lấy phần thắng. Nhưng, vẫn không phải là quá muộn để sở hữu vàng, là công cụ đáng giá để lưu trữ của cải và không bị tác động bởi quá trình số hóa giống như các loại tiền tệ khác.

Một lý do khác để tín nhiệm sự bền vững lâu dài của vàng, mặc dù giá đã sụt giảm đáng kể từ năm 2011 đến năm 2016, là mẫu hình giao dịch hàng hóa cổ điển gọi là mức thoái lùi.

Vào mùa đông năm 2015, tôi đã dành một vài ngày trao đổi Jim Rogers ở nước Cộng Hòa Dominican, một nhà đầu tư lừng danh, một nhà giao dịch hàng hóa, và là đồng sáng lập của quỹ Quantum với ông trùm George Soros.

Một vài nhà đầu tư cũng đã trải qua nhiều chu kỳ tăng giá và giảm giá trên nhiều thị trường giống như Jim Rogers. Khi chúng tôi gặp nhau, vàng vẫn đang giao dịch ở mức 1,200 USD mỗi ounce, sau đó giảm xuống còn 1,050 USD mỗi ounce. Jim Rogers nói với tôi rằng, ông ấy đang nhìn thấy cái gọi là “tỷ lệ thoái lùi 50%” và đây là tín hiệu để mua vào. Phương pháp giao dịch kỹ thuật không thể giải thích được góc nhìn cơ bản mà tôi chia sẽ, điều mà giá vàng có thể chạm đến các đỉnh cao hơn nhiều- có lẽ là 10,000 USD mỗi ounce hoặc thậm chí còn hơn thế. Ý tưởng tỷ lệ thoái lùi đã tạo ra cơ hội giao dịch ngắn hạn và là điểm tham gia cho các cơ hội đầu tư mới, chứ không phải là phân tích cơ bản về vàng.

Ví dụ, nếu vàng đã thiết lập đáy 200 USD mỗi ounce, như đã từng thấy vào cuối những năm 1990s, và khi nó tăng lên 1,900 USD mỗi ounce vào tháng 8 năm 2011, thì tỷ lệ thoái lùi 50% mà vàng có thể giảm đến là 1,050 USD mỗi ounce, tức là điểm chính giữa của vùng 200 USD và 1,900 USD. Jim Rogers nói với tôi anh ấy chưa bao giờ thấy một sự tăng giá trong thị trường hàng hóa từ đáy thấp đến một đỉnh cao trên trời mà lại có tỷ lệ thoái lùi 50%.  Câu chốt của Jim Rogers là anh ấy bắt đầu bổ sung vàng vào danh mục tại mức giá 1,050 USD mỗi ounce.

Đây là loại hành động giá hoặc độ biến động không bình thường, nhưng không làm thay đổi dự báo dài hạn vì các dữ liệu kinh tế và các thuật toán tiền tệ là giống nhau. Cái kết của trò chơi vàng trên thế giới khi niềm tin vào tiền giấy bị mất đi, ít nhất là 10,000 USD cho mỗi ounce vàng, có thể còn cao hơn nữa, vì mức giá cao hơn là cần thiết để khôi phục lại niềm tin trong một đợt hoảng loạn mà không gây ra giảm phát. Nếu bạn tin đợt hoảng loạn là không chắc chắn xảy ra trong tương lai hoặc tin rằng niềm tin vào tiền giấy vẫn còn duy trì bền vững, thì có lẽ vàng không phải là loại tiền ưa thích của bạn. Lịch sử cho thấy các đợt hoảng loạn và mất đi niềm tin chỉ là vấn đề thời gian. Trong những bối cảnh như thế, vàng là nơi cất giữ giá trị an toàn nhất.

Mặc dù các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến tỷ lệ thoái lùi, nhưng không hề ngạc nhiên, vàng vẫn có thành tích tăng giá dài hạn rất tuyệt vời tính theo đồng đôla, tức đã tăng 450% kể từ năm 1999 và tăng 3,000% kể từ năm 1971.

Mối hiểm nguy cho các nhà đầu tư nhỏ là họ có thể đang đến gần hơn với điểm mà vàng tăng giá nhanh, và làm bạn khó có thể sở hữu vàng vật chất. Tôi không hề nghi ngờ tại sao các ngân hàng trung ương, các quỹ tài sản nước ngoài (soverign wealth fund), các quỹ phòng hộ lớn đang tích trữ nhiều hơn vàng vật chất tại mức giá này. Vẫn còn thời gian khi các công ty đúc tiền đang sắp sửa dừng vận chuyển vàng, các nhà kinh doanh nhỏ lẻ đang dự định khóa đơn hàng (back-ordered), bạn không cần phải có vàng nếu như bạn sẵn sàng mua bất kể giá nào. Đó chính là một lý do mà bạn nên phân bổ tài sản vào vàng ngay từ bây giờ, để bạn không phải đổ xô đi mua vàng trong trời giá lạnh khi giá bắt đầu tăng mạnh đến mức không kiểm soát và hoàn toàn mất trật tự.

Kết luận

Là một nhà đầu tư thế kỷ 21, tôi không muốn của cải mà bạn tạo dựng tồn tại dưới dạng kỹ thuật số. Tôi muốn một phần tài sản của bạn tồn tại dưới dạng hữu hình, giống như vàng. Bạn không thể đâm vỡ vàng, bạn không thể xóa vàng bằng cách biện pháp kỹ thuật số và bạn không thể bị nhiễm với vi rút máy tính, vì vàng là vật chất.

Dựa trên sự hỗn loạn đang tích dần trên thống tiền tệ ngày nay qua nhiều cuộc chiến tranh tiền tệ, các cuộc tấn công siêu tài chính, và cuộc chiến tiền mặt, dự báo của tôi vàng vẫn còn tăng giá cao hơn nhiều tính theo đồng USD trong tương lai không xa. Các bối cảnh và điều kiện kinh tế đang hỗ trợ cho phân tích vẫn không đổi. Tính bền vững lâu dài của vàng khi xảy ra hoảng loạn đã được chứng minh và một lần nữa sẽ không thay đổi.

 

Đọc thêm

Nhân ngày vía thần tài nói về các kỹ xảo thao túng giá vàng được tiết lộ bởi James Rickard

Trả lời