“Nhiều nhà đầu tư mắc phải sai lầm đa dạng hóa danh mục quá mức. Thành tích giao dịch siêu hạng chỉ có thể đạt được bằng sự tập trung, hãy đặt tất cả các trứng của bạn vào một vài cái giỏ mà bạn hiểu rõ nó, và canh giữ chúng cẩn thận.”
- WILLIAM J. O’NEIL, CHỦ TỊCH VÀ NHÀ SÁNG LẬP IBD
Không có công thức ma thuật nào để xác định chính xác bạn phải sở hữu bao nhiêu cổ phiếu. Nhưng có một vài hướng dẫn cơ bản mà bạn cần phải ghi nhớ.
Đừng sở hữu quá nhiều cổ phiếu. Tốt hơn hết là chỉ nắm giữ số lượng cổ phiếu ở mức mà bạn có thể quan sát chúng một cách cẩn thận.
Tôi nhớ từng nói chuyện với một nhà đầu tư ở Money Show cách đây vài năm, người từng nói với tôi cô ấy sở hữu đến hơn 60 loại cổ phiếu! Ai mà có đủ thời gian để theo dõi cùng lúc hơn 5 tá cổ phiếu khác nhau cơ chứ? Chắc chắn đó không phải là tôi! Và chẳng ai ở IBD mà tôi biết, bao gồm cả William O’Neil có thể làm được điều đó.
Vì thế, trước khi bạn nhảy vào thị trường và bắt đầu mua của tá cổ phiếu, hãy tự hỏi bản thân một câu hỏi đơn giản: bạn thực sự có bao nhiêu thời gian dành cho hoạt động đầu tư mỗi tuần? .
Hãy bắt đầu với số ít cổ phiếu. Nếu bạn nhận ra mình có thể xử lý nhiều cổ phiếu hơn, thì cũng đừng mua nhiều hơn số lượng cổ phiếu mà bạn có thể quản lý tốt, khi bạn chỉ là người mới bắt đầu.
Đa dạng hóa vì những lý do hợp lý
Đa dạng hóa hóa không phải là một điều tồi tệ. Vấn đề là nhiều nhà đầu tư tiến hành đa dạng hóa vì những lý do hoàn toàn sai lầm. Chính điều đó khiến chúng ta mắc phải hàng loạt vấn đề nghiêm trọng. Sau đây là một vài ví dụ.
- Đa dạng hóa có thể làm loãng thành tích giao dịch của bạn. Mục tiêu của bạn là kiếm được nhiều tiền nhất ở những cổ phiếu tốt nhất. Nhưng nếu bạn có mức lãi 100% ở một cổ phiếu, và danh mục của bạn gồm 20 cổ phiếu (tương ứng tỷ trọng mỗi cổ phiếu là 5%), thì cổ phiếu này không đủ tạo nên một mức lợi nhuận hấp dẫn tính trên toàn danh mục. [Người dịch: lúc này, danh mục chỉ tăng 5% (100% x 5%= 5%). Nếu bạn lãi 100% ở một cổ phiếu, và danh mục của bạn chỉ có 5 cổ phiếu (tương ứng tỷ trọng mỗi cổ phiếu là 20%), thì lợi nhuận toàn danh mục lại tăng đến 20% (100% x 20%=20%).]
- Đa dạng hóa quá mức có thể khiến bạn mua phải một số cổ phiếu tồi, kém chất lượng. Liệu bạn có thể đạt được thành tích giao dịch siêu hạng bằng cách mua những cổ phiếu kém cỏi? Hãy lựa chọn cẩn thận, và chỉ đầu tư vào những cổ phiếu được xếp hạng cao nhất đã vượt qua bài đánh giá của Danh Sách Kiểm Tra Tín Hiệu Mua.
- Đa dạng hóa không giúp bảo vệ danh mục của bạn. Sau đây là lý do tại sao ý tưởng “an toàn bởi số lượng” không hoạt động đối với danh mục của bạn.
Đầu tiên, rất khó để nhận ra các tín hiệu cảnh báo sớm nếu như bạn phải đồng thời theo dõi đến 15 hoặc 20 cổ phiếu. Nhưng bạn có thể làm điều đó rất nhanh nếu chỉ cần theo dõi 3 hoặc 4 cổ phiếu.
Thứ hai, khi bạn sở hữu nhiều cổ phiếu, bạn phải bán nhiều cổ phiếu để bảo vệ toàn bộ danh mục. Nếu bạn sở hữu 20 cổ phiếu, liệu bạn có sẵn sàng bán 10 hoặc 15 cổ phiếu thật nhanh nhằm tránh những khoản thua lỗ lớn?
Nên nhớ: một thị trường giảm giá sẽ khiến 75% mã cổ phiếu giảm giá theo. Việc bạn sở hữu nhiều cổ phiếu không làm thay đổi sự thực này. Rốt cuộc, nó chỉ khiến bạn chậm chạm hơn trong việc bán cổ phiếu để làm giảm rủi ro.
Ngược lại, nếu bạn chỉ sở hữu 3 hoặc 4 cổ phiếu, bạn chỉ cần bán 1 hoặc 2 cổ phiếu thật nhanh sẽ làm tăng đáng kể tỷ trọng tiền mặt.
Một Hướng Dẫn Chung Về Số Lượng Cổ Phiếu Bạn Nên Sở Hữu
Dựa trên một vài khái niệm ở trên, sau đây là một số nguyên tắc chung cơ bản về số lượng cổ phiếu bạn nên sở hữu trong danh mục. Với tài khoản chưa tới 500 triệu, bạn chỉ nên sở hữu 2-3 cổ phiếu. Còn nếu tài khoản từ 500 triệu đến tầm 5 tỷ thì chỉ tầm 4-5 cổ phiếu. Đối với một nhà đầu tư trung bình, tài khoản tầm quanh 1 tỷ đồng, thì có lẽ 3-4 cổ phiếu là con số hợp lý nhất.
Xem chi tiết tại bộ sách Combo
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”