Việt Nam xứng đáng được Tổng Thống Trump nhắc tới trong tweet vào ngày thứ hai, khi đang cho thấy mình là một thị trường outperfomer (chiến thắng). Chỉ số VN-Index chỉ giảm 2% so với 5% của các thị trường mới nổi khác. Tổng thống Trump cho rằng: “Nhiều công ty bị đánh thuế quan sẽ rời Trung Quốc và các nước khác ở Châu Á. Đó là do tại sao Trung Quốc đang rất muốn có một thỏa thuận.”
Thực sự dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh nhờ chiến tranh thương mại. Sự di chuyển dòng vốn từ Trung Quốc sang Việt Nam không còn là một dự báo mà là thực tế. Sau 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu về vốn FDI đăng ký mở mới vào Việt Nam với 1.3 tỷ USD để thực hiện 187 dự án.Trong khi đó, các quốc gia, vùng lãnh thổ là đối tác đầu tư lớn khác trung bình rót khoảng hơn 600 triệu USD cho các dự án mới. Sự nổi lên của Trung Quốc trong việc đầu tư vào Việt Nam một điểm đáng chú ý trong số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) thời gian gần đây. rong 4 tháng đầu năm, lượng vốn Trung Quốc đã bằng 70% mức thu hút từ các doanh nghiệp nước này trong cả năm 2018. Cùng thời điểm này năm ngoái, Trung Quốc mới chỉ đứng thứ 6 trong số các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký khoảng 545 triệu USD. Kết thúc cả năm 2018, Trung Quốc vươn lên đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký gần 2.5 tỷ USD..
NHà phân tích Wolf của JP MOrgan cho rằng Brazil, quốc giá xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới cũng đang được hưởng lợi. Trong khi đó nhà phân tích Per Hammarlund, của SEB AB tại Stockholm cho rằng Ukraine, quốc gia xuất khẩu hàng đầu về các sản phẩm mông nghiệp như ngũ cốc, lúa mì sẽ được hưởng lợi khi người tiêu dùng Mỹ chuyển sang quốc giá khác (Trung Quốc đang đánh thuế vào hàng nông nghiệp Mỹ).
Nguồn: Lược dịch từ Bloomberg
P/S. Năm 2018, CNBC cho rằng Việt Nam và Malaysia sẽ là những người được hưởng lợi mạnh trong các sản phẩm công nghệ cấp thấp, chẳng hạn như các linh kiện trung gian trong điện thoại và laptop. Việc Mỹ đánh thuế vào xe hơi cũng giúp Việt Nam được hưởng lợi ở mức độ vừa phải.