Những cảm xúc vui mừng và phấn khích có thể được dùng để mô tả về nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam lúc này. Trong lúc TTCK Mỹ trải qua một đêm rớt hơn 600 điểm, khiến toàn bộ thị trường Châu Á giảm điểm mạnh, TTCK Việt Nam vẫn tăng điểm khá mạnh. Dường như các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đã nhận ra được mình là đang là “vùng an toàn” trong Chiến Tranh Thương Mại như tổng thống Trump đề cập.
Chốt phiên ngày 14/5/2019, chỉ số VN tăng 6.87 điểm, tương ứng 0.71% và đóng cửa ở mức 965 điểm. Lực mua tăng mạnh từ nhóm dầu khí. Hành đông giá tiếp tục tích cực khi chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức cao nhất ngày. Theo William O’Neil, việc giá tăng mạnh vào cuối phiên và đóng cửa ở mức cao nhất ngày cho thấy các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang lạc quan về thị trường. Khối lượng giao dịch bùng nổ vào phiên chiều và giúp cho thanh khoản phiên ngày thứ ba cao hơn so với phiên trước. Đây là hành động giá tích cực.
Chiến lược mua “Điểm phá vỡ giả kết hợp với phân kỳ dương” của Alexander Elder được áp dụng. Đây là chiến lược đánh swing mà tôi thường ưa thích áp dụng để bắt đáy, trước khi có ngày bùng nổ theo đà và chuyển sang đánh theo đà tăng trưởng.
Chiến lược này được trình bày tại cuốn sách “PHƯƠNG PHÁP MỚI ĐỂ GIAO DỊCH KIẾM SỐNG” của tác giả Alexander Elder. Theo đó, chỉ số VN-Index phá thủng đáy 963 bằng một khoảng trống nhưng sau đó lại thiết lập mẫu hình nến đảo chiều “Bullish Tri Star” và quay trở lại mức 965 điểm. Như vậy, việc phá thủng đáy 963 là điểm phá vỡ giả. Trong khi đó, MACD Histogram đang tạo ra phân kỳ dương.
Mục tiêu giá của chiến lược này chính là các đường trung bình di động đang nằm gần đó. Hiện tại MA50 ngay là điểm gần nhất, tương ứng 982 điểm.
Như vậy, chỉ số VN-Index đã chiếm được “thành trì” đầu tiên tại 963 điểm. Như giải thích tại bài viết trước, tôi cần NGÀY BÙNG NỔ THEO ĐÀ để xác nhận thị trường tăng giá trở lại và sau đó phải chiếm được “cứ điểm” tiếp theo 982 (hoặc chính xác hơn là vượt qua đường MA50 ngày).
Tôi đang tin tưởng vào khả năng vượt 982 theo mô hình Three Peak and Doom House (hay còn gọi là mô hình Ngôi Nhà Nhỏ Trên Thảo Nguyên).Còn theo mô hình sóng Elliott, đây chính là VN-Index chạy sóng (3), sóng tăng giá mạnh mẽ nhất. Nếu như vượt được 982 điểm, đích ngắm của tôi chính là mốc 1,200 điểm, tức tái chiếm được “kinh đô” (đỉnh cũ) đã mất vào tháng 4 năm ngoái.
Hộp Nhịp Đập Thị Trường vẫn ghi dòng trạng thái “Thị Trường Đang Ở Trong Xu Hướng Giảm”. Nhưng như nói ở trên, chỉ cần có một ngày Bùng Nổ Theo Đà, lập tức chuyển sang “Xu Hướng Tăng Được Xác Nhận”. Số ngày phân phối của VN-Index giảm xuống còn 4 ngày khi ngày phân phối 8.4.2019 được loại bỏ khỏi khung thời gian quan sát
Tin tốt xuất hiện trở lại. Việc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng xuất hiện vào hôm 14.5.2019 đã chấm dứt những đồn đoán bất ổn chính trị tại Việt Nam.
Một thông tin khác, tuy không tích cực lắm nhưng cũng hỗ trợ cho một số cổ phiếu. Theo dó MSCI Frontier Markets Index thêm 4% tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong cơ cấu danh mục quý 2. Cụ thể, MSCI Frontier Market Index sẽ thêm cổ phiếu POW. Nhưng hiệu ứng review của các ETF giờ đây không còn tác dụng khi các nhà đầu tư đã “bắt bài”. Việc POW được đưa vào danh mục ETF cũng được tiên đoán trước.
Theo ước tính của SSI Research, VNM ETF sẽ mua vào 25.7 triệu cổ phiếu POW, mua gần 3 triệu cổ phiếu VJC và mua 6.8 triệu cổ phiếu PVS. Bên cạnh đó, FTSE Vietnam ETF cũng mua vào khoảng 8.3 triệu cổ phiếu POW.
Tôi đang chú ý đến lượng tiền mặt của các quỹ đầu tư trong nước. Theo thông tin mới nhất từ VFMVN30, lượng tiền mặt của quỹ đã tăng 322 tỷ trong tháng 4 và tỷ trọng cổ phếu giảm xuống còn 92.08%. Trong tháng 3 và các thời điểm trước đó, tỷ trọng cổ phiếu của VFMVN30 đều trên 98%. Với chiến lược “Giá trị danh mục đầu tư của quỹ thông thường không thấp hơn 95% giá trị danh mục chứng khoán tương ứng của chỉ số VN30” khả năng quỹ này sẽ tiếp tục bổ sung trở lại cổ phiếu trong thời gian tới.