Jesse Livermore đã viết trong cuốn sách Giao Dịch Chứng Khoán Như Thế Nào: “Bạn phải hiểu rõ mức giá nên bán cắt lỗ nếu như thị trường chống lại bạn. Và bạn phải tuân thủ quy tắc của mình! Đừng bao giờ chấp nhận khoản lỗ lớn hơn 10% tổng vốn của bạn. Tôi luôn thiết lập điểm dừng lỗ cho mỗi giao dịch.” (Giao Dịch Chứng Khoán Như Thế Nào, Tạp Chí Trader Press, năm 1991, trang số 171). O’Neil luôn khuyên bạn nên thực hiện chiến lược cắt lỗ tự động 7%-8% cho mỗi giao dịch, và lý do chính cho điều này là giúp bản thân bạn tránh được nguy cơ thua lỗ lớn. Bạn luôn có thể tránh được các khoản thu lớn bằng cách tuân thủ chặt chẽ quy tắc cắt lỗ, bất kể là ngưỡng 6%-7% của O’Neil hay 10% của Livermore, và đây chính là cách để bạn sống sót trên thị trường chứng khoán khắc nghiệt. Livermore nhận xét rất tinh tế: “Chấp nhận khoản lỗ nhỏ ban đầu là hành động sáng suốt…vì các khoản lãi sau này có thể bù đắp nó, chứ việc kiên trì nắm giữ các khoản lỗ chẳng mang lại được ích lợi gì” (Giao Dịch Chứng Khoán Như Thế Nào, Tạp Chí Trader Press, năm 1991, trang số 7).
Richard Wyckoff trong cuốn sách Stock Market Technique Number 1 khuyên rằng: Đường ranh giới phòng thủ đầu tiên của bạn chính là mức dừng lỗ, là mức giá mà bạn đã xác định ngay từ đầu khi mở vị thế mua hoặc ngay sau đó. Nếu bạn thất bại trong việc giới hạn rủi ro ngay từ đầu, hãy thực hành đánh giá lại khoản đầu tư mỗi ngày, hoặc hai lần mỗi tuần, và bán sạch các khoản lỗ. Điều này sẽ giữ cho danh mục của bạn được “sạch sẽ” và cho phép các khoản lãi tiếp tục chạy” (Trích năm 1933, trang 96). Tư tưởng sử dụng mức dừng lỗ như là “đường ranh giới phòng thủ” giống hệt với suy nghĩ của O’Neil “để cho các khoản lỗ nhỏ trở thành các khoản lỗ lớn là sai lầm của hầu hết các nhà đầu tư” (Làm Giàu Từ Chứng Khoán, phiên bản số 2 (McGraw-Hill, năm 1995), trang 93) đơn giản vì “nếu bạn không sớm cắt lỗ khi phát hiện ra mình gặp phải sai lầm, bạn dễ dàng đánh mất sự tự tin để đưa ra các quyết định mua và bán trong tương lai (năm 1995, trang 252). Việc cắt lỗ không chỉ bảo vệ vốn để sẵn sàng chớp lấy các cơ hội tiềm năng trong tương lai, mà còn bảo vệ tâm lý của nhà đầu tư. Nên nhớ, sự tự tin là yếu tố quan trọng nhất trong tâm lý của nhà đầu tư.
Đối với O’Neil, Livermore, hay Wyckoff, lỗ chỉ là một phần trong quá trình kinh doanh, và tốt hơn hết là chỉ nên chấp nhận những “đau đớn nhỏ” hơn là những “tổn thương quá lớn” sau này. O’Neil tiết lộ “toàn bộ bí mật để làm giàu trên thị trường chứng khoán không phải là đúng mọi lúc, mà là thua ít nhất có thể khi bạn gặp phải sai lầm” (Năm 1995, trang 240).
Hướng dẫn cắt lỗ từ William O’Neil và phù thủy Mark Minervini
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”