LỜI NÓI ĐẦU
Để bắt đầu nghiên cứu về chiêm tinh tài chính (financial astrology), cần thiết phải tìm hiểu một số khái niệm cơ bản của chiêm tinh học (astrology). Chiêm tinh tài chính vận dụng các ký hiệu chiêm tinh và các nguyên tắc trong chiêm tinh học để giao dịch trên thị trường tài chính. Đừng lo lắng nếu bạn chưa từng biết đến chiêm tinh học. Ai cũng có điểm khởi đầu và tôi sẽ giúp bạn điều đó. Khóa học nhỏ này sẽ bao gồm nhiều số khác nhau.
Trước hết, cần phải hiểu rằng chiêm tinh học không phải là một trò mê tín dị đoan mà là bộ môn khoa học thực sự. Theo từ điển wikipedia, “chiêm tinh học là một nhóm hệ thống, truyền thống và niềm tin về sự liên quan giữa các vật thể thiên văn và những thông tin liên quan đến đời sống, công việc con người hoặc vật chất thuộc trái đất”. Chiêm tinh học là một ngành học có lịch sử lâu dài. Chiêm tinh học xuất hiện từ thời cổ đại và phát triển mạnh ở thời kỳ trung đại. Chiêm tinh học được chính thức giảng dạy lần đầu tiên tại trường đại học Cracốp thuộc Ba Lan vào năm 1364.
Hiện nay, chiêm tinh học còn rất lạ lẫm tại Việt Nam. Điều này là do sự khác biệt về văn hóa. Kịch Dịch ở phương Đông và Chiêm Tinh ở Phương Tây. Hơn nữa, lịch sử phát triển của Chiêm Tinh (và kể cả kinh dịch) đều mang phải tiếng xấu vì ngành khoa học này bị các thế lực cầm quyền sử dụng cho các mục đích chính trị. Tâm lý kỳ thị, thiếu tinh tưởng (cho là mê tín, dị đoan) vào ngành khoa học này sẽ là một cản trở lớn để du nhập ngành chiêm tinh và chiêm tinh tài chính vào Việt Nam. Tôi hy vọng trong tương lai, công chúng sẽ có cách nhìn rộng mở hơn với ngành khoa học này.
LỊCH THIÊN VĂN
Lịch thiên văn đơn giản là một lịch hành tinh xác định vị trí của các hành tinh lớn tại các cung cho từng ngày trong mỗi năm. Vị trí các hành tinh được tính theo độ, phút và giây khi quan sát từ Trái Đất hoặc Mặt trời. Nó có thể được so sánh với biểu đồ các vì sao. Có hai góc quan sát thiên văn: địa tâm (geocentric) tức lấy trái đất làm trung tâm quan sát và Nhật Tâm (Helio) khi lấy Mặt trời làm trung tâm quan sát. Trong khóa học này, tôi sẽ giới thiệu lịch thiên văn địa tâm.
Hầu hết các lịch thiên văn đều có thời gian tính theo giờ GMT (Greenwhich Mean Time). Chúng ta cần cộng trừ chênh lệch múi giờ so với con số được nêu trong lịch thiên văn phụ thuộc để biết được hiện tượng chiêm tinh tại vị trí bạn đang sống. Trên thị trường tài chính, chúng ta phải tính chênh lệch múi giờ giữa lịch thiên văn với vị trí sàn giao dịch. Ở các thị trường phát triển, có sẵn có lịch thiên văn tính theo giờ GMT (London, Anh) hoặc giờ của Newyork (EST) để cho các trader tiện sử dụng.
Độc giả không cần phải lo lắng làm như thế nào để sở hữu các lịch thiên văn. Hiện nay có rất nhiều phần mềm về lịch thiên văn giúp chúng ta dễ dàng truy cập. Trong các bài học sau, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn sử dụng một số phần mềm để quan sát hiện tượng chiêm tinh.
CÁC HÀNH TINH
Một hành tinh được phân loại như một thiên thể xoay vòng quanh mặt trời. Có 9 hành tinh chính trong thái dương hệ. Đó là Thủy Tinh (Mercury); Kim Tinh (Venus); Trái Đất (Earth); Sao hỏa (Mars), Mộc Tinh (Jupiter); Thổ Tinh (Saturn), Thiên Vương Tinh (Uranus); Hải Vương Tinh (Neptune) và Diêm Vương Tinh (Pluto). Phần lớn tên của các hành tinh được đặt theo tên của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Mặt trăng và mặt trời không được phân loại như các hành tinh mà các thể sáng (luninary). Tuy nhiên, trong chiêm tinh, cả hai đều được xem như là các hành tinh. Vào năm 2006, Pluto không được xếp vào hành tinh theo tiêu chuẩn phân loại mới nhưng trong chiêm tinh, chúng tôi vẫn xem đây là một hành tinh.
Thủy Tinh (Mercury); Kim Tinh (Venus); Trái Đất (Earth); Sao hỏa (Mars ) được gọi là các hành tinh bên trong. Mộc Tinh (Jupiter); Thổ Tinh (Saturn), Thiên Vương Tinh (Uranus); Hải Vương Tinh (Neptune) và Diêm Vương Tinh (Pluto) được goi là các hành tinh bên ngoài.Vì quỹ đạo của Thủy Tinh và Kim Tinh nằm trong quỹ đạo trái đất nên được gọi là “các hành tinh cấp dưới-inferior planets”. Các hành tinh bên ngoài bao gồm cả Hỏa Tinh được gọi là “các hành tinh cấp cao- superior planets”. Tất cả các hành tinh chuyển động theo chiều ngược kim đồng hồ quanh mặt trời. Một số hành tinh có quỹ đạo nhiều vòng hơn so với các hành tinh khác.
Đêm và ngày được hình thành vì cứ 24 giờ trái đất lại hoàn tất vòng quay 360 độ của nó (gọi là hoàn tất một vòng quay). Độ nghiêng của mỗi hành tinh là khác nhau. Có những hành tinh nghiêng 3 độ, trong đó Diêm Vương Tinh là có độ nghiêng lớn nhất 17 độ và Thủy Tinh là 7 độ. Mặt trăng là một vệ tinh của Trái Đất. Đây là thực thể quan trọng đối với con người và chúng ta sẽ bàn sâu về nó. Con đường được tạo ra bởi các hành tinh được gọi là “đường hoàng đạo-ecliptic.
Tất cả các hành tinh đều chuyển động theo các vận tốc khác nhau, các hành tinh gần mặt trời sẽ chuyển động nhanh hơn so với các hành tinh xa mặt trời. Vì có nhiều sự thay đổi trong tốc độ dịch chuyển, các hành tinh sẽ có vị trí tại các vị trí khác tại các thời gian khác nhau.Các hành tinh bên ngoài như Thủy Tinh và Kim tinh sẽ là đi nhiều vòng hơn và có những thời điểm bắt kịp các hành chuyển động chậm. Các hành tinh chuyển động chậm hơn có thể phải mất nhiều năm để hoàn tất một quỹ đạo. Trong chiêm tinh học, chúng ta sẽ quan tâm đến vị trí của hành tinh so với các hành tinh khác và so với trái đất.
VÒNG XOAY CỦA CÁC HÀNH TINH QUANH MẶT TRỜI
THEO THỜI GIAN THIÊN VĂN (Sidereal)
Ngày thiên văn (sidereal day) là 23 giờ, 56 phút với so với ngày thái dương (solar day) là 24 giờ. Một vòng hoàn tất của trái đất (quanh trục của nó) so với một hành tinh cố định mất 23 giờ 56 phút. Tuy nhiên, một vòng hoàn tất được tính từ một ngôi sao cố định từ mặt trời là từ trưa này đến trưa khác trong một ngày mất 24 giờ và được gọi là giờ thái dương (solar time). Có sự khác nhau giữa hai ngày này là vì có sự thực rằng khi quan sát từ trái đất (địa tâm), mặt trời cũng di chuyển quanh chúng ta 1 độ mỗi ngày, và do đó chúng ta phải mất thêm 4 phút để bắt kịp mỗi ngày.
QUẢ CẦU THIÊN VĂN (THE CELESTIAL SPHERE)
Khi chúng ta đứng ở trái đất và quan sát bầu trời đêm, tất cả các ngôi sao và các thiên thể khác có vẻ như đang được gắn vào một mặt phẳng bên trong của một cái đĩa hình cầu rộng lớn. Đứng ở trên trái đất, có vẻ như chúng ta đang ở trung tâm của bề mặt phẳng mở rộng đến chân trời với các ngôi sao ở phía trên. Dưới chân chúng ta và ngoài tầm nhìn là một nửa khác của đĩa hình cầu. Quả cầu to lớn này được gọi là “quả cầu thiên văn- the celestical sphere”.
Nhìn tại trái đất nơi chúng ta đứng và nhìn vào phía bầu trời đêm, các ngôi sao dịch chuyển từ từ theo hướng từ đông sang tây trong khi vẫn duy trì vị trí tương đối so với các ngôi sao khác, được biết đến là “các chòm sao- constellations”.
Toàn bộ quả cầu thiên văn này, khi chúng ta quan sát các chòm sao sẽ thấy chúng giống như đang xoay chầm chậm. Tất nhiên, không có quả cầu thiên văn nào trong thực tế khi chúng ta đang nhìn những hành tinh và các ngôi sao khác đang ở rất xa trái đất. Cái chúng ta thực sự nhìn thấy là một ảo ảnh thị giác khi nhìn khi chúng ta ngồi xuống trong một nhà mô hình vũ trụ và quan sát các ngôi sao được chiếu lên mặt phẳng bên trong của quả cầu.
Mặc dù khái niệm quả cầu thiên văn là tưởng tượng nhưng chúng ta đã thấy được nó rất hữu ích khi dùng để mô tả vị trí tất cả các thiên thể. Trái đất đang xoay theo hướng từ tây sang đông (ngược kim đồng hồ) quanh trục của nó khiến nó có vẻ như bầu trời đầy sao đang mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây.
Tại các điểm kết thúc của trục trái đất là các cực bắc và cực nam. Khi được chiếu vào quả cầu thiên văn chúng sẽ giao với quả cầu mà chúng ta gọi là cực bắc thiên văn và cực nam thiên văn (north and south celestial poles). Đường xích đạo chia trái đất thành hai nữa, bán cầu bắc và bán cầu nam. Khi đường xích đạo của trái đất được chiếu vào trong quả cầu thiên văn, được gọi là “đường xích đạo thiên văn- celestial equator”.
Sự phức tạp tăng dần vì trục của trái đất bị nghiêng một góc 23 ½ đọ so với mặt phẳng quỹ đạo trái đất quanh mặt trời (gọi là đường hoàng đạo-ecliptic). Con đường này mất một năm (365 ¼ ngày) đối với trái đất để hoàn tất một vòng hoàn thiện quanh mặt trời. Giống như khi trái đất xoay quanh mặt trời có vẻ như đang dịch chuyển theo hướng từ tây sang đông ngược hướng với vị trí của một ngôi sao cố định. Chuyển động này, khi nhìn từ trái đất là gần 1 độ mỗi ngày. Con đường của mặt trời khi nó dịch chuyển quanh trái đất (dưới góc nhìn địa tâm) có thể được vẽ trên quả cầu thiên văn và được gọi là “đường hoàng đạo- the ecliptic”. Con đường này bị nghiêng so với đường xích đạo bầu trời 23 ½ độ và do đó nó giao với mặt phẳng của đường xích đạo bầu trời tại hai điểm trong hành trình của mình. Các điểm này được gọi là “điểm phân- equinoxes”. Vì trọng lực kéo mặt trăng và mặt trời, các điểm phân di chuyển chậm quanh đường hoàng đạo trong chiều hướng phía tây (ngược kim đồng hồ). Sự chuyển động này được gọi là “sự thay đổi của điểm phân- the procession of the equinoxes”.
Vào ngày 20 hoặc 21 tháng 3 của mỗi năm, mặt trời đang ở nơi mà chúng ta có thể gọi là điểm xuân phân (Vernal equinox). Đây là điểm mà ở đó mặt trời vượt qua đường xích đạo từ phía nam lên phía bắc.
Vào ngày 21 tháng 6, mặt trời ở giữa con đường trên đường hoàng đạo giữa hai điểm xuân phân và nó có độ nghiêng tối đa là 23 ½ độ bắc so với đường xích đạo thiên văn. Do đó, nó là điểm cao nhất trên bầu trời tính theo kinh độ (bán cầu bắc).
Từ ngày 21 tháng 6, mặt trời di chuyển chậm theo đường hoàng đạo của nó nhưng độ nghiêng của mặt trời bắt đầu giảm dần khi nó di chuyển. Khoảng vào ngày 22 tháng 9 (điểm thu phân – Autumnal equinox) mặt trời di chuyển trên con đường hoàng đạo và đạt đến đường xích đạo thiên văn (0 độ) và đã vượt qua giao điểm này để đi xuống phía nam.
Vào ngày 22 tháng 12, mặt trời đạt đến độ nghiêng lớn nhất ở phía nam so với đường xích đạo thiên văn (23-1/2 độ S) và nó ở giữa hai điểm phân.
Từ ngày 21 tháng 12, độ nghiêng của mặt trời giảm dần và cho đến khi nó ở ngày 21 tháng 3, khi nó sẽ vượt đường xích đạo và đi về phía Bắc và chu kỳ một năm lại bắt đầu lần nữa.
Chúng ta còn làm quen với hai khái niệm khác là Right Ascension và Declination (độ nghiêng). Right Ascension đo lường khoảng cách từ điểm xuân phân đến vị trí tương ứng của ngôi sao trên đường xích đạo thiên văn (celestial equator). Right Ascension đi kèm với Declination. Declination cho biết vị trí của một ngôi sao nằm ở phía Bắc hoặc phía Nam so với đường xích đạo thiên văn (celestial equator). Chú ý, không nên nhầm lẫn với Latitude (vĩ độ) cho biết vị trí của một ngôi sao nằm ở phía Bắc hay phía Nam so với đường hoàng đạo (Ecliptic).
Để giúp bạn độc hiểu vị trí các hành tinh ở đâu, thay vì viết tên của chúng ta, chúng tôi sử dụng các ký hiệu. Những ký hiệu này nhất thiết phải đọc và phải nhớ nếu như bạn muốn sử dụng lịch thiên văn.
Ký hiệu các hành tinh
HOÀNG ĐẠO (THE ZODIAC)
Định nghĩa này được mô tả trong từ điển của Doubleday như sau: “Một dây thắt lưng tưởng tượng vây quanh bầu trời và kéo dài khoảng 8 độ mỗi phía của đường hoàng đạo, chứa trong đó là quỹ đạo của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh lớn khác. Hoàng đạo cũng chia thành 12 phần được gọi là các cung hoàng đạo, tương ứng với 12 chòm sao”
BẢN ĐỒ HOÀNG ĐẠO (THE ZODIAC MAP)
Giống như tổ tiên chúng ta cần một số biển chỉ dẫn trên bầu trời để xác định vị trí của các hành tinh, tổ tiên chúng ta đã nhìn các hành tinh và tìm thấy các hành tinh cố định là những hành tinh không di chuyển.Những ngôi sao cố định hoặc các chòm sao này xuất hiện dưới hình dạng các con vật và được đặt tên là con cừu đực, con cá, con sư tử…
Chúng ta mô tả 12 cung. Ngày hôm nay, chúng tôi nghĩ về dãi băng này như “hoàng đạo”, được chia thành 12 phần và mỗi phần là 30 độ. Với 12 phần này, các nhà thiên văn học đã đánh dấu vị trí các hành tinh trên một hoặc nhiều cung. Mỗi phần 30 độ được gọi là “một cung”. Mỗi cung có một tên riêng và các ảnh hưởng cụ thể.
Trái đất quay quanh mặt trời một lần một năm và đi hết 12 cung hoàng đạo và cuối cùng trở lại vị trí 0 ban đầu. Cung bạch dương (Aries) là được các nhà thiên văn đánh dấu là điểm bắt đầu. Cung bạch dương là ngày 21 tháng 3 và bắt đầu ở phần phía bên trái. Vui lòng quan sát biểu đồ Standard Astrological Symbols. Đối với người mới bắt đầu chúng tôi đề nghị vẽ vòng tròn 12 phần. Thực hành ghi chú các cung như trong hình dưới.
Tài liệu tham khảo: “Practical Astro Guide to Profitable Trading” của Dr.Ruth Miller và Ian Williams (1993).
.