GIỚI THIỆU
Ở bài viết trước, chúng ta đã biết được các Sun Spot (Vệt Đen Mặt Trời) tác động đến các chu kỳ kinh tế, thương mại.
LÝ THUYẾT VỆT ĐEN MẶT TRỜI ĐỐI VỚI CHU KỲ KINH TẾ, CHỨNG KHOÁN
Vậy, vệt đen mặt trời là gì và nguyên nhân nào tạo ra chúng? Trong giai đoạn sau của thế kỷ 19, cộng đồng thiên văn bị chia rẽ sâu sắc về nguyên nhân gây nên vệt đen mặt trời. Giáo sư C.A.Young của Đại học Princeton đã tóm tắt các quan điểm đối ngược trong The Sun (Mặt trời -1882) như sau, “Không có nghi vấn nào về khía cạnh vật lý của hệ mặt trời hấp dẫn hơn hoặc quan trọng hơn như sự quan tâm đối với nguyên nhân tính định kỳ (của vệt đen mặt trời) mà vẫn chưa được tìm thấy một giải pháp thỏa đáng. Các nhà thiên văn cho rằng có một yếu tố rất mạnh do ảnh hưởng của các hành tinh theo cách nào đó để tạo ra vệt đen mặt trời. Mộc Tinh, Kim Tinh và Thủy Tinh là nghi vấn đặc biệt, trước hết là bởi chúng có khối lượng lớn và sau đó là vì các hành tinh này gần với mặt trời nhất.
“Quan trọng hơn vấn đề về nguyên nhân tạo nên tính định kỳ của vệt đen mặt trời là câu hỏi liệu tính định kỳ này có tạo nên ảnh hưởng đáng kể nào lên trái đất và nếu có thì đó là cái gì? Đối với câu hỏi này, cộng đồng thiên văn gần như chia thành hai nhóm đối địch, do sự khác biệt ý kiến và tranh luận gay gắt. Một nhóm có quan điểm cho rằng bề mặt của mặt trời là yếu tố quyết định đối với khí tượng của trái đất khi nó tạo ra nhiệt độ, lực áp, lượng mưa, lốc xoáy, mùa màng và thậm chí là tình hình tài chính của chúng ta, và vì vậy mặt trời là đối tượng quan sát quan trọng nhất về cả lý do kinh tế lẫn khoa học. Nhóm đối lập lại cho rằng có và có thể không có ảnh hưởng đối với trái đất do những thay đổi nhỏ trong ánh sáng và nhiệt độ của mặt trời, mặc dù chúng tôi thừa nhận có mối liên hệ giữa vệt đen mặt trời và từ trường trái đất. Chúng ta vẫn chưa xác định được câu hỏi; liệu có mất nhiều thời gian hơn để quan sát? và các quan sát này cần có những phương pháp đặc biệt để thực hiện? Ở bất cứ mức độ nào, với dữ liệu hiện nay mà chúng ta đang có, khả năng lớn sẽ tạo nên những kết luận trái ngược.”
Mặc dù Young tin rằng thực tế tại thời điểm hiện nay có vẻ như chưa chắc chắn với kết luận vệt đen mặt trời có liên quan với nhiều hiện tượng thiên văn nhưng ông cho rằng hoàn toàn hợp lý để nói rằng “ một trong những phần hấp dẫn nhất của chủ đề này là phù hợp với hướng đi chung mà giáo sư Jevons, người tìm kiếm mối liên hệ giữa vệt đen mặt trời với các cuộc khủng hoảng thương mại. Ý tưởng là này không hề ngớ ngẫn chút nào như một số tuyên bố- nghĩa là có nhiều nghi ngờ đối với thực tế này. Nếu vệt đen mặt trời thực sự có ảnh hưởng đáng kể đối với khí tượng, nhiệt độ, các cơn bảo và lượng mưa, do đó chúng phải ảnh hưởng gián tiếp đến mùa màng và làm nhiễu loạn các mối quan hệ tài chính; cấu trúc tinh vi này là một phần của thương mại toàn cầu, và nó được áp dụng hợp lý nhằm làm thay đổi quá trình thương mại và tín dụng và tạo nên “bong bóng” (bạn hãy bỏ qua cho tôi vì từ ngữ khiếm nhã này) hoặc một cuộc sụp đổ.”
LÝ THUYẾT VỆT ĐEN MẶT TRỜI
Mặt trời là phần quan trọng nhất của thái dương hệ vì nó tới 99.9% khối lượng của hệ thống và do đó nó chi phối đến chuyển động của các thực thể khác. Vì có mặt trời, chúng ta mới có ánh sáng, nhiệt độ và năng lượng, và do đó tia sống này quyết định đến tất cả hoạt động của con người. Nó tác động đến chúng ta thông qua tấm chắn bầu khí quyển bao quanh trái đất, là cái hằng ngày đang chịu sự công phá của các ảnh hưởng điện tích đang thay đổi với cường độ mạnh gắn liền với các cơn lốc bất ổn định trên bề mặt của mặt trời hình hành bởi các vệt đen màu tối gọi là vệt đen mặt trời, và các vệt sáng, lớn, bất thường gọi là flocculi và giải phóng ra một lượng lớn khí gas vào khí quyển với độ cao khoảng 1 triệu mét, gọi là sự nổi bật (prominences).
Theo tiến sĩ D.Justin Schove của Bakenham, Anh Quốc, vệt đen mặt trời được quan sát từ năm 649 trước công nguyên. Nhưng dữ liệu liên tục được ghi nhận sớm nhất về vệt đen mặt trời chỉ có được trong Bách khoa Trung Quốc (chinese Encyclopedia) vào năm 1322 sau công nguyên, bao gồm 45 vệt đen mặt trời từ năm 301 sau công nguyên đến năm 1206 sau công nguyên. Vệt đen mặt trời thứ mười chín được người Trung Quốc bổ sung cho đến năm 1370 sau công nguyên. Một nhà quan sát người Inca, Huyane-Capec, đã tạo nên một dữ liệu vệt đen mặt trời từ năm 1495 sau công nguyên đến 1525 sau công nguyên. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đầu tiên về vệt đen mặt trời bắt đầu từ năm 1610 sau công nguyên, với những quan sát bằng kính thiên văn của Galile và những người đương thời như Fabricius, Harriot và Scheiner. Các tính toán đáng tin cậy về số lượng vệt đen mặt trời được ghi chép liên tục từ năm 1749 sau công nguyên. Nhà thiên văn người Đan Mạch, Horrebow phát hiện vệt đen mặt trời thay đổi theo thời gian từ những quan sát trong thời gian từ năm 1761 đến 1769.
Tính định kỳ của vệt đen mặt trời được lưu ý đầu tiên bởi nhà thiên văn nghiệp dư người Đức là Samuel Heinrich Schwabe of Dessau, vào năm 1844, công bố kết quả quan sát trong khoảng thời gian từ 1826 đến 1843, ước tính chu kỳ vệt đen mặt trời là khoảng 10 năm. Rudolph Wolf tại Zurich, Thụy Sĩ công bố vào năm 1852 một phân tích tất cả vệt đen mặt trời được quan sát từ năm 1610 đến 1850 và từ đó ước tính chu kỳ trung bình là 11.11 năm, với khoảng thời gian ngắn nhất là 9 năm và dài nhất là 13.6 năm. Giá trị trong nghiên cứu của Wolf được xác nhận sau một thế kỷ bởi Schove, vào năm 1955, công bố kết quả nghiên cứu theo quan sát từ năm 649 trước công nguyên đến năm 2000 sau công nguyên, cho thấy chiều dài trung bình là 11.11 năm, với khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai đỉnh là 8 năm và dài nhất là 16 năm. Vào năm 1958, Edward R.Dewey, giám đốc điều hành, nhà sáng lập của Viện nghiên cứu chu kỳ (Study of Cycles), ước tính chiều dài trung bình của chu kỳ là 11.094 năm trong khoảng thời gian từ năm 300 trước công nguyên đến năm 1958 sau công nguyên.
Sir John Herchel có lẽ là nhà thiên văn đầu tiên đề nghị rằng vệt đen mặt trời là rất lớn, gây nên các cơn bão trên mặt trời, giống như các cơn lốc xoáy, trong nghiên cứu được báo cáo vào năm 1867 mà W.Rutter Dawes, đang theo dõi thay đổi hằng ngày của vệt đen mặt trời từ ngày 23 tháng 12 năm 1851 đến ngày 16 tháng 1 năm 1852 “đưa đến kết luận rằng trong nhiều trường hợp, chúng chuyển động xoay tròn quanh trung tâm.” Nhưng nó không được xác nhận cho đến ngày 7 tháng 10 năm 1908 khi các bức ảnh chụp được bằng máy ghi phổ mặt trời do Mt.Wilson Observatory phát minh theo hướng dẫn của tiến sĩ George Ellery Hale phát hiện thấy các cơn bão lớn đang tạo nên những chuyển động đối ngược về các phía của xích đạo mặt trời và tập trung lại sau hai vệt đen mặt trời lớn. Máy ghi phổ mặt trời sau này được bổ sung thêm ánh sáng hydro cho thấy một cấu trúc bao quanh các nhóm vệt đen giống như các đường lực hình thành bởi các thanh từ trường hoặc các dòng chảy trong xoáy nước.
Tính chất điện từ của vệt đen mặt trời được phát hiện khá sớm vào năm 1833 bởi Sir John Herschel, như sau “ dòng điện của các hạt mang điện tích có thể là vòng lặp không đổi trong người hàng xóm gần gủi của mặt trời hoặc đi ngang qua các hành tinh, và thật thú vị, tại vùng phía trên bầu khí quyển của mặt trời, những hiện tượng nói ở trên chưa có biểu hiện rõ ràng trong cực quan phía bắc của trái đất.” Vào năm 1867, ông cho rằng các vệt đen mặt trời trùng với những bất ổn lớn trong hệ thống từ trường của trái đất và “sự trùng hợp của hai thời kỳ cực đại và cực tiểu trong hai chuỗi hiện tượng là giống hệt nhau, là một bằng chứng có ý nghĩa quan trọng, nhưng cả thiên văn cũng như khoa học từ trường vẫn chưa giải thích được điều này.”
Vì vậy, bằng chứng về tính chất từ trường của vệt đen mặt trời cần phải chờ thêm ba phát hiện khoa học quan trọng. Đầu tiên, Michael Farday lưu ý trong Các nghiên cứu thực nghiệm (Experimental Researches-1837) rằng, có khả năng các hạt mang điện tích dịch chuyển tạo nên từ trường. Ảnh hưởng này được quan sát bởi Rowland vào năm 1876 và một lần nữa bởi Roentgen vào năm 1885, và được định lượng bởi Rowland và Hutchinson vào năm 1889. Thứ hai, vào ngày 13 tháng 9 năm 1845, Faraday chứng minh rằng từ trường có thể làm xoay một chùm ánh sáng đi qua nó từ một nguồn chiếu dạ quang bên ngoài tầm ảnh hưởng. Thứ ba, vào năm 1896, Pieter Zeeman của Leyden, Hà lan đã phát hiện thấy khi hơi nước dạ quang được đặt giữa các cực của từ trường mạnh, thì các đường quang phổ, thay vì có hình dạng bình thường sẽ chia thành làm nhiều phần.
Vào đầu năm 1892, Young lưu ý những đường đi nhất định này tăng gấp đôi trong quang phổ của vệt đen mặt trời và Hale nghi ngờ việc tăng gấp đôi này chính là hiệu ứng Zeeman vì từ trường của cơn bão mặt trời. Vào năm 1908, Hale công bố bằng chứng quan sát mỗi trung tâm vệt đen mặt trời là một nam châm lớn. Các quan sát của Mt.Wilson Observatory về hiệu ứng Zeeman trong vài ngàn nhóm vệt đen cho thấy rằng phần lớn các trường hợp hai vệt đen tạo thành cặp, hoặc một đám tại các cực đối lập của một dòng là các cực từ trường đối lập và các nhóm vệt đen ở bán cầu Bắc và Nam là các cực đối ngược. Sau đó, vào năm 1912, khi các nhóm vệt đen mặt trời của chu kỳ mới bắt đầu xuất hiện tại các vùng có vĩ độ cao, các cực được phát hiện thấy là đảo ngược so với các nhóm trong chu kỳ trước. Sự đảo ngược trong cực của nhóm vệt đen được chứng thực bởi các quan sát tại những năm thấp nhất là 1922, 1933 và 1944. Sau đó, chu kỳ vệt đen mặt trời thực sự hiện nay là gấp đôi giai đoạn 11 năm tức là 22-23 năm.
Bình luận về phát hiện vĩ đại này của Hale và các cộng sự, tiến sĩ Harlan True Stetson của viện công nghệ Massachusetts viết vào năm 1949 như sau, “mất nhiều thời gian để biết rằng tần suất của các sóng ánh sáng bị bóp méo nếu có từ trường mạnh nằm tại nguồn của ánh sáng. Khi các nhà quan sát của Mt.Wilson kiểm tra và đo lường tần suất của ánh sáng xuất phát từ trung tâm của vệt đen mặt trời, ánh sáng này bị bóp méo giống như các sóng ánh sáng bị bóp méo trong phòng thí nghiệm khi có từ trường mạnh đặt quanh nguồn của ánh sáng. Do đó, phát hiện thú vị này cho thấy không chỉ các vệt đen mặt trời là các cơn bảo khủng khiếp mà ngay trung tâm của mỗi cơn bão là một từ trường lớn…Từ trường trong một số vệt đen mặt trời lớn gần 1 triệu lần so với từ trường ở trái đất.” (sự tương đồng có thể của ánh sáng mặt trời đến cực quang được chỉ ra vào đầu năm 1801 bởi Sir William Herschel.) Stetson kết luận rằng “mối tương quan chặt chẽ giữa thay đổi trong từ trường trái đất với sự xuất hiện và tan biến của vệt đen mặt trời là một trong những liên kết rõ nhất giữa vệt đen mặt trời và trái đất mà khoa học biết đến.”
Như vậy chúng ta đã hiểu các vệt đen mặt trời là gì, và câu hỏi kế tiếp là: cái gì tạo nên vệt đen mặt trời? Có một số lý thuyết nhưng lý giải tốt nhất là lý thuyết hành tinh.
Hình 4: Chu kỳ vệt đen Mặt Trời so với chu kỳ Mộc Tinh
SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA VỆT ĐEN MẶT TRỜI VÀ HÀNH TINH
Trong suốt 50 năm qua, tác giả phát hiện thấy trong nhiều bài viết của các nhà khoa học Châu Âu và Mỹ trong hơn một thế kỷ qua lần theo bằng chứng ủng hộ lý thuyết về các hành tinh tạo ra vệt đen mặt trời. Tác phẩm đầu tiên trong lĩnh vực này là của nhà thiên văn Thụy Sĩ, Rudolph Wolf, người vào năm 1859, đưa ra công thức cho rằng khối lượng, khoảng cách và vị trí góc giữa các hành tinh được sử dụng để tạo ra đường cong có đường nét gần giống với đường cong vệt đen mặt trời.
Vào năm 1863, nhà thiên văn người Anh R.C.Carrington (1826-1875) công bố nghiên cứu Quan sát về vệt đen mặt trời từ ngày 9 tháng 11 năm 1853 đến ngày 24 tháng 3 năm 1861, lúc kết thúc cuốn sách ông đưa ra một hình vẽ (xem Hình 4). Biểu đồ này thể hiện rằng, liệu có hay không, tồn tại tương quan giữa chu kỳ vệt đen mặt trời 11.11 năm và thời gian quỹ đạo Mộc Tinh 11.86 năm. (Véc tơ bán kính của một hành tinh là đường thằng nối hành tinh với mặt trời). Như vậy, ông có vẻ đã kết hợp nghiên cứu của Herschel và Wolf. Trong biểu đồ này, Carrington viết như sau:
“Tôi cố ý đi ngược lại đường cong vệt đen mặt trời, những thay đổi véc tơ bán kính của Mộc Tinh, nhằm có được một thước đo duy nhất. Nó cho thấy từ năm 1770, có sự đồng bộ giữa cực đỉnh tần suất và cực đỉnh véc tơ bán kính Mộc Tinh, và giữa cực tiểu này với cực tiểu khác, nhưng với khác biệt mơ hồ như vậy đã làm nảy sinh nhiều nghi ngờ đối với bất cứ kết luận vội vàng về liên kết vật lý nói trên. Trong hai giai đoạn trước năm 1770, vẫn có sự phù hợp như vậy mặc dù dữ liệu tuần suất không chắc chắn cho giai đoạn này, nhưng dạng đường cong chuẩn của giáo sư Wolf có thể là quá tốt để thừa nhận bất cứ những đảo ngược như vậy. Trong trường hợp này, mặc dù không đáp ứng mục tiêu của chúng tôi, nhưng thật quan trọng khi thấy có một trường hợp trong đó tám trường hợp liên tiếp không đồng ý nhưng chưa hoàn hảo giữa những thay đổi của hai hiện tượng vật lý được thể hiện không đầy đủ để có được bất cứ kết luận nào, lúc này, chúng đòi hỏi phải có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn về quan điểm cho rằng liệu sự khác biệt này có thể được chấp nhận nhằm dự báo tương lai.”
Mức độ tương quan này không tiếp tục trong suốt 100 năm tiếp theo trong nửa dưới của Hình 4 cho thấy đỉnh của hai đường cong trở nên cách xa nhau cho đến năm 1917, cụ thể chúng cách xa nhau 180 độ. Mãi cho đến năm 1957 cả hai đường cong này một lần nữa mới có sự đồng bộ.
Tính chất định kỳ của sự lặp lại vệt đen mặt trời là do các hành tinh, bằng cách nào đó, gây nên sự hỗn loạn khí quyển trong lớp bề mặt của mặt trời. Vì vậy, một vài nhà khoa học cho rằng lực hấp dẫn, từ trường, hoặc ảnh hưởng điện tích của các hành tinh quay xung quanh mặt trời tạo nên các đợt thủy triều trong khí quyển mặt trời, theo cách tương tự như các đợt thủy triều trên đại dương của trái đất là do mặt trăng tạo ra.
Do vậy, nhà thiên văn người Mỹ, giáo sư W.A.Norton của trường đại học Yale (Yale college) tin rằng cả Mộc Tinh và Kim Tinh đều có liên quan trong việc tạo ra vệt đen mặt trời. Ông viết trong cuốn sách của mình, Khóa luận về thiên văn học ( A Treatise on Astronomy-1867) như sau:
“Vệt đen mặt trời gần như được tạo ra bởi, hoặc theo cách liên kết nào đó, từ hoạt động của các lực vật lý do các hành tinh tác động lên quyển sáng. Thực tế ấn tượng này được kết luận bởi các quan sát như Schawabe, Carrington, Secchi, và các nhà quan sát khác; và đặc biệt là từ quan sát chi tiết trong đó có những quan sát rất đáng tin cậy đối với vệt đen mặt trời, được thực hiện cách đây 100 năm, của giáo sư Wolf tại Zurich. Các hành tinh có ảnh hưởng lớn nhất là Mộc Tinh và Kim Tinh. Lực hành tinh được ghi nhận trực tiếp trong nguồn gốc của vệt đen mặt trời trên bề mặt của mặt trời khi các hành tinh ở vị trí thích hợp, và sau đó làm thay đổi vệt đen mặt trời trong khi phụ thuộc vào hành động trực tiếp của hành tinh. Nó cũng cho thấy sự phụ thuộc của thời kỳ cực đỉnh và cực tiêu của vệt đen vào vị trí các hành tinh, cụ thể là Mộc Tinh và Kim Tinh. Từ kết quả của quan sát trên, vị trí ảnh hưởng không giống nhau tại các phần khác nhau trong quỹ đạo hình elip, và trong các vị trí tương đối khác nhau; và ảnh hưởng của chúng có vẻ như được điều chỉnh, theo các vị trí nhất định, do chuyển động của thái dương hệ trong không gian.”
Hình 5. Tổng hợp chu kỳ 11.86 năm và 9.93 năm so với chu kỳ vệt đen mặt trời
Phát hiện bổ sung được công bố vào năm 1869-1870 của nhà thiên văn người Anh, W.de la Rue, Balfour Stewart và Loewy trên Researches on Solar Physics (Nghiên cứu về vật lý mặt trời). Họ phát hiện thấy một số ảnh hưởng đối với vệt đen mặt trời do các hình thể không chỉ của Mộc Tinh và Kim Tinh, mà còn của Kim Tinh và Thủy Tinh, Hỏa Tinh và Mộc Tinh, và riêng Thủy Tinh.
Vào năm 1882, Young tin tưởng vào đề nghị ban đầu của giáo sư Loomis cho rằng sự giao hội và đối ngược của Mộc Tinh và Thổ Tinh, xuất hiện trong khoảng thời gian 9.93 năm, có thể là nguyên nhân gây ra vệt đen mặt trời, nhưng khi ông phát hiện, một số trường hợp cực tiểu vệt đen mặt trời trùng với sự thẳng hàng của hai hành tinh này, nhưng trong các trường hợp khác sự thẳng hàng này lại trùng với cực đại vệt đen mặt trời, điều này khiến ông gặp phải vấn đề khó khăn.
Tuy nhiên, giáo sư E.W.Brown của Yale kiên trì hơn, vào năm 1900, ông viết một nghiên cứu có tựa đề: “Giải Thích Hợp Lý về Khoảng Thời Gian Vệt Đen Mặt Trời,” được công bố trên Monthly Notices của Hiệp Hội Thiên Văn Hoàng Gia. Ước tính lực thủy triều của Thổ Tinh là gần 1/3 so với Mộc Tinh, Brown xây dựng một đường cong trong đó bổ sung lực thủy triều do tác động của Thổ Tinh vào Mộc Tinh khi hai hành tinh này ở cùng một hướng từ mặt trời (gọi là giao hội) và cũng khi cả hai hành tinh này ở hai phía ngược nhau so với mặt trời (gọi là đối ngược), vì có lực thủy triều từ cả hai phía của hai thiên thể này gây ra sự hỗn loạn bởi lực hấp dẫn. Sau đó ông loại trừ lực thủy triều do Thổ Tinh tạo nên ra khỏi Mộc Tinh khi hai hai hành tinh này ở góc bên phải với nhau (góc vuông).
Hình 5 thể hiện kết quả nghiên cứu của Brown trong giai đoạn 1600-1900, và được tiến sĩ Ellsworth Huntington của Đại Học Yale mở rộng đến năm 1936, và sau cùng, tác giả mở rộng đến năm 1980. Tại vị trí chính giữa của biểu đồ, bao gồm giai đoạn từ 1750-1900 cho thấy 12 trong số 14 trường hợp (tỷ lệ 87 ½ %) có lực hỗn loạn cực đại của hai hành tinh trùng với đỉnh vệt đen mặt trời. Mức độ tương quan cao tiếp tục trong giai đoạn 1900-1980, cho thấy có 7 trong 8 trường hợp (87 ½ %) của mối quan hệ cao.
Vào ngày 25 tháng 12 năm 1900, nhà khí tượng học Ai Len, Hugh Clements viết trong Giải Pháp của Bí Ấn Mặt Trời rằng, tần suất vệt đen mặt trời là do một nhóm cụ thể các hành tinh và lực thủy triều do chúng tao ra, lớn nhất tại góc 45 độ, vì tại góc này hành tinh có lực kéo nhiều hơn hoặc ít hơn tại góc bên phải đối với lực hấp dẫn nên không bị cản lại.
Vào năm 1902, nhà thống kê người Anh William Digby viết trong Luật Tự Nhiên trong Hiện Tượng Trái Đất: “De le Rue phát hiện thấy khi hai hành tinh nằm trên một đường thẳng, khi nhìn từ mặt trời, diện tích vệt đen mặt trời tăng lên nhiều hơn.” Digby nói thêm: “Nếu chúng tôi nhóm các hành tinh tại thời điểm vệt đen mặt trời đạt cực đại, chúng tôi phát hiện thấy chúng thường nằm về một phía của mặt trời khi nhìn từ trái đất. Khi chúng không nằm về một phía, chúng nằm trên một đường thẳng đối ngược với hành tinh khác; hoặc không nằm trên một đường thẳng, chúng được đặt tại một ví trí khác so với mặt trời để tạo ra lực thủy triều mạnh hơn trong góc 45 độ khi nhìn từ trái đất hoặc các hành tinh khác, và vệt đen mặt trời được tạo ra trên bề mặt trời hướng về phía chúng ta.”
Trong nổ lực trả lời câu hỏi này, phản biện của Giáo sư Young vào năm 1882 cho rằng a) rất khó hình dung cách thức các hành tinh, vì chúng quá nhỏ và quá xa, có thể tạo nên các bất ổn kéo dài và bí ẩn trên mặt trời, và b) không có thủy triều được tạo bởi các hành tinh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vệt đen mặt trời.” Digby kết hợp nghiên cứu của de la Rue, Stewart và Loewy và một số nghiên cứu của Clements để kết luận: “Các hành tinh Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh, Trái Đất, Mộc Tinh và Thổ Tinh, mỗi hành tinh có một góc khoảng 45 độ đối với lực nâng thủy triều lớn do hành tinh tạo ra, và ảnh hưởng này sẽ lớn hơn nhiều khi hai hoặc nhiều hành tinh kết hợp với nhau tại góc thủy triều.” Digby dự báo chính xác đỉnh vệt đen mặt trời vào năm 1905 từ vị trí xác định trước của các hành tinh.
Nghiên cứu về chủ đề các hành tinh và các vệt đen mặt trời bắt đầu xuất hiện nhiều từ năm 1907, nhà thiên văn người Anh, bà A.S.D.Maunder cho biết trong nghiên cứu : “Ảnh hưởng rõ ràng của trái đất đối với số lượng và diện tích vệt đen mặt trời trong chu kỳ 1899-1901” rằng, nhiều vệt đen mặt trời được tạo ra ở phía mặt trời cách xa trái đất hơn phía hướng về trái đất và nhiều vệt đen mặt trời ở phía hướng về trái đất nhanh chóng biến mất hơn ở phía bán cầu quay lưng với trái đất.
Điều này được xác nhận bởi giáo sư Arthur Schuster vào năm 1911, cũng là người phát hiện ra mối quan hệ tương tự với các hành tinh, cụ thể là trường hợp của Kim Tinh. Ông cho rằng trong bầu khí quyển của mặt trời mà ở đó, lực hấp dẫn hướng xuống gần như cân bằng với lực hướng ra ngoài của ánh sáng hoặc của lực đẩy tĩnh điện học, lực kéo của các hành tinh có thể làm tăng thủy triều ở một diện tích lớn. Vì vậy, Schuster ủng hộ lý thuyết Clements-Digby về quá trình tạo nên thủy triều từ ảnh hưởng của mẫu hình hành tinh.
Một trong những đóng góp hữu ích nhất của lý thuyết hành tinh về nguyên nhân tạo nên vệt đen mặt trời là nhà khí tượng học người Mỹ H.H.Clayton. Ông ấn tượng với những phát hiện của Schuster nên đã thực hiện những nghiên cứu về chủ đề này, bao gồm cả Mộc Tinh và Thổ Tinh trong khoảng thời gian từ 1749-1913 và Thủy Tinh, Trái Đất và Kim Tinh trong khoảng thời gian 1856-1913. Theo Hungtington, vào năm 1923, Clayton phát hiện thấy vệt đen mặt trời tăng gấp đôi do các hành tinh trong quá trình quay quanh mặt trời. Ông cũng phát hiện thấy Mộc Tinh làm gia tăng sức nâng của thủy triều từ hai đến ba lần so với trái đất và độ lớn quan sát được của vệt đen mặt trời gần như là lũy thừa ba của ba. Vì vậy, ông kết luận quá trình tạo nên vệt đen tăng nhanh nhiều lần hơn so với lực thủy triều. Do đó, Huntington cho biết có ảnh hưởng tĩnh điện (tham khảo Schuster). Huntington viết: “năng lượng xuất phát từ các hành tinh có thể không lớn hơn nhấn một cái nút, là cái nút để kích hoạt một vụ nổ. Một khi lốc xoáy nhỏ xuất hiện, chuyển động chậm có thể được tăng lên bởi ứng suất do các lớp bên ngoài của mặt trời bị làm nguội nhanh hoặc thay đổi tốc độ xoay của mặt trời tại các vĩ độ khác nhau.
Lý thuyết hành tinh nhận được sự ủng hộ của Iron Curtain, vào năm 1926, A.H.Tchijevsky, giáo sư lịch sử, đại học Mát cơ va, công bố một nghiên cứu ngạc nhiên nhưng ít được biết đến, “Các thảm họa bệnh dịch và hoạt động định kỳ của mặt trời- Epidemic Catastrophes and Periodical Solar Activity” cho thấy tương quan nổi bật giữa hoạt động vệt đen mặt trời với vị trí của Mộc Tinh, Trái Đất, Kim Tinh và Thủy Tinh. Tuy nhiên, ông phát biểu: “Một khó khăn với tất cả các lý thuyết hành tinh để giải thích sự xuất hiện của vệt đen mặt trời là hành động thủy triều của các hành tinh quá nhỏ để gây nên các vụ nổ trên bầu khí quyển mặt trời trên cơ sở lực hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu cho rằng mỗi hành tinh là các điện thế điện tích khác nhau thì có lẽ sẽ có một nền tảng mới để tấn công lý thuyết vệt đen mặt trời từ quan điểm lý thuyết hành tinh.” Khi nghiên cứu của Tchijevsky được công bố trên U.S.S.R, ông bị Stalin trục xuất đến Siberia nhưng sau đó được phóng thính khi Khruschev lên nắm quyền. Nhưng ông mất ngay sau đó vào năm 1964.
Vào năm 1928, H.Voigt, nhà nghiên cứu người Đức xây dựng biểu đồ mô tả ảnh hưởng kết hợp của Hải Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh và Mộc Tinh để có một tương đồng với đường cong vệt đen mặt trời từ năm 1749 đến 1942.
Một đóng góp quan trọng nhưng ít biết đến là của nhà khoa học người Na Uy, K.G.Meldahl, khi vào năm 1932 công bố một đề tài tạm thời ở Na Uy và vào năm 1938 được chuyển dịch sang tiếng anh: “Lực thủy triều trên hào quang mặt trời do các hành tinh tạo ra (Tidal Forces in the Sun’s Corona due to the Planets” trong khoảng thời gian từ 1921-1938. Ông tính toán lực thủy triều của Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Mộc Tinh và Thổ Tinh như trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Lực thủy triều của các hành tinh (Meldahl) | |
Hành Tinh | Lực Thủy Triều |
Thủy Tinh | 16.3-57.3 |
Kim Tinh | 63.4-66.1 |
Trái Đất | 28.9-31.9 |
Mộc Tinh | 58.9-78.7 |
Thổ Tinh | Ước khoảng 3.3 |
Hỏa Tinh | Ước khoảng 0.9 |
Sau đó ông cộng các lực trên theo hướng để có được chiều cao của sóng lực chạy quanh đường xích đạo và tạo ra một biểu đồ lực thủy triều cho mỗi 17 ngày từ năm 1923 đến 1966. Meldahl kết luận: “Các biến động trong hào quang mặt trời là do tác động thủy triều từ các hành tinh, bao gồm lực nâng lên và lực hạ xuống, được kết hợp với các lực tiếp tuyến.” Giá trị được trình bày trong bảng 1 dựa trên Luật hấp dẫn cổ điển của Issac Newton, cho thấy lực thủy triều được tạo ra bởi một hành tinh lên mặt trời thay đổi theo khối lượng của mỗi hành tinh chia cho lũy thừa ba khoảng cách của mỗi hành tinh đến mặt trời. Do đó, nó tính đến hiệu ứng độ lệch tâm quỹ đạo của các hành tinh. Ông phát hiện thấy khi Thổ Tinh, Mộc Tinh, Trái Đất và Kim Tinh nằm ở phía bắc xích đạo của mặt trời, lực thủy triều kết hợp của các hành tinh trên sẽ đạt đỉnh.
Vào năm 1935, Clayton xây dựng một đường cong dựa trên các khoảng thời gian trung bình của Thổ Tinh, Mộc Tinh, Kim Tinh, Thủy Tinh và Trái Đất từ đó ông đưa ra dự báo chính xác về đỉnh của vệt đen mặt trời vào năm 1937. Ông tính khoảng thời gian trung bình của các cặp hành tinh khi chúng có khoảng cách xa nhất so với xích đạo trái đất và phát hiện thấy có hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc tạo nên vệt đen mặt trời là sự giao hội của Mộc Tinh-Thổ Tinh và Kim Tinh-Thủy Tinh. Vào năm 1943, ông cho rằng lý do có thể là vì Mộc Tinh và Thổ Tinh là hai hành tinh lớn nhất trong khi Thủy Tinh và Kim Tinh là hai hành tinh gần mặt trời nhất.
Vào năm 1936, nhà thiên văn người California, Fernando Sanford báo cáo trong “Ảnh hưởng của hình thể hành tinh đến tần suất của mặt trời” như sau: 1) số lượng vệt đen mặt trời lớn hơn 76.9% khi Kim Tinh và Trái Đất nằm ở hai phía đối ngược nhau của mặt trời so với khi chúng nằm về cùng một phía; 2) có mức tăng 15% trong số lượng vệt đen mặt trời khi Thủy Tinh và Trái Đất nằm về các phía đối ngược nhau của mặt trời; 3) giá trị trung bình của số lượng vệt đen mặt trời khi Kim Tinh và Thủy Tinh nằm ở hai phía ngược nhau của mặt trời là lớn hơn 24.9% so với khi chúng nằm về cùng một phía; 4/ các vệt đen quan sát được khi Kim Tinh và Thủy Tinh nằm ở góc 90 độ là lớn hơn 8.8% so với khi chúng nằm cùng một phía của mặt trời.”
Vào năm 1940, giáo sư William A.Luby, viết trên Thiên văn học phổ cập (Popular Astronomy), đưa ra một lý thuyết cho rằng, hành động của các hành tinh là bởi lực kéo tiến động trên xích đạo của mặt trời hình dẹt hơn là bởi tác động thủy triều. Sau khi thảo luận về các giá trị nhỏ của lực kéo thủy triều do các hành tinh tạo ra, giáo sư Luby phát biểu: “Tuy nhiên, ảnh hưởng tiến động của mỗi hành tinh đối với mặt trời là lớn hơn rất nhiều so với ảnh hưởng thủy triều và những bất ổn của mặt trời cũng lớn tương ứng.” Điều này khiến Clayton tiến hành kiểm tra lại nghiên cứu của ông vào năm 1923 và ông đưa ra báo cáo vào năm 1941 rằng “đối với cả Trái Đất và cả Kim Tinh, đỉnh vệt đen mặt trời trong quá trình xoay quay mặt trời là giống hệt như lý thuyết của giáo sư Luby.” Trong trường hợp Kim Tinh, khoảng thời gian được nghiên cứu là khoảng 104 năm từ 1837 đến 1940 trong khi trường hợp của Trái Đát là khoảng 100 năm từ 1838 đến 1937. Đỉnh vệt đen mặt trời xuất hiện khi cả hai thực thể này có khoảng cách xa nhất trong mặt phẳng hệ mặt trời.
Vào năm 1942, Clayton công bố: “các khoảng thời gian quan trọng đối với mẫu hình vệt đen mặt trời không phải là do các hành tinh riêng lẻ mà là do sự giao hội của các hành tinh vào đúng hoặc gần thời điểm khoảng cách của chúng là lớn nhất phía trên hoặc phía dưới mặt phẳng xích đạo mặt trời. Hai yếu tố lớn nhất đối với việc tạo ra vệt đen mặt trời là giai đoạn giao hội giữa Mộc Tinh và Thổ Tinh (tham khảo Brown) và khoảng thời gian giao hội giữa Kim Tinh và Thiên Vương Tinh khi chúng nằm tại điểm xa nhất so với mặt phẳng của xích đạo mặt trời.”
Vào năm 1946, nhà khí tượng học người Mỹ Maxwell O.Johnson, trong Sự tương quan của chu kỳ thời tiết, hoạt động mặt trời, giá trị từ trường trái đất và hình thể các hành tinh (Correlation of Cycles in Weather, Solar Activity, Geomagnetic Values and Planetary Configurations) trình bày quan điểm tương tự những nghiên cứu của Tchijevsky cách trước đó 20 năm, khi ông cho rằng: “Trong phân tích của chúng tôi về số lượng vệt đen mặt trời, tất cả các định kỳ chính được phát hiện có tương quan với khoảng thời gian tôn giáo (synodic period) giữa các hành tinh lớn. Sự tương quan chặt chẽ này chỉ ra những biến động trong hoạt động mặt trời, thông qua số lượng vệt đen mặt trời, là do ảnh hưởng từ hình thể các hành tinh. Những ảnh hưởng của các hành tinh không phải là lực hấp dẫn mà là từ trường hoặc điện tích. Nếu các hành tinh có mang điện tích, các lực giống như thủy triều của chúng hút hoặc đẩy mặt trời có thể tạo nên những biến động mang tính định kỳ và đưa ra một lý giải tốt hơn so với lý thuyết từ trường thuần túy. Tính định kỳ trong bức xạ mặt trời, thời tiết và dữ liệu từ trường trái đất cũng có vẻ tương quan với tính định kỳ vệt đen mặt trời và hình thể các hành tinh. Lực hấp dẫn cũng có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong những giai đoạn có bức xạ mặt trời hơn là chúng thể hiện trong vệt đen mặt trời.”
Johnson phát hiện thấy một ảnh hưởng kìm nén giống như thủy triều lên vệt đen mặt trời khi Thổ Tinh nằm đối diện hoặc giao hội với Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh hoặc Diêm Vương Tinh. Luật Coulomb phát biểu rằng lực xuất hiện giữa các vật tĩnh điện tỷ lệ thuận với độ lớn của mỗi vật và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các vật. Johnson khẳng định Thổ Tinh-Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh-Hải Vương Tinh và Thổ Tinh-Diêm Vương Tinh có các lực bằng nhau vì khoảng cách tương đối của chúng đến mặt trời là 1, 1.5 và 2 và ảnh hưởng tối đa của chúng do đó khoảng 80, 35 và 20 trong số lượng vệt đen mặt trời.
Bảng 2: Lực thủy triều của các hành tinh (stetson) | |
Hành Tinh | Lực Thủy Triều |
Thủy Tinh | 1.10 |
Kim Tinh | 2.11 |
Trái Đất | 1.00 |
Hỏa Tinh | 0.03 |
Mộc Tinh | 2.17 |
Thổ Tinh | 0.11 |
Thiên Vương Tinh | 0.02 |
Vào năm 1941, nhà thiên văn người Mỹ, H.T.Stetson, trong Hoạt động của các vệt đen mặt trời (Sunspots in Action), phát biểu: “Kr. Birkeland thực hiện một nghiên cứu công phu về đường cong vệt đen mặt trời và ảnh hưởng của Mộc Tinh, Trái Đất và Kim Tinh. Theo cách này, ông không chỉ có thể tính toán nhiều đỉnh lớn của vệt đen mặt trời mà còn nhiều biến động nhỏ.” Stetson tính toán giá trị của hiệu ứng thủy triều do các hành tinh như trong bảng 2.
Kết quả tính toán của Stetson dựa trên định luật hấp dẫn của Issac Newton, cho rằng lực nâng thủy triều (tide-raising force) biến thiên trực tiếp theo khối lượng hành tinh và nghịch đảo lũy thừa ba khoảng cách của nó đến mặt trời (tham khảo Meldahl). Ông cho biết: Khả năng các lực nâng thủy triều của các hành tinh có thể nằm trong quá trình tạo nên những dao động lớn trong bầu khí quyển mặt trời theo rất nhiều cách như thể sự cộng hưởng bước chân hành quân của một trung đoàn có thể sập cây cầu sắt. Sóng thủy triều tổng hợp tại bất cứ thời điểm nào do đó phụ thuộc vào vị trí của các hành tinh so với các hành tinh khác và với mặt trời.”
Stetson tính toán lại đường cong (hình 6) được trình bày bởi Clayton, trong đó có 7 hành tinh. Tìm những thời điểm mà mỗi cặp hành tinh nằm ở khoảng cách xa nhất so với xích đạo của mặt trời như một thời kỳ, Clayton tính khoảng thời gian trung bình của các hành tinh trong lúc xây dựng đường cong trùng khớp với đường cong vệt đen mặt trời từ năm 1840-1945. Đường cong được dự đoán cho thấy đỉnh vệt đen mặt trời kế tiếp có thể là vào năm 1948; nhưng thực tế xuất hiện vào năm 1947. Tương tự, đáy thấp thực tế vào năm 1954 thay vì 1955.
Hình 6. Đường cong vệt đen mặt trời của Clayton
Hình 7. Tương quan hành tinh và vệt đen mặt trời của Bollinger
Vào năm 1953, giáo sư C.J.Bollinger của Đại học Oklahoma, trong Bản Đồ Thời Tiết Mặt Trời Theo Các Hành Tinh (Atlas of Planetary Solar Climate), xây dựng một đường cong (hình 7) thể hiện sự tương quan thích hợp giữa chu kỳ 11.19 năm của vệt đen mặt trời với chu kỳ tương tự được tạo bởi các góc 0 độ, 45 độ và 90 độ của Mộc Tinh-Kim Tinh-Trái Đất trong giai đoạn 1749-1955. (Điều này gợi nhớ lại vào năm 1867, giáo sư Norton của Yale nói: “Các hành tinh có ảnh hưởng lớn nhất là Mộc Tinh và Kim Tinh).
Bollinger nói: “Thái Dương Hệ được quan sát theo cách truyền thống của Copernicius, Kepler, Newton, Euler và Laplace là nhật tâm, cơ chế chuyển động liên tục không ngừng, trong đó thật hợp lý khi giả định các hành tinh, thông qua lực hấp dẫn đối với Mặt trời, gây ra sự cân bằng trực tiếp với thủy triều mặt trời giống như thủy triều trên đại dương và khí quyển trái đất được gây ra bởi lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời. Chỉ số thủy triều mặt trời do các hành tinh, tính toán theo nguyên lý được chấp nhận chung, cho thấy thay đổi đến 30% phía trên và phía dưới giá trị trung bình, và do đó ảnh hưởng đến áp suất và ổn định khí gas của mặt trời và vì vậy ảnh hưởng đến bức xạ và thời tiết của các hành tinh.
“Độ lệch tâm của quỹ đạo các hành tinh tạo nên hướng cũng như mức độ thẳng hàng quan trọng. Mộc Tinh và Kim Tinh, cả hai hành tinh này có lực thủy triều mạnh nhất, lần lượt là 2.233 và 2.1333 trong thái dương hệ trong đó lực thủy triều của Trái Đất tại khoảng cách trung bình bằng 1, có sự thẳng hàng lặp lại với mặt trời vào khoảng gần 4 tháng (trung bình 118.4 ngày). Các pha của chu kỳ cơ bản này lặp lại sớm hơn khoảng 9 ½ ngày vào năm tiếp theo. Kim Tinh và Trái Đất có sự thẳng hàng định hướng lặp lại vào khoảng 4 năm. Khoảng 12 năm thì Trái Đất và Kim Tinh có sự thẳng hàng định hướng lặp lại với Mộc Tinh. Vào khoảng 83 năm, Mộc Tinh, Kim Tinh và Trái Đất gần như nằm trên đường thẳng định hướng chính xác lặp lại. Khoảng 59 năm, Thủy Tinh và Thổ Tinh, cả hai hành tinh này đều có quỹ đạo lệch tâm và có các đường cùng điểm (apse line) chỉ cách nhau 15 độ, gia tăng sức mạnh của chu kỳ Mộc Tinh-Kim Tinh-Trái Đất đối với thủy triều mặt trời.”
Vào tháng 10 năm 1968, trên số ra của Cycles, E.R.Dewey, Phó chủ tịch của The Foundation for Study of Cycles (Hội nghiên cứu chu kỳ), viết một bài báo quan trọng: “Chìa Khóa Về Mối Quan Hệ Giữa Vệt Đen Mặt Trời và Hành Tinh”, trong đó ông nói: “Chúng tôi phát hiện điều gì đó có vẻ như là chìa khóa quan trọng đối với mối quan hệ hành tinh-vệt đen mặt trời. Chìa khóa này là các hành tinh liên quan với chu kỳ vệt đen mặt trời gấp đôi (22.22 năm) thay vì chu kỳ mặt trời thông thường (11.11. năm).” (Phát hiện của Hale vào năm 1912.)
Dewey nói: “ Sự giao hội hành tinh nhật tâm (lấy mặt trời làm trung tâm) xảy ra khi nhìn từ mặt trời, bất cứ hai hành tinh nào nằm trên một đường thẳng với nhau có cùng một kinh độ-nghĩa là mặt phẳng dọc như nhau. “Khoảng thời gian” giao hội (gọi là khoảng thời gian tôn giáo –synodic period) là khoảng thời gian giữa các lần giao hội liên tiếp của cùng hai hành tinh. Vì có 9 hành tinh, và vì mỗi hành tinh lại giao hội với các hành tinh khác, nên có 36 khoảng thời gian tôn giáo: Thủy Tinh và Kim Tinh, Thủy Tinh và Trái Đất, Thủy Tinh và Hỏa Tinh, Thủy Tinh và Mộc Tinh…, Kim Tinh và Trái Đất, Kim Tinh và Hỏa Tinh, Kim Tinh và Mộc Tinh…
“Vệt đen mặt trời tăng lên và giảm xuống theo các sóng dao động trong khung chiều dài từ 7 năm đến 17 năm, nhưng có khoảng thời gian (có chiều dài trung bình là 11.11 năm). Các vệt đen mặt trời thông thường xuất hiện theo từng cặp. Vệt đen mặt trời bị từ trường hóa. Trong một sóng của chu kỳ vệt đen mặt trời, vệt đen dương sẽ đi về Bán Cầu Bắc của mặt trời; vệt đen âm sẽ đi về phía Bán Cầu Nam của mặt trời. Trong sóng kế tiếp, điều này xảy ra theo chiều ngược lại: vệt đen âm sẽ di chuyển về Bán Cầu Bắc, trong khi vệt đen dương sẽ đi về hướng Bán Cầu Nam. Do đó nó tạo ra hai sóng hoặc hai chu kỳ vệt đen mặt trời, như thường được gọi, vì hành vi lặp lại vị trí bắt đầu. Khoảng thời gian của chu kỳ vệt đen mặt trời gấp đôi là 22.22 năm. Đảo ngược của vệt đen mặt trời trước đó khiến C.N.Anderson vào năm 1939 đã gán giá trị âm cho số lượng vệt đen mặt trời trong các chu kỳ vệt đen mặt trời hoán đổi.”
Bảng 3: Khoảng thời gian của các hành tinh và vệt đen mặt trời | |||
Hành Tinh | Khoảng thời gian
tôn giáo trung bình |
Chiều dài vệt đen mặt trời | Chênh lệch trong phần đơn vị sau dấu thập phân |
Thiên Vương Tinh & Diêm Vương Tinh | 126.95 năm | 123.72 năm | 0.055 |
Thổ Tinh & Thiên Vương Tinh | 45.36 năm | 45.47 năm | 0.014 |
Mộc Tinh & Thổ Tinh | 19.86 năm | 19.78 năm | 0.054 |
Mộc Tinh & Thiên Vương Tinh | 13.81 năm | 13.78 năm | 0.041 |
Mộc Tinh & Diêm Vương Tinh | 12.46 năm | 12.40 năm | 0.103 |
Hình 8, Phần 1 minh họa chu kỳ 11.11 năm truyền thống; Phần 2 minh họa Chu kỳ vệt đen mặt trời gấp đôi (22.22 năm) trong đó chu kỳ hoán đổi của Phần 1 bị đảo ngược; Phần 3 minh họa Chu Kỳ Vệt Đen Mặt Trời Gấp Đôi, ít hơn chu kỳ 22.22 năm và với giá trị dư thừa tối thiểu, cho thấy “một chu kỳ điều hòa, chi phối, rõ ràng khoảng 18 năm (chiều dài chính xác là vào khoảng 17.93 hoặc 17.94 năm).” Phụ lục 2 minh họa kết quả của “Thăm Dò Khoảng Thời Gian Hệ Thống của Số Lượng Vệt Đen Mặt Trời từ 1700-1965” do Dewey thực hiện. (Thăm dò một khoản thời gian hệ thống bao gồm việc làm khớp với dữ liệu nhiều chu kỳ để nhận thấy chu kỳ nào là mạnh nhất, về trung bình, và do đó chắc chắn là kết quả của lực chu kỳ thực tế.)
Hình 8.Chu kỳ vệt đen mặt trời của Dewey
Năm khoảng thời gian tôn giáo quan trọng nhất tương quan cao với một trong 15 khoảng thời gian tôn giáo khác trong khung từ 12 đến 133 năm được thể hiện trong Bảng 3.
Sự tương đồng là rất giống nhau. Chúng lần lượt gần với các phân số đơn vị 0.055, 0.014, 0.054, 0.041 và 0.103 của các đồng nhất thức thực tế.
Liệu sự tương đồng này có thay đổi? Có, nhưng không dễ.
Vào năm 1969, tiến sĩ J.B.Blizard, nhà nghiên cứu vật lý, Đại học Dever, công bố: “dự báo với khung thời gian dài của hoạt động thái dương hệ bây giờ có thể đã trở thành hiện thực. Các hạt Proton được cho là liên quan đến vị trí của Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất và Mộc Tinh, có khả năng ảnh hưởng đến lực thủy triều trên mặt trời hoặc tốc độ thay đổi gia tốc mặt trời trong cấu trúc quán tính của hệ quy chiếu. Thiếu một giải thích rõ ràng vào lúc này liệu vị trí của hành tinh ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động mặt trời không làm giảm đi giá trị dự báo của phương pháp này.”
Hình 9. Tương quan vệt đen mặt trời-các hành tinh của Wood
Phát triển mới nhất của lý thuyết mẫu hình vệt đen mặt trời được công bố trong số ra ngày 10 tháng 11 năm 1972 của tạp chí khoa học quốc tế Nature, của K.D.Wood tại Khoa Học Kỹ Thuật Không Gian Vũ Trụ, Đại học Colorado, Boulderm, Colorado. Wood cho Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất và Mộc Tinh là “các hành tinh thủy triều” và các đường cong thể hiện (Hình 9) cho thấy tương quan cao giữa chiều dài chu kỳ trung bình của vệt đen mặt trời là 11.05 năm với thủy triều hành tinh là 11.08 năm trong giai đoạn 1800-2000. Đỉnh của hai chu kỳ vệt đen mặt trời tiếp theo được dự báo xuất hiện vào năm 1982.0 và 1993.4, với “sai số có thể là ít hơn một năm.” Phụ lục 3 trình bày các bảng so sánh ngày đỉnh vệt đen mặt trời với ngày của đỉnh dao động thủy triều của các hành tinh.
Trong số ra tháng 1/tháng 2 năm 1973 của The Sciences (Khoa Học), do Viện Khoa Học New York công bố, đưa những bình luận ấn tượng sau về Woods:
“Sự quan trọng hóa của chiêm tinh học về góc giao hội, góc đối ngược, nhà và các pha luôn khiến các nhà khoa học bực bội”, nhưng suy nghĩ tiêu cực này cần phải xem xét lại. Các nhà khoa học không gian của Trường đại học Colorado cho thấy sự liên quan của chu kỳ 11.1 năm trong hoạt động vệt đen mặt trời với vị trí của các hành tinh. K.D.Wood chỉ ra trên Nature vào ngày 10 tháng 11 rằng Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất và Mộc Tinh có tác động thủy triều đáng kể đối với mặt trời. Những thay đổi ước lượng thủy triều trên bề mặt của mặt trời từ vị trí các hành tinh từ năm 1750, ông so sánh với chỉ số bùng nổ vệt đen mặt trời quá khứ của Waldmeier có tương quan chặt chẽ giữa sự lên xuống thủy triều, ngày đạt đỉnh và yên lặng trong hoạt động vệt đen mặt trời. Trong một số ít chu kỳ, độ trễ vệt đen mặt trời nằm phía sau thủy triều vài năm nhưng thực tế này có thể chỉ ra các yếu tố không do thủy triều.
“Vệt đen mặt trời được biết đến là nguyên nhân gây nhiễu sóng radio qua tầng điện ly; nếu như chúng cũng ảnh hưởng đến các dạng hành vi thuộc trái đất khác, các nhà chiêm tinh học có thể đã có một cơ sở cho môn khoa học huyền bí của họ.”
Tài liệu tham khảo
- Chương 4, sách “Financial Astrology” của David William.