Chỉ số VN-Index có ngày phân phối khi giá giảm -0.35% với khối lượng cao hơn phiên trước. Như vậy, tổng cộng có 4 ngày phân phối đối với VN-Index và theo bảng hướng dẫn của CANSLIM, chúng tôi bắt đầu bật đèn vàng, cảnh báo khả năng thay đổi xu hướng của VN-Index.
Tuy nhiên, có sự tranh cãi về ngày phân phối 4/6, là ngày phân phối dạng lưỡng lự (churning day). Spread giá hẹp trong khi vol cao hơn phiên trước, và giá đóng cửa thấp nhất ngày. Trong các phiên sau đó, VN-INdex cũng không tăng quá 5% so với giá đóng cửa này. Các ngày phân phối dạng Churning Day rất khó đánh giá và luôn để lại nhiều tranh cãi. Nếu đây không phải là ngày phân phối thì VN-Index chỉ có 3 ngày phân phối theo định nghĩa của O’Neil. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng khi một số leader cũ bị gãy, chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm cũ về ngày phân phối 4/6.
VN-Index vẫn nằm đúng MA20 ngày và điều đó khiến chúng tôi lo lắng về triển vọng tăng giá. Để tiếp tục tăng giá, VN-Index nên tiếp tục vượt qua MA20 ngày. Chúng tôi cảnh báo nếu VN-Index không vượt được MA20 ngày, khả năng sẽ xuyên thủng MA50 ngày. Mức hỗ trợ Fibo 50% là 780 điểm.
Quan điểm của chúng tôi cho rằng thị trường nhiều khă năng sẽ chạy Trading Range trong vài tuần tới, với đỉnh là ngày 11/6 và đáy là ngày 15/6.
DBC, một cổ phiếu leader từ đầu sóng tăng vào đáy tháng 4 đã bị bán tháo mạnh. Tương tự như thế, một số leader khác như DGW, cũng mất điểm nhẹ. Nhưng lưu ý, DGW hiện đang ở nền giá 1 và giá đã tăng 31% từ điểm breakout mẫu hình chiếc cốc-tay cầm. Điều này đồng nghĩa bạn nên sử dụng quy tắc 8 tuần của O’Neil. Công cụ để chốt lãi là MA10 ngày theo như hướng dẫn tại nhóm Trend Trader.
Thị trường không giảm sâu trong phiên ngày hôm nay nhờ lực đỡ của một số cổ phiếu vốn hóa lớn như FPT, VCB. Chúng tôi cho rằng, nếu các trụ cột này tiếp tục được giữ thì khả năng VN-Index chạy vùng Trading Range là rất cao. Trong bối cảnh này, dòng tiền thường tập trung ở một số Mid Cap.
Nên nhớ VCB là leader ngành ngân hàng và đóng góp rất nhiều khả năng trụ cho VN-Index. Diễn biến của VN-Index phụ thuộc nhiều vào VCB. VCB có thể hình thành Cup and handle hoặc các mẫu hình khác. Chúng tôi chưa có quan điểm rõ ràng về mã cổ phiếu này tại thời điểm bây giờ (giống như VN-Index).
Dòng tiền vẫn tập trung vào nhóm Mid Cap khi các trụ lớn đang giữ Index không thay đổi nhiều. Cổ phiếu PET phiêm hôm nay có điểm breakout mẫu hình lá cờ của CANSLIM.
Cổ phiếu ICT tiếp tục tăng sát giá trần. Đây là một cổ phiếu mới lên sàn và có điểm breakout từ nền giá phẳng như bình luận ở các bài viết trước.
HND là một cổ phiếu khác có điểm mua ngày hôm nay. HND đã có điểm breakout từ nền giá phẳng (Flat Base) nằm chồng trên mẫu hình Cup and handle. Cổ phiếu này đã thiết lập đỉnh 52 tuần mới. Đây cũng là điểm mua Dellphic Buy của nhóm Trend Trader.
CTD cũng là một leader khác vừa trở lại với điểm mua Pocket Pivot vào ngày 22/6/2020 và nối tiếp bằng điểm mua Gap Up trong phiên giao dịch ngày hôm nay. CTD hoạt động theo chiến lược “Giá kéo ngược về đường MA50 ngày” của CANSLIM. Phiên giao dịch ngày hôm nay CTD cũng là điểm breakout thoát khỏi kênh giá zigzag và đưa hành vi giá trở lại xu hướng tăng. Trước ngày đại hội cổ đông 30/6, CTD đã có biến động lớn về tình hình nhân sự. Sau những lần tố nhau trên truyền thông, tình hình nhân sự tại Coteccosn đang có những diễn biến mới khi 2 Thành viên HĐQT là ông Nguyễn Sỹ Công và ông Trần Quyết Thắng từ nhiệm, thay vào đó là 2 đại diện đến từ Kusto và The8th.
Bạn đọc tìm hiểu phương pháp CANSLIM ở cuốn sách dưới đây. Cám ơn các bạn mua sách bản quyền để nhóm dịch giả có kinh phí duy trì hoạt động của website.
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”