Triển vọng tích cực nhờ Nghị định kinh doanh xăng dầu mới.
Bộ Công Thương vừa trình dự thảo Nghị định mới về xăng dầu thay thế Nghị định 80/2023 lần thứ hai. Chúng tôi thấy rằng có những thay đổi đáng kể trong nghị định mới này sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xăng dầu.
Cụ thể, doanh nghiệp trong ngành sẽ có cơ chế mới để xác định giá bán lẻ, chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức một cách linh hoạt hơn.
Về cơ chế giá, Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới nhất nêu rõ Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sẽ không trực tiếp tính toán ban hành giá cơ sở để xác định giá bán lẻ vì quá trình này có hai vấn đề.
Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp phải thực hiện nhiều bước và mất nhiều thời gian.
Thứ hai, các thành phần trong giá cơ sở được tính theo các dữ liệu được hình thành trong quá khứ với thời gian tương đối dài theo quý, khiến giá cơ sở không phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của thị trường.
Thay vào đó, nhà nước sẽ chỉ công bố giá thế giới bình quân trên cơ sở 7 ngày/lần (hoặc 15 ngày). Các thương nhân đầu mối xăng dầu sẽ căn cứ các yếu tố cố định như thuế các loại, được quyền cộng thêm các khoản chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức được quy định trong nghị định để công bố giá bán lẻ trên thị trường.
Ngoài ra, giá bán lẻ không được phép vượt quá giá tối đa được xác định theo công thức của nghị định mới (chỉ được phép vượt không quá 2% giá tối đa đối với địa bàn xa cảng xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu khiến chi phí tăng cao).
Chúng tôi cho rằng công thức tính giá cơ sở tại Nghị định số 80/2023/NĐ-CP và công thức tính giá bán lẻ tối đa tại dự thảo nghị định mới không quá khác biệt, ngoại trừ phương án 2 khi tính chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức. Hai yếu tố này được xác định dựa trên biến động thực tế của giá dầu thế giới chứ không phải là một con số cố định.
Nhìn chung, chúng tôi tin rằng PLX có thể hưởng lợi từ nghị định mới nhờ quy mô doanh nghiệp lớn và vị thế dẫn đầu trong ngành:
• PLX thường có giá CIF thấp nhất ngành nhờ được hưởng mức chiết khấu cao hơn đối với nguyên vật liệu đầu vào (cả nguồn trong nước và nhập khẩu) so với các doanh nghiệp khác.
• Chúng tôi tin rằng quy mô của các doanh nghiệp tham gia càng lớn thì khả năng giảm chi phí hoạt động thực tế và đạt biên lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác càng lớn. Tại Việt Nam, các đơn vị phân phối xăng dầu chỉ thu được lợi nhuận cố định theo quy định và ăn chênh lệch giữa chi phí kinh doanh cố định theo quy định và chi phí
hoạt động thực tế.
• Đội tàu chở dầu do PLX sở hữu cũng giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển. Những lợi thế này cho phép PLX giảm chi phí, tạo tiền đề để điều chỉnh chính sách giá bán lẻ linh hoạt hơn cho khách hàng, qua đó cải thiện biên lợi nhuận và mở rộng thị phần.
Theo ước tính của VNDirect, biên lợi nhuận gộp của PLX tăng thêm 0.5% lên 6.1%.
Công Ty Chứng Khoán VNDirect có mục tiêu giá PLX cao nhất là 47,100 đồng.
Vào đầu tháng 7, CTCK VNDirect nâng giá mục tiêu đối với cổ phiếu PLX thêm 7% lên 47,100 đồng. Đây là mục tiêu giá cao hơn so với các CTCK khác như 46,300 đồng của ACBS, hay 44,500 đồng của VCSC.
VNDirect cho rằng nhu cầu tăng trưởng sản lượng xăng dầu năm 2024 lạc quan hơn, ở mức 7.1%, cao hơn dự phóng trước đó của họ là 5.2%.
Chưa kể, PLX sẽ giành thêm thị phần từ các nhà phân phối nhỏ bị thu hồi giấy phép, nâng thị phần từ 51% lên 52%.
Với biên lợi nhuận gộp cải thiện, lợi nhuận ròng của PLX dự đoán tăng mạnh trong năm 2024 lên mức 2,571 tỷ, tăng 25% yoy.
Cổ phiếu PLX leo lên đỉnh 2 năm vào ngày 4/7/2024. Điểm mua của cổ phiếu PLX được công bố trong Room zalo Elibook (liên hệ zalo 0977.697420) hoặc xem thêm ở kênh Youtube