FPT lại “nhàm chán” tăng trưởng lợi nhuận tháng 8 là 22% yoy và thị trường đang nhàm chán với cổ phiếu công nghệ?

Sáng ngày 17/9/2024, FPT công bố KQKD tháng 8/2024 tích cực. Mảng công nghệ tiếp tục là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính trong khi có sự cải thiện ở mảng viễn thông.

Theo đó, doanh thu và lợi nhuận thuần  trong tháng 8 đạt lần lượt 5,421 tỷ đồng và 722 tỷ đồng, tăng 23% và 22% yoy. Kết quả trên đẩy doanh thu và lợi nhuận thuần 8 tháng đầu năm 2024 tăng lần lượt 21% và 23% yoy lên 39,700 tỷ đồng và 5,000 tỷ đồng.

CTCK HSC (18/9/2024) cho biết họ đang trong quá trình đánh giá lại triển vọng lợi nhuận và giá mục tiêu 147,000 đồng. Hiện đây là giá mục tiêu cao nhất dành cho FPT. BVSC (8/8/2024) trong khi Update KQKD Q2 cũng duy trì giá mục tiêu 147,000 (MUA), dựa trên dự phóng LNST-CĐTS năm 2024 đạt 7,836 tỷ (+21.2% yoy), và  LNST-CĐTS năm 2025 đạt 9,599 tỷ (+22.5% yoy).

Sự hào hứng dành cho cổ phiếu công nghệ đang chững lại. Mới nhất, KBSV (17.9.2024) đưa ra giá mục tiêu 142,800 đồng (Trung Lập), mặc dù tăng 7% dự phóng LNST-CĐTS năm 2024 lên 8,028 tỷ đồng (+25% yoy), và tăng 21% LNST-CĐTS năm 2025 đạt 9,766 tỷ (+23% yoy).

Trong tháng 7 và tháng 8, một số công ty chứng khoán bắt đầu tỏ ra thận trọng với FPT khi các mức giá mục tiêu thấp dần.

VCSC (7/8/2024) duy trì khuyến nghị mua, nhưng giảm -3% giá mục tiêu xuống 143,700 đồng, dựa trên việc giảm -3% tổng lợi nhuận 2024-2026.

Trước đó, SSI (28/6/2024): Nâng 30% giá mục tiêu 141,500 đồng (hạ xuống Trung Lập). LNST 2024=9,293 tỷ (+19% yoy). LNST 2025=11,086 tỷ (+19% yoy).

Cổ phiếu FPT đang có RS (Sức Mạnh Giá Tương Đối) là 90, nằm trong số các cổ phiếu hoạt động tốt trên thị trường. Cổ phiếu FPT đang xây tay cầm với điểm mua 135,000 đồng, nhưng đang là nền giá số 3. Elibook thường tập trung mua vào các nền giá số 1 và số 2. Chi tiết tín hiệu giao dịch có trong room zalo Elibook Trader (0977.697.420).

Tăng trưởng tiêu thụ chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ sẽ là động lực cho doanh thu. Chi tiêu cho lĩnh vực CNTT toàn cầu vẫn tiếp tục được kỳ vọng tăng lên sẽ là yếu tố thúc đẩy mảng CNTT của FPT trong năm 2024. Theo đó, KBSV đưa ra dự phóng doanh thu mảng CNTT năm 2024 tăng trưởng 22.11%

Backlog tăng 17% so với cùng kỳ, mở rộng hiện diện tại Mỹ

Doanh thu ký mới đạt 18,671 tỷ đồng (+22.4% svck), chủ yếu do Tập đoàn đã đẩy sớm việc ký mới vào cuối năm 2023.

6 tháng đầu năm 2024, FPT tiếp tục ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, thắng thầu 27 dự án lớn với quy mô trên 5 triệu USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu tại thị trường Nhật và Châu Á – Thái Bình Dương.

KBSV dự đoán số lượng kỹ sư tăng thêm 12%. Được biết, FPT vừa chạm mốc 80,000 kỹ sư trong dịp kỷ niệm 36 năm thành lập.

Liên tục đầu tư mở rộng hệ thống đào tạo tập trung vào các xu hướng mới của Công nghệ thông tin

Kinh doanh giáo dục là mảnh ghép giải quyết khan hiếm nhân lực trong dài hạn. FPT bổ sung thêm các chương trình giảng dạy mới, mục tiêu đào tạo đội ngũ bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới.

Doanh thu dự kiến từ mảng giáo dục và đầu tư đạt 1,649 tỷ VND (+22.88% YoY).

Mảng Giáo dục & đầu tư tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong 1H2024, đem về doanh thu 3,017 tỷ đồng (+32% YoY) và LNTT 987 tỷ VND (+20% YoY). Với việc đều
đặn đầu tư CAPEX vào mảng giáo dục trong các năm tới, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, FPT có khả năng duy trì và thu hút số lượng sinh viên mới nhập học, qua đó giữ kết quả kinh doanh tăng trưởng

Bên cạnh các cơ sở giáo dục mới đi vào hoạt động, FPT cũng bổ sung thêm các chương trình giảng dạy mới, mục tiêu đào tạo đội ngũ chất lượng cao bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới.

Theo đó, trong Quý 2/2024, Trường Đại học FPT hợp tác FPT Automotive, mở chuyên ngành Công nghệ ôtô số nhằm phát triển nhân lực chất lượng, đáp ứng xu hướng thị trường.

Qua đó, sinh viên được trau dồi kiến thức toàn diện, từ các nguyên tắc thiết kế và vận hành ô tô cơ bản đến hiểu biết chuyên sâu về hệ thống điện tử – phần mềm. Về chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn, FPT cũng cho biết sẽ mở 1000 chỉ tiêu cho chuyên ngành trong năm 2024 với định hướng đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, thực hiện nghiên cứu cho chuyên ngành Vi mạch bán dẫn của Việt Nam.

Tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn, sinh viên có thể đảm nhận các công việc trong ngành bán dẫn như Thiết kế, mô phỏng, kiểm chứng mạch điện
tương tự số; Xây dựng tài liệu đặc tả (spec), tư vấn phát triển quy trình thiết kế; Quản lý giám sát thực hiện quy trình sản xuất đĩa bán dẫn (wafer) và chip; Kiểm thử chip, quản lý chất lượng vật liệu, thành phần trong đóng gói và kiểm tra; Nghiên cứu phát triển vật liệu, cấu trúc linh kiện; Phát triển bo mạch (board) và phần mềm lõi (firmware) hỗ trợ phát triển ứng dụng sử dụng chip.

Theo KBSV, HSC.

Trả lời