CTG có tổng giám đốc mới sau 3 năm để trống, VDSC giảm nhẹ dự báo lợi nhuận 2024

  • Ngày 17/10, CTG đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường và thông qua việc bầu bổ sung hai thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029.

  • Cho Q3-2024, VDSC dự phóng Thu nhập lãi thuần/Tổng thu nhập hoạt động/ LNTT hợp nhất tăng trưởng lần lượt 19% YoY/12% YoY/42% YoY. Các động lực chính cho tăng trưởng LNTT đến từ (1) NIM mở rộng 5 bps trên nền thấp của cùng kỳ, (2) quy mô tín dụng tăng trưởng khoảng 16% YoY (hay 9% từ đầu năm), và (3) chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm 7% YoY. Chi phí tín dụng cũng được dự báo giảm 12% so với quý trước nhờ hoàn nhập một phần chi phí dự phòng đã trích lập cho phần nợ xấu trong Q2-2024 sau đó đã được kiểm soát và đưa về nhóm nợ tiêu chuẩn. Tại cuối Q3-2024, tỷ lệ nợ xấu trước CIC là 1.4%.

  • Lũy kế 9T-2024, LNTT ước đạt 19,900 tỷ đồng, tăng 14% YoY và hoàn thành 67% dự phóng LNTT 2024F hiện tại.

  • Đối với dự phóng 2024F, VDSC điều chỉnh giảm 5% LNTT 2024F so với dự phóng trước đó xuống mức 27,900 tỷ đồng (+12% YoY) từ mức 29,500 tỷ đồng (+18% YoY) dựa trên điều chỉnh (1) giảm nhẹ tăng trưởng tín dụng hợp nhất cả năm từ 14.4% xuống 13.8% khi sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng vẫn chưa ổn định, và (2) và giảm 7 bps của NIM xuống 2.92%.

  • VDSC điều chỉnh giảm 3% đối với giá mục tiêu của CTG xuống 40,400 đồng/cổ phiếu, phản ánh điều chỉnh tương ứng với dự phóng mới cập nhật. Tổng mức sinh lời kỳ vọng tại giá đóng cửa ngày 18/10/2024 là 11%, chúng tôi duy trì khuyến nghị TÍCH LŨY đối với CTG.

Cập nhật ĐHCĐ bất thường: Bầu bổ sung hai thành viên HĐQT. Có tổng giám đốc mới sau 3 năm bỏ trống

Ngày 17/10, CTG đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường với nội dung chính là bầu bổ sung hai thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029. Theo đó, Đại hội đã thông qua việc bầu bổ sung hai thành viên sau vào vị trí TV HĐQT:

  • Ông Nguyễn Trần Mạnh Trung (sinh năm 1983) hiện là Phó Tổng giám đốc CTG (từ 2022). Trước đó, ông là Giám đốc CN Hà Nội (2015-2022) và Phó giám đốc khối, kiêm TP KH DN lớn (từ 2014-2015). Ông đã có 19 năm kinh nghiệm công tác tại CTG.
  • Ông Nguyễn Việt Dũng (sinh năm 1986) hiện là Thư ký Thống đốc NHNN (từ 2022). Ông bắt đầu công tác tại NHNN từ 2013 với chức vụ Chuyên viên lãi suất, thuộc vụ Chính sách tiền tệ. Sau đó, ông chuyển sang công tác tại Phòng Thư ký – Văn phòng NHNN kể từ năm 2014.

 

Sau ĐHCĐ bất thường, CTG tiến hành Hội nghị Công bố các quyết định công tác cán bộ. Ông Nguyễn Trần Mạnh Trung cũng đã được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc VietinBank, thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ là 05 năm, kể từ ngày 17/10/2024. Ghế tổng giám đốc của VietinBank được bỏ trống kể từ ngày 7/9/2021, sau khi ông Trần Minh Bình được miễn nhiệm để đảm trách vị trí Chủ tịch HĐQT. Sau đó, các phó tổng giám đốc thay nhau phụ trách Ban điều hành như ông Nguyễn Hoàng Dũng (7/9/2021 đến 1/9/2023) và ông Đỗ Thanh Sơn (1/9/2023 đến 17/10/2024).

Dự phóng KQKD Q3-2024: LNTT dự phóng tăng trưởng 42% YoY trên nền thấp của năm trước

Cho Q3-2024, chúng tôi dự phóng Thu nhập lãi thuần/Tổng thu nhập hoạt động/LNTT hợp nhất tăng trưởng lần lượt 19% YoY/12% YoY/42% YoY. Nhìn chung, động lực chính cho tăng trưởng LNTT đến từ NIM mở rộng 5 bps trên nền thấp của cùng kỳ kết hợp với quy mô tín dụng tăng trưởng khoảng 16% YoY, và chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm 7% YoY. Các giả định chính như sau:

  • Tăng trưởng tín dụng 9 tháng 2024 của CTG ước đạt 9% (hay 15,8% YoY), trong khi tăng trưởng huy động vốn 9 tháng 2024 là 7.9%, thay đổi đáng kể so với mức tăng trưởng 2.7% trong nửa đầu năm. Chúng tôi cho rằng lực đẩy cho tăng trưởng huy động nhiều khả năng dến từ kênh giấy tờ có giá, trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm tại CTG vẫn chưa có sự thay đổi so với thời điểm cuối Q1 (Hình 2). Trên thực tế, CTG đã bắt đầu khởi động phát hành TPDN kể từ đầu Q3. Trong Q3/2024, CTG đã huy động từ kênh này khoảng 9,425 tỷ đồng với kỳ hạn bình quân khoảng 10.8 năm và đồng thời mua lại trước hạn 2,920 tỷ đồng dư nợ trái phiếu trước hạn. Lãi suất coupon bình quân của các trái phiếu đã phát hành trong Q3 là 6.14% thấp hơn 35 bps so với lãi suất tương ứng của các trái phiếu đã được mua lại. Cũng liên quan đến nguồn vốn huy động, tiền gửi thanh toán của KBNN gửi tại các NHTM quốc doanh, trong đó có CTG, đã bắt đầu giảm tương đối mạnh trong Q3 (Cuối Q2/2204: tiền gửi KBNN tại CTG là 107 nghìn tỷ đồng).
  •  Do những diễn biến liên quan tới huy dộng trên, chi phí vốn nhiều bắt đầu tăng lên kể từ Q3. Trong khi đó, lãi suất đầu ra có ít khả năng giảm trong Q3 sau khi chi phí vốn đã tạo đáy trong Q2 và tác động của việc giảm lên đến 2% lãi suất cho vay đối với khoảng gần 50 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại CTG (trên tổng quy mô gói hỗ trợ là 100 nghìn tỷ đồng) lên thu nhập lãi là không quá đáng kể (khoảng 200 tỷ đồng mỗi quý). Thu nhập lãi giảm do áp dụng gói vay ưu đãi lãi suất này có thể bắt đầu phản ảnh đầy đủ kể từ Q4. Do đó, chúng tôi kỳ vọng NIM (theo quý) của CTG giảm khoảng 5 bps so với quý trước, xuống 2.91%. Tuy nhiên, mức NIM này vẫn cao hơn khoảng 5 bps so với cùng kỳ năm 2023.
  •  Trong ĐHCĐ, ban lãnh đạo cũng cho biết tỷ lệ nợ xấu trước CIC tại Q3-2024 là 1.4%. Điều này hàm ý nợ xấu nội bảng giảm hơn 2 nghìn tỷ so với quý trước. Điều này là phù hợp với diễn biến một phần lớn nợ xấu đã phát sinh trong Q2/2024 đã được kiểm soát và đưa về nhóm nợ tiêu chuẩn. Với quan điểm thận trọng, chúng tôi giả định tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng (trước kiểm soát nợ xấu đưa về nhóm nợ tiêu chuẩn và sau xử lý rủi ro) là 0.5% (Q1-2024: 0.59% và Q2-2024: 0.96%) và tỷ lệ chi phí tín dụng 0.4% (Q1-2024: 0.5% và Q2-2024: 0.5%). Chi phí trích lập dự phòng ước đạt 6,900 tỷ đồng, giảm 7% YoY.

Cập nhật dự phóng 2024F

Đối với dự phóng 2024F, chúng tôi điều chỉnh giảm 5% LNTT 2024F so với dự phóng trước đó xuống mức 27,900 tỷ đồng (+12% YoY) từ mức 29,5000 tỷ đồng (+18% YoY) dựa trên điều chỉnh (1) giảm nhẹtăng trưởng tín dụng hợp nhất cả năm từ 144% xuống 13.8%khi sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng vẫn chưa ổn định khi, theo ban lãnh đạo, tăng trưởng tín dụng giảm nhẹ trở lại vào đầu tháng 10, và (2) và giảm 7 bps của NIM xuống 2.92%.

Trước đó, CTG đã công bố các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2024 như sau: Tổng tài sản tăng 8-10%, Tỷ lệ nợ xấu <1.8%, LNTT riêng lẻ 26,300 tỷ đồng (tăng 8.7% YoY).

Ngoài ra, CTG dự kiến chi phí dự phòng năm 2024 là 25 nghìn tỷ – 26 nghìn tỷ đồng.

Theo VDSC, link gốc

CTG – Nhiều tín hiệu tích cực cho nửa cuối năm. Tăng trưởng LNTT tăng 32% so với nửa đầu năm.

Trả lời