Ngày hôm qua (20/11/2024), Nguyễn Đức Mạnh – Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và và Thương mại TNG đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu trong thời gian từ 02-31/12/2024. Nếu thành công, ông Mạnh sẽ tăng tỷ lệ sở hữu vốn Công ty từ 8.01% (9.83 triệu cp) lên mức 8.83% (10.83 triệu cp).
Động thái mua thêm cổ phiếu của sếp Tổng TNG diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu TNG nối dài đà tăng từ tháng 11/2022 và kết quả kinh doanh của TNG trong 9 tháng đầu năm 2024 lập đỉnh, đơn hàng được lấp đầy đến quý 1.2025..
Trong quý 3, TNG ghi nhận doanh thu thuần tăng 12% đạt 2,358 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 63% so với cùng kỳ, đạt 111.1 tỷ đồng, đây là mức đỉnh lợi nhuận theo quý trong nhiều năm. TNG thỏa mã Code 33 trong 3 quý gần đây. Theo đó, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt là (+1%, 9% và 12%) và (+3.1%, +4% và 4.7%).
Lợi nhuận quý 3 của TNG cao kỷ lục trong nhiều quý, đàm phán đơn hàng cho nửa đầu năm 2025?
Lũy kế 9 tháng đầu năm, TNG đạt 5,884 tỷ đồng doanh thu, tăng 8.2%, và lợi nhuận sau thuế gần 241 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 75% kế hoạch doanh thu và 78% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Elibook Team đã đưa cổ phiếu TNG vào danh mục Leader Board TNG.
Trên đồ thị kỹ thuật, TNG đang có RS=85, thuộc nhóm các cổ phiếu hoạt động tốt trên thị trường. Hiện tại, TNG đang xây nền giá số 2, đang xây lại mạn phải của cốc. TNG đã xuất hiện điểm mua Pocket Pivot ngày 6/11.
Nhà đầu tư có thể lưu ý mua tại vùng giá 25,500 – 26,000 đồng.
BSC (ngày 11/11) nâng khuyến nghị từ NẮM GIỮ sang MUA VÀO với giá mục tiêu 30,500 đồng, dựa trên kỳ vọng lợi nhuận LNST-CĐTS năm 2024 đạt 324 tỷ đồng (+43% yoy), và LNST-CĐTS năm 2025 đạt 412 tỷ đồng (+27% yoy)
TNG cơ bản đã lấp đầy đơn hàng đến hết Q1.2025 và đang tiếp tục đàm phán để chốt kế hoạch sản xuất cho 1H.2025.
Vào tháng 8, SSI Research khuyến nghị mua vào TNG với giá mục tiêu 30,000 đồng bởi đây là công ty sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc biểu tình ở Bangladesh do có tỷ trọng đóng góp cao từ thị trường Châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT cao hơn so với các công ty cùng ngành như TCM và MSH.
Các cuộc biểu tình liên quan đến hạn ngạch việc làm gần đây ở Dhaka khiến làn sóng biểu tình lan ra cả nước Bangladesh cũng như bạo động lật đổ cựu Thủ tướng Hasina trong thời gian này, đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động kinh doanh của Bangladesh trong những ngày gần đây.
Tình hình này tác động trực tiếp đến ngành dệt may, ngành chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh vào năm 2023. SSI lưu ý rằng các thương hiệu thời trang hàng đầu từ Châu Âu (H&M, Zara…) đều là những mặt hàng xuất khẩu chính của Bangladesh.
Nhiều nhà máy đã phải đóng cửa, do đó, nhiều khách hàng đã cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Là một quốc gia láng giềng cung cấp bông cho Bangladesh, Ấn Độ là nước được hưởng lợi lớn nhất trong biến động ngắn hạn này.
Đối với Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước có tỷ trọng đóng góp cao nhất từ thị trường Châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT ở mức cao (đây là lợi thế cạnh tranh của Bangladesh) có thể được hưởng lợi từ sự thay đổi này
Tổng giám đốc TNG vừa đăng kỳ mua thêm 1 triệu cổ phiếu
Ngày hôm qua (20/11/2024), Nguyễn Đức Mạnh – Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và và Thương mại TNG đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu trong thời gian từ 02-31/12/2024. Nếu thành công, ông Mạnh sẽ tăng tỷ lệ sở hữu vốn Công ty từ 8.01% (9.83 triệu cp) lên mức 8.83% (10.83 triệu cp).
Động thái mua thêm cổ phiếu của sếp Tổng TNG diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu TNG nối dài đà tăng từ tháng 11/2022 và kết quả kinh doanh của TNG trong 9 tháng đầu năm 2024 lập đỉnh, đơn hàng được lấp đầy.
KHỐI LƯỢNG ĐƠN HÀNG CƠ BẢN ĐƯỢC LẤP ĐẦY ĐẾN QUÝ 1.2025.
Triển vọng Q4.2024 và 2025, BSC duy trì quan điểm tích cực đối với triển vọng đơn hàng và kết quả kinh doanh của TNG nhờ
(1) hiện tại TNG cơ bản đã lấp đầy đơn hàng đến hết Q1.2025 và đang tiếp tục đàm phán để chốt kế hoạch sản xuất cho 1H.2025
(2) biên lợi nhuận kỳ vọng duy trì tương đương hoặc cải thiện nhẹ so với 2024.
Điều này đến từ sự chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar sang Việt Nam, đồng thời tồn kho từ các thị tường chủ lục là Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản có xu hướng giảm trong khi thị trường bán lẻ quần áo Mỹ lại duy trì xu hướng hồi phục.
Dự phóng ngành dệt may năm nay đạt 44 tỷ USD xuất khẩu do bởi cuối năm là cao điểm cho mùa lễ giáng sinh và năm mới.
(1) Doanh số bán lẻ quần áo Mỹ T9 = 26,472 tỷ USD (+3.4% yoy)
Tồn kho quần áo Mỹ T9 = 2.6 tỷ USD (+2.6% yoy)
(2) Lượng đơn hàng tiếp tục gia tăng từ tập khách hàng cũ và mới, cụ thể
(i) tính từ 2H.2024, TNG đã trở thành top 3 đối tác Decathlon (DCL) sau khi đạt đủ các điều kiện về sản xuất và ESG
(ii) nhiều đối tác mới phát triển được như Walmart, Sainsbury, Lidl, H&M kỳ vọng sẽ gia tăng lượng đơn hàng về cho TNG đặc biệt sau nhiều sự vụ xảy ra tại Bangladesh trong năm 2024.
Mỹ hiện là thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu mảng may mặc của Công ty TNG. Thị trường này đóng góp khoảng 47%, sau đó là Pháp với 15%.
Với lượng đơn hàng đủ sản xuất đến cuối năm và vừa đưa vào hoạt động thêm 45 chuyền may, công ty có trụ sở chính tại Thái Nguyên, với khoảng 19,000 lao động này đang tuyển thêm khoảng 3,000 lao động, sẵn sàng nhận thêm đơn hàng trong thời gian tới.
Dự kiến, Mỹ sẽ áp dụng “thuế suất toàn diện” vào nửa cuối năm 2025 hoặc năm 2026,kỳ vọng các doanh nghiệp bán lẻ sẽ đẩy mạnh các đơn hàng trước khi thuế quan mới này được áp dụng, động lực thúc đẩy sản lượng tiêu thụ của TNG trong các quý tới.
HƯỞNG LỚN TỪ “SỨC ÉP TỪ XANH HÓA”
Các doanh nghiệp dệt may đang chịu sức ép của quốc tế – các nhãn hàng liên tục có các yêu cầu khắc khe đối với các sản phẩm, Uỷ ban Châu Âu (EC) đã công bố chiến lược về việc đến năm 2030 yêu cầu toàn bộ sản phẩm dệt may lưu thông tại thị trường này đều có thể tái chế và không chứa các chất độc hại.
Điều này đang tạo áp lực buộc các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam phải tăng tốc thực hiện “chuyển hóa xanh”.
TNG là doanh nghiệp duy nhất minh bạch thông tin ESG theo tiêu chuẩn Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu, và đáp ứng 17 mục tiêu phát triển bền vững.
TNG đã cho xây dựng nhà máy theo hướng phát triển bền vững, nhà máy xanh đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế: Nhà máy phụ trợ Sông Công chứng nhận Lotus Bạc, nhà máy xanh Võ Nhai tiêu chuẩn LEED.
Theo đó, TNG đã mạnh tay bơm 800 tỷ đồng cho kế hoạch xây dựng lắp đặt hệ thống điện mặt trời gác mái và hệ thống BioMass, nguồn vốn dành cho dự án trên sẽ đến từ các nguồn tín dụng xanh với lãi suất thấp. Điều này tạo cơ hội phát triển của TNG trong bối cảnh ngành dệt may đòi hỏi cao các yếu tố XANH.
Tác giả: Cao Thị Bảo Khánh