Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm là 11.6% YTD, cải thiện đáng kể so với quý trước (4.6%) với động lực đến từ mảng KHDN +43.3% YTD, mảng bán lẻ tăng tốc chậm hơn +5.5% YTD với yếu tố dẫn dắt là sản phẩm cho vay thế chấp +37.9% YTD.
LNTT 9T-2024 giảm 21% YoY do (1) NIM (TTM) giảm sâu 90bps YoY xuống 4.0% khiến thu nhập lãi thuần giảm 10% YoY và (2) Thu nhập hoạt động dịch vụ giảm 10% YoY chủ yếu do doanh số banca suy yếu.
VDSC (Rồng Việt) điều chỉnh LNTT 2024F giảm 17% so với dự phóng trước đó về mức 9,600 tỷ đồng, giảm 11% YoY. LNTT 2025F tăng trưởng 18% lên 11,300 tỷ đồng nhờ tăng trưởng tín dụng 17.2% được dẫn dắt bởi sự hồi phục của tín dụng bán lẻ và thu nhập ngoài lãi khác +25% dựa vào mục tiêu đẩy mạnh thu hồi nợ xấu đã xử lý rủi ro.
Giá mục tiêu điều chỉnh xuống 22,300 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sinh lời kỳ vọng 23% so với giá đóng cửa ngày 29/11.
Triển vọng 2025: LNTT tăng trưởng +18% YoY nhờ triển vọng hồi phục của tín dụng bán lẻ và áp lực chi phí tín dụng giảm
Tăng trưởng tín dụng bán lẻ hồi phục rõ nét hơn, thu hẹp đà giảm của NIM
Dựa trên BCTC của 19 ngân hàng niêm yết có công bố số dư cho vay KH cá nhân, chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhóm KH cá nhân trong năm 2024 đã cải thiện so với cùng kỳ năm trước (Hình 9) kể từ Q2, được hỗ trợ phần lớn bởi mặt bằng lãi suất cho vay thấp của các ngân hàng.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng tín dụng của nhóm KH cá nhân có phần nhạy cảm với lãi suất trong trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục này khi các ngân hàng quốc doanh với lợi thế về lãi suất cho vay thấp đã chiếm thêm thị phần từ khối các ngân hàng tư nhân.
Điều này cũng là một trong các nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng của sản phẩm cho vay mua BĐS của VIB chưa tăng trưởng như kỳ vọng, mặc dù đã tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất.
Cho năm 2025, VDSC kỳ vọng tăng trưởng tín dụng KH cá nhân trên thị trường sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi một cách rộng rãi hơn, qua đó bù đắp cho rủi ro mất thị phần của VIB, nhờ các yếu tố:
- Tăng trưởng kinh tế khả quan hơn: Thu nhập bình quân của người lao động trong 9T-2024 đã có dấu hiệu cải thiện, tăng 6.6% YoY lên 7.6 triệu đồng/tháng, số lượng lao động trên đà tăng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức ổn định 2.2-2.3%. Chính phủ đề ra kế hoạch tăng trưởng GDP 6-6.5%, phấn đấu lên 7-7.5% trong năm 2025. Chúng tôi kỳ vọng khả năng tạo ra thu nhập cao hơn kéo theo sự gia tăng của các nhu cầu tiêu dùng cá nhân sẽ là yếu tố kích thích tín dụng bán lẻ tăng trưởng phục hồi trong năm tới.
- Mặt bằng lãi suất cho vay có thể tăng nhẹ trở lại, nhưng sẽ không ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng của nhu cầu vay tiêu dùng và vay mua BĐS. Chúng tôi dự báo lãi suất đầu ra chưa thể tăng mạnh (+30 bps) trong năm sau, chỉ điều chỉnh phù hợp với mức tăng của lãi suất huy động do nhu cầu vốn tín dụng dư báo cao hơn trong năm sau, do áp lực cạnh tranh giữa vẫn sẽ duy trì. Qua đó, xu hướng hồi phục của tín dụng KH cá nhân, dặc biệt là nhu cầu vay mua BĐS, không bị ảnh hưởng tiêu cực. Giao dịch BĐS thứ cấp đang trên đà phục hồi với giao dịch chung cư và nhà ở tăng 29.1% YoY, giao dịch đất nền tăng 12.8% YoY.
Áp lực chi phí tín dụng giảm
Mặc dù tỷ lệ NPL (cho vay KH) tăng lên 3.9% trong Q3-2024, chúng tôi kỳ vọng chất lượng tài sản và chi phí tín dụng có thể sớm cải thiện khi: (1) nợ nhóm 2 có xu hướng giảm trong ba quý gần nhất, (2) nợ xấu tăng chủ yếu ở nhóm 5 (trích lập dự phòng đầy đủ), trong khi nợ nhóm 3 và nhóm 4 giảm trong hai quý gần nhất.
Cập nhật dự phóng 2024F và 2025F
Cập nhật nhanh KQKD Q3 và 9T-2024: LNTT suy giảm do NIM bị thu hẹp cùng với thu nhập phí không như kỳ vọng