LỜI NÓI ĐẦU
- “Không có thị trường con gấu nào giết chết bạn, chỉ có kỹ năng quản trị rủi ro và quản trị tiền yếu kém mới giết chết bạn mà thôi”- Trương Minh Huy
Hệ thống quản trị tiền là mảnh ghép quan trọng tột cùng để trở nên thành công trong giao dịch. Thực tế là một phần kha khá gia sản của nhà giao dịch (bao gồm cả một phần nhỏ tiền bạc của tôi trong đó) đã biến mất vì không tuân thủ những quy trình kiểm soát rủi ro đơn giản là bằng chứng rõ ràng đối với tôi về tầm quan trọng của nó.
Câu chuyện đáng buồn này rồi sẽ còn lặp lại theo thời gian, tôi chỉ nhắc rằng phần đông mọi người vốn chẳng yêu thích gì chủ đề quản trị tiền. Tôi cũng đã từng trải qua như thế, vì quản trị tiền không phải là thứ đầu tiên tôi thực hành nghiên cứu, sau khi đã dành nhiều thời gian và năng lượng cho việc tinh chỉnh hệ thống giao dịch, xác định điểm mua bán, rồi cuối cùng vẫn thua lỗ lớn.
Vì thế, tôi hiểu ra rằng, chẳng hề có chuyện “yêu từ cái nhìn đầu tiên” với công việc quản trị tiền- và tôi đoán bạn, hay các độc giả ở đây cũng thế cả thôi, khi mới chập chững bước vào nghề giao dịch tài chính. Bạn đã từng liếc qua tựa sách “QUẢN TRỊ TIỀN CHO NHÀ ĐẦU TƯ”, và nói, “ Ồ, đây là cuốn sách hay cho tôi.” Vâng, bạn biết điều đó, rủi ro là quan trọng. Và nếu bạn bây giờ vẫn là một nhà giao dịch mới vào nghề, bạn sẽ làm chủ cuộc chơi nếu như tôn trọng giá trị của việc kiểm soát rủi ro ngay từ sớm.
Điều bạn cần biết từ cuốn sách này là những kỹ thuật ở đây đã được kiểm chứng theo thời gian, điều có thể biến một nhà giao dịch thua lỗ thành thắng lợi, và nâng tầm một nhà giao dịch thành công lên tầm cao mới. Ngoài ra, dự định của tôi là đưa cho bạn nhiều công nhất có thể nhằm giúp bạn có khả năng thành công cao nhất trong việc thiết kế một hệ thống kiểm soát rủi ro thành công.
Có hai công cụ quan trọng đi kèm cuốn sách này là phần mềm The Trade Size Calculator (dùng thử 1 tháng) và hệ thống lưu trữ hồ sơ giao dịch The Trader’s Assistant (bạn có thể sao chép lại một bản từ cuốn sách này.)
Hai công cụ này bổ sung cho phần diễn giải trong cuốn sách và mang đến cho bạn một gói giải pháp hoàn chỉnh để có được thành tích giao dịch tốt . Đó chính là mục tiêu cuối cùng- lợi nhuận nhiều hơn. Hãy thưởng thức cuốn sách này. Tôi muốn bạn giàu có, thịnh vượng và hạnh phúc trong hoạt động giao dịch, và bạn phải tự làm nó!
BENNETT A.MCDOWELL
San Diego, Bang California
Tháng 3 năm 2008
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Cuốn sách đơn giản, dễ hiểu giúp bạn hiểu rõ tâm lý của việc quản trị tiền và các cách thức cụ thể để thực hiện quản trị tiền. Trên amazon, cuốn sách được đánh giá 4.5 sao sau 112 lượt bình chọn vào năm 2023.
Bennett McDowell là nhà sáng lập và chủ tịch của TradersCoach.com. Ông là người sáng lập phần mềm Applied Reality Trading (ART). McDowell là một chuyên gia về phân tích kỹ thuật và các nền tảng giao dịch, Ông là thành viên huấn luận của eSignal. Sự nghiệp giao dịch của ông tại Phố Wall bắt đầu tại J.J.Kenny Co, và sau đó là nhà tư vấn tài chính tại Prudential Securtiies và Morgan Stanley.
TẠI SAO QUẢN TRỊ TIỀN NHÀM CHÁN?
Khi nghe đến thuật ngữ quản trị tiền, có lẽ bạn sẽ tự hỏi, “Tại sao việc quản trị tiền lại nhàm chán đến vậy?” Chà, có thể là vì nhảy vào thị trường tài chính với nhiều thăng trầm và chẳng thèm đếm xỉa gì đến thế giới sẽ thú vị hơn rất nhiều. Chính kiểu hành vi này khiến nhà giao dịch còn non trẻ gặp rắc rối, vì họ chưa nhận thức được phân tích rủi ro và quản trị tiền là điều vô cùng quan trọng.
Chẳng phải sẽ vui hơn khi mơ về khoản lợi nhuận tài chính khổng lồ thu được từ vị thế giao dịch mới mở, hơn là ngồi suy tính về khả năng hiếm hoi mình có thể bị thua lỗ sao? Suy cho cùng, nghĩ tiêu cực làm gì?
Thoạt nhìn, tưởng chừng chỉ cần mở một giao dịch và tham gia vào cuộc chơi đã đủ phấn khích rồi. Ta còn có thể đòi hỏi gì hơn kia chứ? Nói đúng hơn, bạn có thể đòi hỏi gì hơn, cho đến khi vị thế đó bất ngờ đi sai hướng, dẫn đến lỗ vốn. Tuy nhiên, bạn tự nhủ đó chỉ là khoản thua lỗ tạm tính, vì thị trường chắc chắn sẽ trở lại kịch bản ban đầu và đi đúng hướng. Không có vấn đề gì!
Sau đó, chẳng hiểu sao thị trường không chiều lòng người, và vì lý do nào đó, thị trường không chịu đi theo kế hoạch của bạn (kiếm nhiều tiền trong chớp nhoáng) và nó không đi theo hướng bạn mong đợi. Thay vào đó, thị trường tiếp tục đi theo hướng ngược lại. Chẳng phải đây chính là thời điểm cảm giác phấn khích khi mở một vị thế giao dịch tuyệt vời bỗng chốc trở thành nỗi lo lắng khi bạn tự hỏi làm thế nào để thoát khỏi vị thế chắng mấy tốt đẹp này? Và rồi, như lẽ dĩ nhiên, adrenaline tăng vọt, nhịp tim tăng lên, bàn tay bạn đẫm mồ hôi, bạn đi từ cảm giác phấn khích sáng khổ sở một cách chóng vánh.
Và rồi, xem kìa, bất thình lình, vị thế giao dịch mở một khoảng trống lớn – một lần nữa, nó đi sai hướng. Sao chuyện này lại có thể xảy ra kia chứ? Lúc mở vị thế giao dịch, bạn chắc như đinh đóng cột trong bụng kia mà. Chúng ta đã chắc chắn giao dịch này sẽ lãi kia mà? Chúng ta không thể sai, đúng không? Vậy mà bây giờ, vị thế giao dịch đã lỗ quá lớn, làm sao chúng ta có thể cắt lỗ được đây?
Đây là mô típ chung của hầu hết các vị thế giao dịch thua lỗ, nó xuất phát từ việc tham gia thị trường và mạo hiểm với số tiền mồ hôi nước mắt mà không có kế hoạch, không có điểm dừng lỗ và hệ thống quản trị tiền đã được kiểm nghiệm – trước khi tham gia.
Thực ra chuyện này tương đối phổ biến. Ngay cả những người xuất chúng nhất cũng gặp phải tình huống này. Có nhiều lý do khiến điều đó xảy ra – sự thiếu hiểu biết, thiếu kiên nhẫn, không có khả năng thừa nhận mình có thể sai, thiếu kinh nghiệm, hoặc tệ nhất là chứng nghiện cảm giác hưng phấn do adrenaline tiết ra khi mở vị thế giao dịch (dù vị thế lời hay lỗ).
Bất kể lý do là gì, tôi đoán đa phần chúng ta sẽ đồng ý rằng mất tiền chẳng có gì hay ho, cũng không vui chút nào. Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta có thấy trải nghiệm ấy đủ đau đớn để thay đổi suy nghĩ và thực hiện kế hoạch quản trị tiền ngay bây giờ, hay sẽ thua lỗ thêm một hoặc hai lần nữa mới chịu ngộ ra khái niệm này?
Mỗi người lại có một câu trả lời khác nhau cho câu hỏi ấy.
Mục Lục
GIỚI THIỆU: ĐÂY LÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TIỀN CỦA TÔI
Phần Một: TÂM LÝ HỌC VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO
CHƯƠNG 1: ĐƠN GIẢN LÀ NÓ RẤT NHÀM CHÁN!
CHƯƠNG 2: TỰ TIN VÀO KẾ HOẠCH GIAO DỊCH CỦA MÌNH
CHƯƠNG 3: ÂM & DƯƠNG
CHƯƠNG 4: TÂM LÝ RỦI RO VÀ TƯ DUY CỦA NHÀ GIAO DỊCH
PHẦN HAI: CÁC LỆNH DỪNG LỖ
CHƯƠNG 5: KHÔNG PHẢI MỌI GIAO DỊCH ĐỀU CHIẾN THẮNG
CHƯƠNG 6: QUY TẮC MỞ VỊ THẾ VÀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH CỦA BẠN
CHƯƠNG 7: QUY TẮC ĐÓNG VỊ THẾ BẰNG LỆNH DỪNG LỖ
CHƯƠNG 8: TĂNG VÀ GIẢM QUY MÔ VỊ THẾ GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG
PHẦN 3: SỰ QUAN TRỌNG CỦA QUY MÔ VỊ THẾ
Chương 9 SỬ DỤNG BẢNG RỦI RO ROR CÙNG VỚI CÔNG THỨC “ F ” TỐI ƯU
Chương 10 SỬ DỤNG CÔNG THỨC RỦI RO CHO MỖI LẦN GIAO DỊCH 2% VÀ CÔNG THỨC QUY MÔ VỊ THẾ PHÙ HỢP
CHƯƠNG 11: THEO DÕI KẾT QUẢ LÃI LỖ VÀ CÁC CÔNG THỨC KHÁC ĐỂ THÀNH CÔNG
CHƯƠNG 12: SỬ DỤNG THẺ GIAO DỊCH VÀ SỔ CÁI GIAO DỊCH
CHƯƠNG 13: HIỂU CHÍNH MÌNH — HỒ SƠ VỀ RỦI RO VÀ HỒ SƠ KỶ LUẬT CỦA BẠN
CHƯƠNG 14: CÁC QUY TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỂ LỰA CHỌN
PHỤ LỤC A: HÃY BẮT ĐẦU VỚI PHẦN MỀM TRADE SIZE CALCULATOR- (TÍNH TOÁN QUY MÔ VỊ THẾ GIAO DỊCH)
PHỤ LỤC B: HỆ THỐNG LƯU GIỮ HỒ SƠ GIAO DỊCH TRADER’S ASSISTANT
PHỤ LỤC C: NGHỆ THUẬT GIAO DỊCH THỬ NGHIỆM
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.