* NOTE: ,mức giá 236,000 chưa bao gồm phí vận chuyển. Phí vận chuyển được tính theo biểu giá của công ty Proship. VFA sẽ liên hệ với khách hàng để thông báo về phí vận chuyển sau khi nhận được đơn hàng của bạn.
—
Tài chính hành vi không giúp cho nhà đầu tư đưa những dự đoán về tương lại. Tuy nhiên, bằng cách nhìn lại những hành vi trong quá khứ, và những hiểu biết về yếu tố cảm xúc tác động đến quyết định đầu tư, nhà đầu tư có thể tránh những sai lầm. Học tài chính hành vi là học cách tránh những sai lầm. Đối với một trader, tránh sai lầm và tránh thua lỗ là điều kiện tiên quyết để sinh tồn trên thị trường tài chính khắc nghiệt.
Tài chính hành vi hoặc kinh tế học hành vi là một ngành khoa học trỗi dậy mạnh mẽ từ sau năm 2008 khi học thuyết kinh tế-tài chính chuẩn tắc (hay còn gọi là dòng chính) thất bại trong việc giải thích sự sụp đổ của thị trường. Học thuyết tài chính tài chính dòng chính dựa trên nền tảng cho rằng hành động của nhà đầu tư là duy lý vì lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, từ những nghiên cứu của Daniel Kahneman vào những thập niên 80 đã tạo nên một lý thuyết tài chính đối ngược khi cho rằng, các quyết định đầu tư chịu sự chi phối mạnh của yếu tố tâm lý và cảm xúc. Điều đó khiến nhà đầu tư mắc phải những lỗi thường gặp trong hoạt động đầu tư.
Theo tài chính hành vi, con người rất tệ trong việc đưa ra các quyết định lựa chọn. Thực sự, con người đưa ra các quyết định lựa chọn một cách đầy cảm xúc và thiếu khôn ngoan hơn bạn nghĩ. Tâm lý sợ mất mát là trong những yếu tố giải thích cho những quyết định tồi của con người theo thuyết triển vọng của Amos Tversky và Kahneman. Thuyết triển vọng là một trong những bước đột phá của Tài chính hành vi.
Dựa trên thuyết triển vọng, con người thích tìm kiếm rủi ro khi đối diện với thua lỗ nhưng thích an toàn khi đứng trước lợi nhuận chắc chắn. Điều này là do tâm lý sợ thua lỗ. Chúng ta luôn cảm thấy mất mát có một cái gì đó rất đáng sợ. Thua 100 USD có cảm giác tồi tệ hơn nhiều so với cảm giác thắng 100 USD, mặc dù cả hai đều có giá trị tuyệt đối như nhau. Đây là một sản phẩm của sự tiến hóa, não người thường có xúc cảm với đạo đức: như thiện và ác, xấu và tốt. Theo nghiên cứu của Kahneman, thậm chí tỷ lệ e sợ rủi ro còn ở mức 1.5 đến 2.5 lần. nghĩa là nếu bạn thua 100 USD sẽ có cảm giác sợ hãi tương đương với cảm xúc lời 150 USD hoặc 250 USD. Chính vì tâm lý sợ thua lỗ, nên khi bị dồn vào đường cùng sinh tử hoặc đối diện với khoản lỗ lớn, con người chấp nhận những phương án rủi ro. Họ chấp nhận một khả năng dù rất nhỏ không phải chịu thua lỗ. Trái lại, khi có một khoản lãi hoặc vấn đề sống còn, họ muốn sự an toàn. Chính tâm lý này lý giải tại sao các nhà đầu tư thường có khuynh hướng bán các chứng khoán lãi và giữ các chứng khoán lỗ. Theo quan sát của Kahneman, khi các nhà đầu tư cần rút ra một khoản tiền, các nhà đầu tư thường có khuynh hướng bán ra các chứng khoán đang có lãi hơn là bán đi các chứng khoán lỗ.
Bên cạnh tâm lý sợ thua lỗ là còn do con người thường hay bị neo vào một điểm nào đó khi đưa ra quyết định. Thuật ngữ gọi là “HIệu ứng mốc neo”. Thực ra con người không phải thỏa mãn với mức tài sản hiện tại mà còn tham chiếu đến lịch sử tài sản của họ. Sự thoả mãn của con người là theo sự thay đổi trong tài sản chứ không phải là mức tài sản. Trong quyết định của các nhà đầu tư, cảm giác lãi và lỗ được sinh ra là do con người thường hay neo vào giá mua vào trước đó. Một nhà đầu tư lý trí sẽ hiểu rằng, giá mua vào là một chi phí chìm và không còn ảnh hưởng đến quyết định mua bán trong tương lai. Chúng ta cần tập trung vào việc đánh giá triển vọng tương lai của mỗi cổ phiếu để đưa ra quyết định mua bán chứ không phải là do cổ phiếu này đang lời hay đang lỗ. Thậm chí, một nhà đầu tư lý trí còn có thể ưu tiên bán các khoản lỗ vì mục tiêu né tránh thuế. Hiệu ứng tháng giêng là một ví dụ. Các nhà đầu tư thường có khuynh hướng bán cổ phiếu lỗ vào tháng 12 ở Mỹ để khỏi phải nộp thuế và sau đó mua lại với giá cao hơn ở tháng 1.
Hiêu ứng sở hữu hàng hóa cũng là một cách giải thích khác khi các nhà đầu tư chậm cắt lỗ. Đó là cảm giác mất mát khi không còn sở hữu cổ phiếu đó. Một nhà đầu tư khi mua cổ phiếu thường có một kỳ vọng nào đó, không đơn thuần chỉ là kỳ vọng tăng giá. Họ cảm thấy rất khó khăn khi không còn sở hữu cổ phiếu.
Tài chính hành vi giúp chúng ta hiểu và tránh lặp lại những sai lầm khác thường mắc mãi: Tự nghiệm (Heuristic) là một thuật ngữ quan trọng trong tài chính chính hành vi, mô tả viêc con người sử dụng lối tắt dùng các thông tin con để đánh giá một sự kiện lớn. Thực tế, cuộc sống lẫn hoạt động đầu tư đòi hỏi con người luôn phải đưa ra quyết định. Trong bối cảnh thông tin hạn chế và khả năng xử lý chậm của não bộ, con người buộc phải dùng những yếu tố cảm xúc đối với những điều mà họ quen thuộc để đánh giá. Ví dụ, các nhà đầu tư thường có thói quen đầu tư vào những cổ phiếu mà họ biết hoặc đã từng đầu tư. Nhà đầu tư rất ghét sự mơ hồ và thường lựa chọn những cái gì “quen thuộc”/ Nguồn gốc của sự mơ hồ xuất phát từ cảm giác e sợ rủi ro, không chắc chắn. Nhà đầu tư cũng không muốn thay đổi các thói quen. Điều này giải thích tại sao các nhà đầu tư thường đầu tư theo vùng miền, tức trong thị trường hoặc quốc gia mà họ giao dịch nhưng lại không nỗ lực đa dạng hóa. Các nhà đầu tư thường đánh giá quá cao những tài sản mà họ đang nắm giữ và ước lượng quá cao về nó 8.
Nội dung của cuốn sách này có 8 phần bao gồm 20 chương.
Phần I: TÀI CHÍNH CHÍNH THỐNG, LÝ THUYẾT TRIỂN VỌNG VÀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ.
- Chương 1: Nền tảng tài chính I: Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng.
- Chương 2: Nền tảng tài chính II: Định giá tài sản, thị trường hiệu quả, và các mối quan hệ đại diện.
- Chương 3: Lý thuyết triển vọng, mẫu hình và tính toán bất hợp lý.
- Chương 4: Những thách thức đối với thị trường hiệu quả.
PHẦN II: NỀN TẢNG KHOA HỌC HÀNH VI
- Chương 5: Tự nghiệm và lệch lạc.
- Chương 6: Sự tự tin quá mức.
- Chương 7: Nền tảng của cảm xúc.
PHẦN III: HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ
- Chương 8: Tác động của tự nghiệm và các lệch lạc đối với việc ra quyết định tài chính.
- Chương 9: Ảnh hưởng của sự tự tin quá mức trong các quyết định tài chính.
- Chương 10: Nhà đầu tư cá nhân và tác động của cảm xúc.
PHẦN IV: ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI
- Chương 11: Ảnh hưởng xã hội: vị kỷ hay vị tha?
- Chương 12: Ảnh hưởng xã hội ở nơi làm việc: Sự sụp đổ của một công ty Mỹ.
PHẦN V: KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG
- Chương 13: Lý giải về hành vi cho những hiện tượng bất thường.
- Chương 14: Các yếu tố hành vi có giải thích được các vấn đề hóc bùa trên thị trường chứng khoán.
PHẦN VI: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- Chương 15: Những nhà quản lý có lý trí và những nhà đầu tư thiếu lý trí.
- Chương 16: Tài chính hành vi trong quản trị doanh nghiệp.
PHẦN VII: NGHỈ HƯU, LƯƠNG HƯU, GIÁO DỤC, GIẢM THIỂU CÁC LỆCH LẠC VÀ QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG
- Chương 17: Tìm hiểu hành vi tiết kiệm hưu trí và cải tiến hình thức lương hưu DC.
- Chương 18: Giảm thiểu lệch lạc, giáo dục và việc quản lý khách hàng.
PHẦN VIII: QUẢN LÝ TIỀN
- Chương 19: Đầu tư theo hành vi.
- Chương 20: Tài chính thần kinh học và trí óc của những nhà giao dịch.
Đôi nét về tác giả
Lucy F. Ackert là Giáo sư Tài chính của Michael J. Coles College of Business tại đại học Kennesaw State và là Học giả danh dự tại Federal Reserve Bank của Atlanta. Giáo sư Ackert tốt nghiệp bằng Tiến sĩ về kinh tế học tài chính tại Emory University. Lĩnh vực nghiên cứu của bà bao gồm việc sử dụng thông tin của cá nhân và những phản ứng của thị trường tài chính đối với các thông tin. Tiến sĩ Ackert đã xuất bản rất nhiều bài báo trên các tạp chí như American Economic Review, Journal of Accounting Research, và Journal of Finance.
Năm 1993, Tiến sĩ Ackert nhận giải thưởng Smith Breeden Prize cho bài báo xuất chúng trên Journal of Finance. Nghiên cứu của bà đã nhận được sự tài trợ từ rất nhiều các tổ chức bao gồm Center for the Study of Futures Markets của Columbia University, Chicago Board of Trade, Canadian Investment Review, và Social Science and Humanities Research Council của Canada. Năm 2008, Tiến sĩ Ackert nhận giải thưởng Kennesaw State University Distinguished Graduate Scholarship Award.
Tiến sĩ Ackert đã từng dạy tại Emory University, Berry College, và Wilfrif Laurier University. Bà đã dạy rất nhiều khóa học cho các sinh viên đại học cũng như sau đại học, bao gồm các khóa học như Tài chính hành vi, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường quyền chọn và giao sau, Các định chế tài chính, Các tình huống trong tài chính, Nhập môn phương pháp thống kê, và Kinh tế học vi mô.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.