[Sách hay] Muốn không còn là nhà đầu tư thua lỗ…phải đi "Cai Lỗ"

Rượu là vấn đề của gã nghiện rượu. Lỗ là vấn đề của nhà đầu tư thua lỗ. Muốn thoát khỏi cơn bĩ cực của gã nghiện rượu (mất việc, vợ con bỏ đi, sức khỏe suy sụp) thì phải đi cai rượu. Alexander Elder cho rằng, nhà đầu tư thua lỗ cũng phải học cách làm của gã nghiện rượu là phải “Cai Lỗ”. Bước đầu tiên của  việc Cai Lỗ là hãy tự nhận mình là nhà đầu tư thua lỗ cũng giống như gã nghiện rượu phải thừa nhận mình không kiểm soát nổi việc uống rượu. Nhưng chẳng gã nghiện rượu nào có thể bỏ được rượu trừ khi anh ta rơi vào cơn bĩ cực. Nhà đầu tư thua lỗ chỉ Cai Lỗ thành công khi rơi vào tận cùng nỗi đau của việc thua lỗ. Bản năng sinh tồn sẽ khiến anh ta đứng trước hai lựa chọn: Hoặc là chết hoặc là Cai Lỗ để trở thành nhà đầu tư thành công.

Các nhà giao dịch thành công xử lý giai đoạn sụt giảm tài khoản theo cách giống như những người uống rượu xã giao. Nghĩa là họ lỗ ít và có thể ngừng giao dịch khi muốn. Nếu có một vài khoản lỗ liên tiếp, và họ nhận ra tín hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn trong hệ thống giao dịch: có lẽ là hệ thống giao dịch của họ không phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay. Đó là thời điểm mà các nhà giao dịch nên nghỉ ngơi và quan sát thị trường. Trái lại, những nhà giao dịch thua lỗ, không thể nào dừng lại- nghĩa là họ tiếp tục giao dịch vì họ bị cuốn hút vào trong trò chơi và tiếp tục nuôi hy vọng giành được chiến thắng.

*Cuốn sách “The New Trading for A LIVING” được chuyển ngữ sang tiếng Việt và được phân phối độc quyền bởi Lê Đạt Chí & Trương Minh Huy theo giấy phép bản quyền của Alexander Elder. Giá sách là 300,000 đồng/bộ (gồm sách cứng và ebook sách hướng dẫn nghiên cứu). Ra mắt vào tháng 7.2017. Đăng ký trước tại đây để nhận được giá ưu đãi 270,000 đồng/bộ (Chỉ có giá trị đăng ký đến ngày 1.7.2017). Học viên của khóa Chiêm TInh Tài ChínhSóng Elliott wave sẽ được bán với giá nội bộ 250,000 đồng/bộ.

*Mức giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển.

Đinh nghĩa lại “Lỗ”: Sự khác biệt giữa “rủi ro kinh doanh” và “Lỗ”

Các nhà đầu tư thua lỗ không phân biệt sự khác nhau giữa “Rủi ro kinh doanh” và “lỗ”. Nhìn bề ngoài, chúng có vẻ giống nhau vì đây là số tiền mà tài khoản của bạn bị hao hụt đi sau khi giá đi ngược với vị thế bạn đang nắm giữ. Nhưng thực chất, chúng rất khác nhau.

Giao dịch tài chính là một nghề kinh doanh và cũng giống như bất cứ mọi hoạt động kinh doanh nào khác, luôn tồn tại cái gọi là “Rủi ro kinh doanh”. Đây được xem là một phần không thể thiếu khi bước vào thương trường. Không nghề kinh doanh nào không có rủi ro. Rủi ro kinh doanh được xem là mức rủi ro xác định trước để tiến hành hoạt động kinh doanh. Thậm chí, nó được coi là chi phí kinh doanh định trước. Ví dụ, khi tôi kinh doanh một cửa hàng sách, tôi phải nhập sách và lưu trữ sách. Các chi phí kinh doanh bao gồm, giá vốn hàng mua, chi phí lưu kho, chi phí nhân viên….Tôi kỳ vọng doanh thu bán hàng sẽ vượt qua chi phí này để mang đến khoản lợi nhuận. Rủi ro kinh doanh có thể là khi tôi không kiểm soát tốt chi phí để cho chi phí vươt quá doanh thu và tạo ra các khoản lỗ. Chi phí vượt kế hoach là do tôi lưu trữ hàng nhiều hơn khả năng bán ra, thuê quá nhiều nhân viên, chi phí quảng cáo tăng cao….  Phần thua lỗ vượt ra ngoài kế hoạch định trước gọi là “thua lỗ”.

Một vài nhà giao dịch cho rằng, một số giao dịch “coi khoản thua lỗ nằm trong kế hoạch” là chi phí để tìm kiếm lơi nhuận. Họ xem các giao dịch bị thua lỗ nhưng nằm trong kế hoạch là một phần nằm trong rủi ro kinh doanh định trước. Trước khi tiến hành giao dịch tài chính, họ đã tìm hiểu hệ thống giao dịch. Họ biết rằng, có thể họ sẽ gặp phải ba hoặc bốn giao dịch thua lỗ trước khi có một giao dịch thành công. Họ tiến hành hoạt động quản trị rủi ro và quản trị tiền để giới hạn số tiền thua lỗ trong mỗi lần giao dịch. Tức là kiểm soát số tiền thua lỗ theo kế hoạch. Lúc này, nó được gọi là rủi ro kinh doanh của nhà giao dịch tài chính. Số tiền vượt quá mức lỗ kế hoạch gọi là “thua lỗ”.

Bạn phải vẽ ra đường ranh giới giữa rủi ro kinh doanh và thua lỗ. Là một nhà giao dịch, chúng ta luôn phải chấp nhận rủi ro kinh doanh, nhưng chúng ta không bao giờ được phép chấp nhận khoản lỗ lớn hơn mức rủi ro xác định trước.

Ví dụ, chủ một cửa hàng luôn phải chấp nhận rủi ro kinh doanh khi anh ta mua dự trữ hàng hóa mới. Nếu hàng hóa này không bán được, ông ta sẽ mất tiền. Một nhà kinh doanh thông minh chỉ chấp nhận rủi ro không khiến cho ông ta bị phá sản, thậm chí khi gặp phải một loạt sai lầm liên tiếp. Lưu trữ hàng hóa chỉ bằng hai thùng thưa có thể là một rủi ro kinh doanh cho phép, nhưng nếu kho hàng chứa quá nhiều hàng hóa thì đó có thể là đánh bạc.

Là một nhà giao dịch, bạn đang kinh doanh trong nghề giao dịch tài chính. Bạn cần phải xác định rủi ro kinh doanh của mình- đó là số tiền tối đa mà bạn sẽ đánh cược trong mỗi giao dịch. Không nên xác định bằng số tiền cụ thể, cũng giống như không có một con số nào gọi là rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh chấp nhận được phụ thuộc vào quy mô tài khoản giao dịch của bạn. Nó cũng phụ thuộc vào phương pháp giao dịch cũng như khả năng chấp nhận nỗi đau thua lỗ.

Khái niệm rủi ro kinh doanh sẽ làm thay đổi cách thức bạn quản trị tiền (xem Phần 9, “Quản Trị Rủi Ro” sách “The New Trading for a Living”). Số tiền tuyệt đối lớn nhất mà một nhà giao dịch chấp nhận đặt cược rủi ro cho mỗi lần giao dịch là 2% tổng tài khoản. Ví dụ, nếu bạn có 30,000 USD trong tài khoản, bạn không thể chấp nhận rủi ro nhiều hơn 600 USD cho mỗi lần giao dịch, và nếu tài khoản giao dịch của bạn nhỏ, giới hạn cho mỗi lần giao dịch có lẻ chỉ vài cổ phiếu, thậm chí phải loại trừ đi việc giao dịch các chứng khoán đắt tiền. Nếu bạn nhìn thấy một giao dịch hấp dẫn, nhưng mức dừng lỗ hợp lý đặt vượt quá mức 2% tổng tài khoản sẽ là rất rủi ro. Bạn phải chấp nhận mức rủi ro thấp hơn, nhưng không bao giờ được phép đối diện với nhiều rủi ro hơn. Bạn phải tránh giao dịch với rủi ro nhiều hơn mức 2% tổng tài khoản giống như những người cai rượu thành công luôn tránh né các quán rượu.

Một nhà giao dịch luôn đổ lỗi sự thua lỗ của mình do phí hoa hồng và trượt giá đặt lệnh cao sẽ không thể nào kiểm soát nổi cuộc đời giao dịch của mình. Mặc dù bạn phải cố gắng giảm thiểu hai chi phí này, nhưng phải nhận trách nhiệm về bản thân mình. Nếu bạn lỗ số tiền nhiều hơn rủi ro kinh doanh, bao gồm phí hoa hồng và trượt giá đặt lệnh, bạn là người thua lỗ.

Thua lỗ và Nghiên Rượu

Có sự tương đồng rõ rệt giữa một gã nghiện rượu và một nhà giao dịch đang thua lỗ. Khi anh ta thay đổi các bí quyết giao dịch, anh ta hành động giống như một gã nghiện rượu đang cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách chuyển từ uống rượu sang uống bia. Một nhà giao dịch thua lỗ không thừa nhận rằng anh ta đang mất kiểm soát trong hoạt động giao dịch.

Một người nghiện rượu có thể làm lại cuộc đời chỉ khi anh ta thừa nhận rằng mình là một con sâu rượu. Anh ta phải nhận ra rằng rượu đang kiểm soát cuộc sống của mình và không thể quay ngược lại. Hầu hết những người nghiện rượu không thể chấp nhận sự thật đau đớn này. Họ có thể đối mặt với nó chỉ sau khi rơi vào cơn bĩ cực.

Một vài kẻ nghiện rượu rơi vào bĩ cực khi họ mất hết sức khỏe và trong tình trạng thập tử nhất sinh. Những người khác rơi vào bĩ vực sau khi bị gia đình chối bỏ và mất hết công việc. Một gã nghiện rượu phải rơi thế cùng cực, đau đớn tột cùng mới có thể chấp nhận được thực tế.

Nỗi đau khổ trong cơn bĩ cực làm cho một kẻ nghiện rượu tác hại thấy cuộc đời của anh ta thê thảm như thế nào. Anh ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất- hoặc là thay đổi cuộc đời hoặc là sẽ chết. Lúc này, một người nghiện rượu mới có thể bắt đầu làm lại cuộc đời.

Lợi nhuận mang đến cho các nhà giao dịch cảm xúc cao độ và cảm giác quyền lực. Họ cố gắng để đạt tới cảm giác này một lần nữa, nhưng sự bất cẩn trong giao dịch đã khiến anh ta mất hết lợi nhuận. Hầu hết các nhà giao dịch không thể chịu đựng được nổi đau của sự thua lỗ. Cái chết của nhà giao dịch là khi họ rơi vào cơn bĩ cực và mất hết sạch tiền. Một vài kẻ sống sót nhận ra rằng vấn đề chính không phải là phương pháp giao dịch của họ- mà là suy nghĩ của chính họ. Họ có thể thay đổi và trở thành nhà giao dịch thành công.

Hội Cai Những Người Thua Lỗ

Một người uống rượu mang tính chất ngoại giao xã hội chỉ thưởng thức rượu vào những dịp lễ, trong khi những kẻ nghiện rượu luôn vồ lấy chai rượu. Anh ta không tin rằng rượu đang kiểm soát và hủy hoại cuộc đời của mình- cho đến khi anh ta nhận thấy mình gặp phải khủng hoảng. Đó có thể là một trận ốm thập tử nhất sinh, thất nghiệp, bị gia đình bỏ rơi, hoặc những sự kiện đau thương khác. Hội Cai Rượu AA gọi đây là “rơi vào bĩ cực”.

Nỗi đau trong cơn bĩ cực sẽ giúp anh ta phải chấp nhận thực tế đau thương. Anh ta bắt đầu lựa chọn- hoặc tiếp tục để cho cuộc đời chìm sâu hơn hoặc là phải vượt lên trên tất cả. Bước đầu tiên để cai rượu là chấp nhận bản thân không thể chế ngự nổi rượu. Một người cai rượu thành công không bao giờ uống lại rượu.

Lỗ là vấn đề của người thua lỗ cũng giống như rượu là vấn đề của kẻ nghiện rượu. Một khoản lỗ nhỏ giống như uống một chai rượu nhỏ. Một khoản lỗ lớn giống như một bữa nhậu nhẹt say sưa. Một loạt các khoản lỗ liên tiếp giống như uống rượu từ đầu đến cuối buổi nhậu. Kẻ thua lỗ chuyển đổi từ thị trường này đến thị trường khác, xin lời khuyên từ chuyên gia mới và thử nghiệm rất nhiều hệ thống giao dịch. Tài khoản giao dịch của anh ta cứ tiếp tục chìm dần mặc dù anh ta cố gắng để tìm lại cảm giác chiến thắng.

Các nhà giao dịch thua lỗ suy nghĩ và hành động giống như những gã nghiện rượu, ngoại trừ lời nói của các nhà giao dịch không có mùi. Sự tương đồng của hai nhóm người bạn giúp bạn có thể dự báo người thua lỗ sẽ làm gì bằng cách quan sát hành động của người nghiện rượu.

Nghiện rượu là căn bệnh có thể chữa trị được và vì thế cũng có thể “cai lỗ” thành công. Các nhà giao dịch thua lỗ có thể thay đổi bằng cách sử dụng những nguyên tắc của Hội Cai Rượu AA.

Ham muốn giao dịch

Các nhà giao dịch thành công xử lý giai đoạn sụt giảm tài khoản theo cách giống như những người uống rượu xã giao. Nghĩa là họ lỗ ít và có thể ngừng giao dịch khi muốn. Nếu có một vài khoản lỗ liên tiếp, và họ nhận ra tín hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn trong hệ thống giao dịch: có lẽ là hệ thống giao dịch của họ không phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay. Đó là thời điểm mà các nhà giao dịch nên nghỉ ngơi và quan sát thị trường. Trái lại, những nhà giao dịch thua lỗ, không thể nào dừng lại- nghĩa là họ tiếp tục giao dịch vì họ bị cuốn hút vào trong trò chơi và tiếp tục nuôi hy vọng giành được chiến thắng.

Một nhà tư vấn giao dịch nổi tiếng nhận xét, cảm giác hân hoan khi giao dịch tài chính còn cao hơn cả khi quan hệ tình dục. Giống như các gã nghiện rượu cứ tiếp tục uống, các nhà giao dịch thua lỗ sẽ còn thua lỗ lớn hơn nữa khi tiếp tục giao dịch. Họ đã vượt qua đường ranh giới quan trọng giữa việc chấp nhận rủi ro kinh doanh một cách bình thường và đánh bạc. Các nhà giao dịch thua lỗ thậm chí còn không biết đến làn ranh giới này.

Những người thua lỗ luôn cảm thấy ham muốn giao dịch, giống như gã nghiện rượu lúc nào cũng muốn uống rượu. Họ tham gia giao dịch một cách bốc đồng, cố gắng thoát khỏi tình trạng bế tắc.

Nhà giao dịch thua lỗ tiếp tục nạp tiền vào tài khoản. Những nhà giao dịch thua lỗ nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi thị trường, trong khi một số nhà giao dịch chuyển sang quản lý tiền của người khác sau khi làm thua lỗ mất số tiền của chính họ. Một số người khác nữa chuyển sang bán dịch vụ tư vấn thị trường, giống như những gã say rượu hết sạch tiền phải đi lau kính trong các quán bar để trừ nợ.

Hầu hết những nhà giao dịch thua lỗ đều che dấu khoản lỗ này với mọi người và thậm chí cả chính họ. Họ không hề có nhật ký giao dịch và cũng ném bỏ báo cáo giao dịch từ nhà môi giới. Một nhà giao dịch thua lỗ giống như một gã nghiện rượu, họ không biết đã mất bao nhiêu tiền để mua rượu.

Bế tắc

Các nhà giao dịch thua lỗ giống như ở trong màn sương và không biết tại sao anh ta mất tiền. Nếu anh ta biết, anh ta đã làm điều gì đó và trở thành nhà giao dịch thành công. Một nhà giao dịch thua lỗ cố gắng quản lý cách thức giao dịch của mình giống như những gã nghiện rượu cố gắng kiềm chế việc uống rượu.

Những hy vọng về các giải pháp huyền bí của các nhà giao dịch thua lỗ giúp cho các nhà tư vấn bán dịch vụ của mình cho công chúng. Các nhà giao dịch thua lỗ chuyển sang hệ thống giao dịch mới, mua nhiều phần mềm hơn, và tiếp tục tìm kiếm các vị chuyên gia mới để mua báo cáo tư vấn.

Khi thua lỗ, các nhà giao dịch xoay sở mọi cách: họ tăng gấp đôi các vị thế giao dịch thua lỗ, rồi sau đó đảo ngược vị thế và giao dịch theo hướng ngược lại, vân vân. Tất cả những gì anh ta làm không khác gì những gã nghiện chuyển từ uống rượu sang uống bia.

Một nhà giao dịch thua lỗ rơi vào tình trạng mất kiểm soát, cố gắng quản trị điều không thể quản lý nổi. Những gã nghiện rượu thường chết sớm, và hầu hết các nhà giao dịch thua lỗ đều sớm bị thổi bay khỏi thị trường và không bao giờ quay trở lại. Các phương pháp giao dịch mới, các phần mềm được cải tiến sẽ không thể nào giúp ích cho người không thể kiểm soát nổi bản thân mình.

Một nhà giao dịch thua lỗ vẫn tiếp tục giao dịch trong khi tài khoản của anh ta đang giảm xuống. Anh ta cố gắng nói với chính mình rằng anh ấy sẽ không trở thành nhà giao dịch thua lỗ, giống như cố gắng lấy chai rượu ra khỏi gã nghiện. Một nhà giao dịch thua lỗ rơi vào cơn bĩ cực trước khi anh ta bắt đầu phục hồi. Bạn phải thay đổi cách suy nghĩ trong việc đặt lệnh dừng lỗ và bắt đầu làm lại cuộc đời mới.

Cơn bĩ cực của nhà giao dịch

Những cảm xúc trong cơn bĩ cực thật đáng sợ. Nó đau đớn và nhục nhã. Bạn rơi vào bĩ cực khi bạn mất tiền mà không thể nào bù đắp nổi khoản lỗ này. Bạn rơi vào bĩ cực khi bạn đánh bạc với số tiền tiết kiệm.

Bạn rơi vào bĩ cực sau khi nói với bạn bè rằng mình thông minh như thế nào và sau đó phải hỏi vay tiền từ họ. Bạn rơi vào bĩ cực khi thị trường hét lớn lên: “Ngươi đã bị lừa!”

Một số người rơi vào cơn bĩ cực chỉ sau vài tuần giao dịch. Những người khác nạp thêm tiền vào tài khoản để trì hoãn ngày kết thúc cuộc chơi.

Nhiều nhà giao dịch rơi vào cơn bĩ cực, biến khỏi thị trường và không bao giờ nhìn lại. Nhiều nhà giao dịch hiện nay có thể biến mất trong một năm nữa, nếu không muốn nói là còn sớm hơn. Họ sẽ rơi vào cơn bĩ cực, cảm thấy mọi thứ tan biến, và rời khỏi thị trường. Họ sẽ cố gắng quên đi chuyện giao dịch tài chính giống như quên đi một cơn ác mộng.

Một vài người sẽ chịu đựng vết thương này, chờ cho đến khi nỗi đau qua đi và sau đó quay trở lại thị trường với một chút kinh nghiệm. Họ sẽ cảm thấy sợ hãi, và nỗi sợ này sẽ làm tổn thương hoạt động giao dịch của họ nhiều hơn nữa.

Thật may mắn, một số nhà giao dịch sẽ hồi phục mạnh mẽ từ cơn bĩ cực để bắt đầu quá trình thay đổi và tăng trưởng. Đối với những người này, nỗi đau của cơn bĩ cực sẽ giúp họ phá vỡ cái vòng lẫn quẩn từ cảm xúc cao độ khi chiến thắng cho đến khi tuyệt vọng vì mất tất cả mọi thứ và sụp đổ. Khi bạn thừa nhận rằng bản thân đang có vấn đề khiến cho bạn thua lỗ, bạn có thể bắt đầu giao dịch với một cuộc đời mới. Bạn có thể thể xây dựng kỷ luật của người chiến thắng.

Bước cai lỗ đầu tiên của một nhà giao dịch thua lỗ: Cố gắng đừng thua lỗ, ít nhất dù chỉ một lần trong đời.

Giống như một gã nghiện rượu phải thừa nhận anh ta không thể kiểm soát nổi hành vi uống rượu, một nhà giao dịch thua lỗ cần phải thừa nhận rằng mình không thể kiểm soát nổi các khoản lỗ. Bước đầu tiên của Hội Cai Rượu AA là phải nói lên: “Tôi là một người nghiện rượu, tôi không thể chiến thắng nổi rượu.” Đối với một nhà giao dịch, bạn phải thực hiện bước đầu tiên của mình và nói: “Tôi là một nhà giao dịch thua lỗ, và tôi không thể chế ngự nổi các khoản lỗ”

Những người cai rượu thành công sẽ cố gắng duy trì tình trạng tỉnh táo, ít nhất là một lần trong đời. Một nhà giao dịch có thể làm lại sự nghiệp, bằng cách sử dụng những nguyên tắc của Hội Cai Rượu AA. Bây giờ, bạn phải cố gắng giao dịch sao cho không bị lỗ nữa, ít nhất là một lần trong đời.

Rồi từ từ, ngày sẽ thành tuần. Tuần sẽ thành tháng. Tháng trở thành năm. Ban sẽ dần không bị thua lỗ nữa và cai lỗ thành công.

Hãy học cách kiểm soát tâm lý, kỹ luật giao dịch và quản trị tiền bằng cách ghi chép nhật ký giao dịch thật tốt? Một nhật ký giao dịch sơ sài là tín hiệu chắc chắn của một kẻ đánh bạc. Một nhà kinh doanh giỏi luôn ghi chép sổ sách cẩn thận. Sổ nhật ký giao dịch của bạn phải thể hiện ngày và mức giá cho cả lúc mở vị thế và đóng vị thế, mức trượt giá đặt lệnh, phí hoa hồng, lệnh dừng lỗ, và tất cả những lần điều chỉnh lệnh dừng lỗ, lý do mở vị thế, mức giá mục tiêu để đóng vị thế, mức lợi nhuận kỳ vọng, và khoản lỗ tối đa nếu lệnh dừng lỗ của bạn bị chạm phải, và những thông tin khác sẽ giúp bạn nhìn lại và rút ra kinh nghiệm cho các lần giao dịch trong tương lai.

Nếu một giao dịch thất bại nằm trong rủi ro kinh doanh cho phép, đó là hoạt động kinh doanh bình thường. Không cần phải thương lượng, không cần phải cầu may. Nhưng nếu bạn lỗ nhiều hơn số tiền rủi ro kinh doanh được xác định trước, điều này giống như bạn bị say rượu, cãi nhau ầm ĩ, nôn ói trên đường về nhà và thức dậy trong một cống rãnh nào đó. Bạn không bao giờ muốn điều đó xảy ra một lần nữa.

 

Trả lời