Vì sao đồng Euro trải qua đêm hallowen kinh hoàng sau động thái của ECB?

Đồng Euro giảm tới gần 200 pip so với đồng Đôla sau tuyên bố của Draghi: cắt giảm lượng mua trái phiếu từ 60 tỷ Euro/tháng xuống còn 30 tỷ Euro/tháng bắt đầu từ tháng 1.2018 nhưng sẽ kéo dài chương trình QE đến tháng 9.2018.

Thực ra, đồng Euro chỉ rơi khoảng 100 pip sau khi phiên Âu đóng cửa nhưng đà bán tháo mạnh hơn ở phiên Mỹ.

Sau đây là một số giải thích của các chuyên gia kinh tế (tất nhiên là sau khi chuyện đã rồi)

  • Jessica Hinds, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics, nói “ECB đã khiến thị trường không tin vào ngày kết thúc chương trình QE. Không biết chắc chắn khi nào ECB sẽ kết thúc chương trình QE mà có thể kéo dài cho tới tận tháng 3.2019.” Tôi cho rằng đây là giải thích hợp lý nhất.
  • Các nhà phân tích tại Citi Research nói rằng: “thông điệp phát ra đối với các nhà đầu tư là không biết chương trình QE đã kết thúc hay còn tiếp tục. Ví dụ, nếu 20 tỷ Euro/tháng đồng nghĩa với việc  kết thúc ngay QE rồi, trong khi 40 tỷ Euro/tháng cho thấy sẽ còn lâu mới bắt đầu thu hẹp QE. 30 tỷ Euro thì nằm ngay ở giữa hai con số trên và khiến nhà đầu tư không biết chuyện gì sẽ xảy ra “. Khi nghi ngờ, trader sẽ bán thôi (tôi nghĩ thế).

Có thể tạm hiểu rằng, giới đầu tư đang rất thịnh nộ (tantrum) với thông báo của ECB. “Taper tantrum” (tạm dịch là cơn thịnh nộ do thu hẹp QE) là tác nhân gây ra đêm kinh hoàng như đêm hallowen đối với đồng Euro. Taper Tantrum là thuật ngữ từng xuất hiện vào năm 2013 khi Bernanke thông báo muốn rút QE nhưng lại không đưa ra các giải thích cụ thể cho hành động của mình. Nhà đầu tư không biết là Fed muốn rút lui vì nền kinh tế Mỹ đã mạnh lên đủ sức chịu đựng hay chưa. Khi họ nghi ngờ, họ sẽ bán tháo. Nhà đầu tư thực tế đã bán tháo cổ phiếu, trái phiếu Mỹ.

Từ đó, Taper Tantrum được sử dụng để mô tả sự bán tháo của nhà đầu tư khi họ không hiểu và mơ hồ. Rõ ràng, giờ đây thị trường không biết chắc ECB muốn gì: sẽ dừng QE hay còn tiếp tục. Khi họ nghi ngờ, họ sẽ bán đồng Euro.

Còn trên phương diên phân tích kỹ thuật, câu chuyện trở nên đơn giản hơn rất nhiều như tôi đã “tiên tri” trước giờ phán quyết của ECB. Thông thường, tôi rất ít khi giao dịch tại thời điểm thị trường chuẩn bị ra tin (thường tôi sẽ đóng hết sạch lệnh trước giờ ra tin) vì không muốn giao dịch lúc thị trường biến động mạnh. Nhưng đêm qua, tôi quyết định chơi kèo với Draghi khi nhìn thấy mẫu hình giao dịch đủ mạnh để tôi tin tưởng.

+ Đó là thị trường đã hoàn thành xong cấu trúc sóng tam giác theo mô hình sóng Elliott. Kinh nghiệm nhiều năm chinh chiến bằng sóng Elliott đã giúp tôi nhìn thấy các kèo rơi mạnh khi hoàn tất điểm cuối -e của mô hình sóng.

+ Đó là siêu kháng cự tạo bởi MA200 trên H4 (khoảng MA 50 trên daily), cạnh trên mô hình tam giác và cả đường kháng cự nằm ngang.

Vì vậy, tôi đã quyết định đặt kèo lớn hơn mức bình thường (nâng tỷ trọng rủi ro từ mức 2% Equity lên 5% Equity) và chốt lãi khi có 30 pip. Hóa ra đó lại là một quyết định không khôn ngoan cho lắm. Một câu nói tôi thường hay trích dẫn, “đánh ít mới ăn nhiều, đánh nhiều tất ăn ít”. Khi bạn đánh vị thế lớn, rất khó có khả năng giữ vị thế lâu và ăn nhiều. 

Dự báo của tôi trước giờ ra tin của ECB

 

Sell EUR/USD, Buy USD/JPY trước giờ ECB họp công bố lãi suất

Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống (The New Trading For a Living)

Trả lời