Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: vì sao nó nhất định phải xảy ra?
Tháng 1.2018, Tổng Thống Donald Trump thông báo sẽ tiến hành cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Thị trường chứng khoán toàn cầu có cú điều chỉnh mạnh nhất kể từ khi Donald Trump đắc cử Tổng Thống Mỹ. Chỉ số Dow Jones mất hơn 3,000 điểm chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng. Đầu tháng 4.2018, Trung Quốc trả đủa bằng hàng rào thuế quan lên 50 tỷ đôla hàng hóa nhập khẩu từ mỹ.
Những tưởng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ chấm dứt khi vào tháng 4, Donald Trump xoa dịu các nhà đầu tư bằng thông điệp : “Mỹ sẽ không có chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Mỹ đã từng chịu thiệt trong các cuộc chiến tranh thương mại và không muốn lặp lại điều đó”, nhưng ngày 16.6.2018, Trump lại yêu cầu Đại Diện Thượng Mại Mỹ xác định thêm 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc để đánh thuế 10%.
Cách đây 1 giờ, khi tôi đang viết bài này, Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet vào tháng 5 từng nói: “Tôi không tin Mỹ và Trung Quốc sẽ làm điều ngu ngốc đó“.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn chu kỳ, Tiến sĩ Harry Dent tác giả cuốn sách nổi tiếng “THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI” cho rằng, chắc chắn sẽ có một cuộc chiến tranh thương mại lớn. Harry Dent trong cuốn sách Zero Hours mô tả chu kỳ toàn cầu hóa (hay làn sóng thương mại toàn cầu) hoạt động theo chu kỳ thế kỷ (100 năm).
Hình 1- Làn sóng thứ hai về toàn cầu hoá đã đạt đỉnh
Thương mại toàn cầu được thể hiện dưới dạng phần trăm của GDP
Nguồn: Estevadeordal, Frantz, và Taylor (2003), Penn World Tables, phiên bản 8.1; Klasing và Milionis (2014); World Bank; ourworldindata.org/international-trade; Dent Research
Dưới ngôn ngữ của sóng Elliott, làn sóng toàn cầu hóa đã đạt đỉnh vào năm 2008-2012 được đánh nhãn là sóng 3. Theo sau sẽ là lần thoái lùi theo sóng 4. Tất nhiên, dể có sự thoái lùi mạnh mẽ như vậy, chiến tranh thương mại phải nổ ra, giống như Đại Suy Thoái 1929-1932, các chính sách bảo hộ Thương Mại cũng đã khiến cho thương mại toàn cầu sụp. Trao đổi xuất khẩu hàng hóa toàn cầu giảm tới 60%.
Làn sóng thương mại đầu tiên bắt đầu tư khoảng năm 1850, phát triển nhanh chóng nhờ tàu hơi nước, đường sắt và kéo dài cho đến năm 2012. Đỉnh sóng 1 chính là vào năm 1912, trước Thế Chiến Thứ Nhất.
Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nếu thương mại toàn cầu sụp đổ.
Theo cuốn sách Zero Hours, Harry Dent đánh giá Việt Nam là một trong ba quốc gia có rủi ro ảnh hưởng nặng nhất khi làn sóng toàn cầu hóa sụp đổ. Việt Nam có tỷ lệ xuất khẩu/GDP ở mức 87%. Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đang đóng vai trò trụ cột trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam nên một khi khu vực này bị tổn thương, kinh tế Việt Nam sẽ gần như sụp đổ.
Nên nhớ, Sam Sung đóng góp tới 25% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và chu kỳ kinh doanh của ngành điện thoại di động đã đạt đỉnh.
Steven Schawartz, giám đốc cao cấp của Fitch Rating khu vực Châu Á nhận định: “Hoạt động xuất khẩu Việt Nam vốn nhập các mặt hàng sản xuất từ Trung Quốc sau đó bán lại cho Mỹ, vì thế rất dễ tổn thương bởi chi phí sẽ tăng lên”.
Chỉ có một tình huống mà Việt Nam có thể tránh được tổn thất là cuộc chiến thương mại của Mỹ -Trung không đánh lên những hàng hóa mang tính chất chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu. ĐIều này rất khó xảy ra nếu cuộc chiến Mỹ-Trung trở nên quá mức.
Vấn đề là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không phải ảnh hưởng đơn lẻ đến từng quốc gia mà tác động đến toàn cầu. Sự suy thoái của làn sóng thương mại toàn cầu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đến Việt nam vì quốc gia này có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao.
Trước Việt Nam, Hồng Kong và Singapore là hai quốc gia có rủi ro cao nhất.
Mỹ, người phát động cuộc chiến tranh thương mại dường như ít bị ảnh hưởng nhất bởi xuất khẩu chỉ chiếm 11% GPP Mỹ.
Hình 2: Đánh giá rủi ro của từng quốc gia theo ba cấp độ: Rất Xấu, Xấu, và An Toàn khi làn sóng toàn cầu hoá suy giảm.
Xuất khẩu tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, trung bình giai đoạn 2013-2015.
Nguồn: World Bank