Học ngay bí kíp này để không làm “con lừa” khi đánh breakout

Bò (Bull) kiếm tiền bằng xu hướng tăng. Gấu (Bear) kiếm tiền bằng vị thế bán khi xu hướng giảm. Làm Bò hay Gấu đều được, miễn kiếm ra tiền. Chỉ đừng làm “Heo”, “Cừu”, “Gà”, “Lừa”…vì mấy con này bị Bò, Gấu, Sói thịt hết.

Điểm phá vỡ (breakout) là một chiến lược giao dịch rất phổ biến. Nhưng nên nhớ đến 80% điểm phá vỡ là giả. Có nghĩa là xác suất cao bạn bị trở thành “Con lừa” trong những phiên breakout.

Làm sao để nhận ra các breakout giả, sau đây là một mánh khóe dựa trên chỉ báo Bollinger Band và kết hợp với một số chỉ báo kỹ thuật khác.

Trước hết, chúng ta phải biết được điểm phá vỡ thật diễn ra như thế nào dựa trên chỉ báo Bollinger Band. Vì các dải băng Bollinger đóng vai trò là các điểm hỗ trợ và kháng cự nên khi giá vượt ra ngoài các dãi băng có thể tạo ra tín hiệu giao dịch đầy tiếm năng. Sau đây là một ví dụ về cặp tiền tệ EUR/GBP.

Vào tháng 12/2015, EUR/GBP di chuyển ra ngoài dải băng trên. Tuy nhiên, không phải khi nào giá di chuyển ra ngoài dải băng cũng tạo nên các điểm breakout hoàn hảo. Tôi thích chờ đợi sự xác nhận bằng các mẫu hình nến Nhật Bản. Đỉnh của cây nến Breakout ra ngoài dải băng được xem như là điểm pivot. Sau đó, nếu như xuất hiện các cây nến nhỏ, nằm bên trong thân nến của cây nến breakout và đặc biệt là nằm gần đỉnh (hay bóng trên) của cây nến Breakout thì càng tốt. Đây là dấu hiệu cho thấy sự chiếm thế chủ đạo của bên mua. Tôi thích mở vị thế mua sau khi có một cây nến xanh, thân khá dài khác, vượt lên trên đỉnh của cây nến breakout. Tôi khoanh vùng màu đỏ cho sự kết hợp giữa Bollinger Band và Mẫu hình Nến Nhật Bản.

Chúng ta bắt đầu đóng vị thế chốt lãi khi giá bắt đầu cắt xuống đường giữa của dải băng Bollinger band và sau đó chạm dải băng dưới. Ngay cả khi giá bật dậy trở lại và thiết lập đỉnh mới, thì việc giá chạm vào dải băng dưới của Bollinger Band luôn cảnh báo sự yếu đi của bên mua.

Lý tưởng nhất là sau khi có cây nến breakout ra khỏi dải băng, chúng ta nhìn thấy các cây nến xanh khác. Ví dụ như mũi tên đỏ ở góc phải màn hình.

 

Nói tóm lại, tôi thích nhìn thấy các mẫu hình nến sau, sau khi có cây nến breakout ra khỏi dãi băng. Đây là các mẫu hình nến tiếp diễn xu hướng cực mạnh theo đánh giá của Thomas Bulkowski

Chúng có thể nhìn sự xác nhận của các chỉ báo khác, ví dụ như MACD Histogram. Khi có điểm breakout thực sự, MACD Histogram sẽ giao cắt với đường 0 và nhanh chóng bung mạnh theo hướng breakout. Sau đây là ví dụ ở GBP/JPY. Sau khi giá breakout ra ngoài dãi băng dưới, một cây nến đen thân dài xuất hiện cho phép chúng ta thực hiện tín hiệu bán. Đồng thời MACD Histogram cắt xuống 0 và sẽ bung ra theo hướng giảm hay nói cách khác, MACD Histogram sẽ thiết lập độ sâu mới.

Kết quả hình ảnh cho bollinger band macd trend breakout

Bây giờ, chúng ta có thể nhận ra điều ngược lại chính là điểm phá vỡ giả. Hình dưới là điểm phá vỡ giả cho xu hướng giảm. Mặc dù giá đóng cửa xuống dưới dải băng dưới, nhưng sau đó không xuất hiện các cây nến nhỏ mà dần hồi phục. Dấu hiệu rõ ràng khi giá vượt qua đỉnh của cây nến breakout cho thấy điểm phá vỡ này là giả.

Bollinger Bands – Or Why They Are So Popular

Các điểm phá vỡ giả tất nhiên là xuất hiện tại các đỉnh hoặc đáy của thị trường. Bạn có thể sử dụng sự phân kỳ giữa giá với MACD cũng như mẫu hình của bollinger Band để nhận ra điểm đảo chiều.

Tất nhiên là chúng ta sẽ không thể thoát được bẫy khi có đến 80% điểm breakout là giả. Nhưng ngay cả khi dính bẫy, điều quan trọng là phải nhanh chóng nhận ra và cắt lỗ. Sau đây là hướng dẫn của phù thủy Mark Minervini trong cuốn sách “ tư duy và giao dịch như nhà vô địch đầu tư chứng khoán” khi bị dính bẫy. Bản chất đường giữa của Bollinger Band chính là đường MA20. Một khi đường MA20 bị phá thủng, đó là dấu hiệu bán.

 

Trả lời