Tôn Tử có nói, “Biết Người Biết Ta, Trăm Trận Trăm Thắng” (“Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng” ) hoặc “Thành bai của cuộc chiến được quyết định từ trước trận đánh” hoăc ““Trong các cuộc chiến tranh, nhà chiến lược thành công chỉ ra chiến trường khi giành chắc phần thắng. Hãy đi những con đường địch không nghĩ tới và đánh những con đường địch không phòng vệ”.
Giao dịch tài chính là một cuộc chiến tranh mà ở đó các nhà giao dịch sẽ chiến đấu chống lại đám đông hung hãn. Alexander Eder từng ví “Giao dịch tài chính là cuộc chiến khốc liệt nhất chỉ sau chiến tranh”. Do đó, nếu sử dụng binh pháp của Tôn Tử, một nhà giao dịch phải hiểu rõ mình, và xác định được thị trường tài chính nào là an toàn và nắm chắc phần thắng.
Alexander Elder trong cuốn sách “Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống” đã dành hẳn Chương 8 để nói về việc lựa chọn nên giao dịch ở các thị trường nào. Theo lời khuyên của Elder, nên lựa chọn thị trường giao dịch dựa trên: thanh khoản, độ biến động và múi giờ. Một nhà giao dịch giỏi phải biết cách chọn các thị trường nào mà bạn thường xuyên thắng để chiến đấu.
Nial Fuller, một nhà giao dịch theo hành động giá nổi tiếng của Úc đã tổng kết đặc điểm hành vi của từng thị trường đóng góp nhiều nhất trong lợi nhuận của anh ta.
- EUR/USD
EUR/USD là cặp tỷ giá cơ bản nhất và được giao dịch nhiều nhất. Kết quả là, nó thường đi ngang nhiều hơn so với GBP/USD và AUD/USD. Đại loại là EUR/USD thuộc vào loại thị trường Choppy Market (thường có nhiều sóng để trading) Nói cách khác, xu hướng của EUR/USD không dài bằng GBP/USD và AUD/USD. Fuller cho rằng, các tín hiệu hành động giá, đặc biệt trên khung thời gian H4 và daily thường bị lỗi khá thường xuyên trên cặp tỷ giá EUR/USD. Nó có khuynh hướng bật lại từ các điểm hỗ trợ và kháng cự rất tốt. EUR/USD phù hợp hơn cho việc giao dịch theo khung giao dịch lớn (large trading ranges). Vì mọi người thường xuyên giao dịch ở cặp này, nên các tín hiệu rõ ràng thường có hiện tượng “tiên đoán tự thực hiện”. (nghĩa là mọi người đều nhìn thấy hỗ trợ thị nó có khả năng trở thành một điểm hỗ trợ thực).
- GBP/USD
Hành vi giá của nó thường biến động mạnh hơn so với EUR/USD. Đây là cặp tiền tệ phù hợp với cách đánh hành động giá theo kiểu breakout vì nó hình thành xu hướng khá dài (dài hơn so với EUR/USD). Tôi thích giao dịch ở GBP/USD hơn so với EUR/USD vì nó không phổ biến như EUR/USD và có độ biến động lớn hơn, xu hướng dài hơn. Thời gian của các vùng củng cố hoặc nền giá ngắn để bạn không phải chờ đợi quá lâu.
Đối với một người giao dịch ở Việt Nam, GBP/USD là thời điểm lý tưởng để giao dịch vì múi giờ khá phù hợp. Giờ Châu Âu thường mở cửa đúng vào khoảng 2-3 giờ chiều Việt nam và kết thúc vào lúc 23h-00h. Do đó, nếu bạn chọn những thời điểm không có tin quan trọng từ Mỹ (tác động đến USD), thì gần như các trader Việt Nam hoàn toàn có thể thức để kiểm soát lệnh ở cặp tiền tệ này.
Ví dụ về giao dịch theo Pin Bar của GBP/USD
- USD/JPY
Tương tự như EUR/USD, USD/JPY cũng thuộc loại Choppy Market (Thị trường đi ngang, nhiều sóng ở mức độ vừa phải). Tuy nhiên, hành động giá cũng hoạt động tốt ở cặp này. Nó cũng là thị trường rất phù hợp cho các nhà phân tích kỹ thuật, khi thường bật và nảy ở các mức hỗ trợ và kháng cự khá tốt.
Đối với các trader Việt Nam, khi trading cặp này thì chịu khó thức khuya nhiều vì nó ảnh hưởng bởi thông tin từ Mỹ.
- AUD/USD
Đây là thị trường tôi ưa thích nhất. Độ biến động thấp nhất trong các thị trường, ít hơn so với GBP/USD và EUR/USD trong khi xu hướng thường rất kéo dài và bền vững.
Ví dụ về giao dịch Pin Bar ở AUD/USD
- NZD/USD
NZD (kiwi) là hàng xóm của AUD nhưng nói chung cũng thuộc dạng thị trường Choppy Market. Đến 50% thời gian thị trường này đi giang. Vì lý do này, tôi thích AUD/USD hơn so với NZD/USD.
- Vàng
Vàng có khuynh hướng hình thành các xu hướng rất dài giữa các vùng củng cố. Tuy nhiên, điều đáng nói là vùng củng cố của vàng lại là thời gian cực kỳ khó giao dịch vì độ biến động lớn. Do đó, vàng thị trường khá lưỡng tĩnh. Biết cách chọn để giao dịch theo xu hướng khi nó thoát ra khỏi vùng củng cố thì ăn đậm, nhưng nếu quá sa đà và giao dịch liên tục, ngay cả trong vùng củng cố, độ biến động lớn của vàng sẽ giết chết trader.
Thị trường chị em của vàng là bạc lại càng choppy hơn nữa, nên khó trade hơn cả vàng.
- Dầu.
Tôi giao dịch ở dầu nhiều hơn cả vàng vì lý do xu hướng của dầu kéo dài còn hơn cả vàng. Tuy nhiên, giống như vàng, dầu cũng cực kỳ biến động và nó có thể giết chết các trader thiếu kinh nghiệm.
Nói chung, dầu thường hình thành các vùng củng cố trong nhiều tuần và nhiều tháng trước khi có xu hướng lớn.
- SP500
Nếu bạn muốn hoạt động lâu ở vị thế mua, nên chọn thị trường chứng khoán Mỹ. Do sự hỗ trợ của FED và đây là TTCK lớn nhất thế giới, xu hướng tăng của thị trường này thường kéo dài rất lâu. Tuy nhiên, đặc điểm cần chú ý là trong các thời điểm suy thoái khủng hoảng kinh tế, các phiên bán tháo cũng diễn ra rất nhanh và mạnh. Nói chung, thị trường này phù hợp để giao dịch theo hành động giá, đặc biệt là ở vị thế mua dài hạn.
Bên cạnh việc hiểu rõ thị trường, thì cách tốt nhất là trader nên ghi lại nhật ký giao dịch và xem thử mình phù hợp với cặp nào nhất. Nếu bạn lãi nhiều nhất ở thị trường nào, hãy tiếp tục giao dịch ở thị trường đó vì điều đó cho thấy phương pháp giao dịch của bạn đang tương thích và ăn khớp với diễn biến giá.