Bốn Lý Do Chính Khiến Mọi Người Bỏ Lỡ Cơ Hội Mua Các Siêu Cổ Phiếu

  1. Mất niềm tin, sợ hãi và thiếu kiến thức. Hầu hết các siêu cổ phiếu đều là những công ty trẻ (mới IPO được vài tháng hoặc đã IPO từ 8-15 năm). Hầu như mọi người đều biết về Sear hay General Motor nhưng ít ai chú ý đến hàng trăm cái tên mới mẻ xuất hiện trên thị trường mỗi năm. Chính những công ty trẻ này mới là tương lai của nước Mỹ, tạo nên những sản phẩm hoặc dịch vụ mới mang tính đột phá cũng như hầu hết các công nghệ mới. (IBD cung cấp dịch vụ để nhận biết những dấu hiệu quan trọng về giá, khối lượng, tăng trưởng doanh số và tăng trưởng lợi nhuận ở tất cả các công ty trẻ này).

 

  1. Quá lạm dụng và sử dụng một cách sai lầm chỉ số P/E. Trái với quan điểm truyền thống, hầu hết các siêu cổ phiếu hiếm khi nào có P/E thấp. Giống như một cầu thủ giỏi nhất luôn phải có một mức lương cao nhất, một công ty tốt thường được giao dịch ở mức P/E cao. Thực sự, chỉ số P/E không phải là tiêu chí tốt để lựa chọn cổ phiếu. Hãy quên nó đi. Việc sử dụng P/E làm tiêu chí lựa chọn cổ phiếu sẽ khiến bạn bỏ lỡ cơ hội mua các siêu cổ phiếu mà thôi.

 

  1. Không hiểu được rằng, các cổ phiếu dẫn dắt thực sự luôn bắt đầu sóng tăng mạnh mẽ nhất khi ở gần đỉnh cao nhất hoặc vừa thiết lập đỉnh mới, chứ không phải ở gần đáy hoặc đã tạo đáy mới (và cách rất xa đỉnh cao nhất). Các nhà đầu tư thích bắt đáy vì họ nghĩ rằng nó trở nên rẻ hơn với mức giá cách đây vài tháng. Họ cho rằng như thế là một món hời. Đây là một chiến lược sai lầm. Họ nên làm ngược lại, tức học cách mua cổ phiếu đang trong xu hướng tăng giá, chỉ vừa thiết lập đỉnh mới sau khi tạo điểm phá vỡ thoát ra khỏi nền giá tốt.
  1. Chốt lãi quá sớm vì bị dính các phiên rũ bỏ hoặc vì vội vàng chốt lãi thật nhanh. Tâm lý chính là trở ngại lớn nhất để sẵn sàng mua lại cổ phiếu với giá cao hơn nếu như điều đó là cần thiết. Các nhà đầu tư thành công luôn làm được điều này. Nếu họ bị dính các phiên rũ bỏ hoặc sai lầm khi bán quá sớm, họ sẵn sàng mua lại với giá cao hơn. Ở chiều hướng ngược lại, các nhà giao dịch thua lỗ thường mắc lỗi cắt lỗ quá muộn, khiến cho một khoản lỗ nhỏ trở thành thảm họa thay vì sẵn sàng cắt lỗ ở mức 8%.

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

Trả lời