Trong hệ thống đầu tư CANSLIM, thứ tự tầm quan trọng của các yếu tố được nhìn từ phải qua trái. Tức quan trọng nhất là M (Xu Hướng Thị Trường), tiếp sau là chữ I (Sự Bảo Trợ Của Các Nhà Đầu Tư Tổ Chức). William J.O’Neil, Chủ Tịch và Nhà Sáng Lập của IBD từng nói:“Mấu chốt là mua các cổ phiếu tốt đang được các quỹ tương hỗ thu gom và tránh xa khi các quỹ đầu tư bán tháo nó. Cố gắng chống lại hành động của các quỹ đầu tư chỉ khiến bạn bị tổn thương.”
Hãy chắc chắn nhìn thấy một vài quỹ tương hỗ có thành tích đầu tư xuất sắc đang thu gom mạnh mẽ một cổ phiếu trước khi bạn mua. Một khi các quỹ đầu tư bán tháo cổ phiếu này, bạn phải thoát ra khỏi nó và đứng sang một bên.
Đừng Bao Giờ Là Người Đầu Tiên Đến Bữa Tiệc
Có rất nhiều hiểu lầm về cách thức hoạt động thật sự của thị trường chứng khoán. Một trong những sai lầm là bạn đừng bao giờ tham gia vào cổ phiếu trước khi các nhà đầu tư lớn làm điều đó. Thực sự, điều ngược lại cũng đúng: các cổ phiếu tốt nhất thường có sự tăng lên trong bảo trợ của nhà đầu tư tổ chức trước khi giá cổ phiếu tăng vọt.
Các nhà quản lý quỹ tương hỗ như Fidelity, Vanguard, Janus, Dreyfus, CGM có đội ngũ nghiên cứu hùng hậu để tìm hiểu về tình hình hiện tại cũng như đánh giá triển vọng tăng trưởng tương lai của hàng nghìn công ty niêm yết.
Để hiểu tại sao bạn không bao giờ đến trễ nếu như chờ đợi các quỹ đầu tư tham gia vào cổ phiếu đó. Bạn cần phải biết là các quỹ đầu tư phải mất nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng để tạo nên một vị thế đủ lớn ở một cổ phiếu.
Ví dụ, nếu một nhà quản lý quỹ với quy mô tài sản lên đến 2 tỷ đôla quyết định giải ngân 1% nguồn vốn vào một cổ phiếu nhất định, tức họ phải mua một vị thế trị giá 20 triệu đôla. Nếu cổ phiếu này đang giao dịch ở mức $20, nhà quản lý quỹ phải mua tới 1 triệu cổ phiếu.
Nếu nhà quản lý quỹ cố gắng mua hết 1 triệu cổ phiếu trong thời gian ngắn, nó sẽ đẩy giá cổ phiếu nhanh chóng vượt qua mức giá mà họ muốn mua. Vì thế, phải mất vài tuần đến vài tháng, một quỹ đầu tư mới có thể từ tốn gom cổ phiếu mà không gây náo động. Họ sẽ cố gắng gom mỗi ngày một ít cổ phiếu với mức giá thấp cho đến khi đủ 20 triệu cổ phiếu đồng thời giá vốn bình quân phải ở mức mà họ đặt ra ban đầu.
Đó chỉ là hành động của một quỹ. Nếu có hàng tá, hàng trăm thậm chí hàng ngàn quỹ đầu tư đang gom cùng một cổ phiếu, bài toán sẽ trở nên phức tạp hơn! Cho đến khi Apple đạt đỉnh vào năm 2012, có tới hơn 4,300 quỹ đầu tư sở hữu cổ phiếu này.
Điều này không xảy ra sau một đêm. Phải mất nhiều tháng ròng rã để các quỹ nhà đầu tư chuyên nghiệp xây dựng được một vị thế mong muốn.
Đó mới là lúc bạn nên tới và tham dự buổi tiệc.
Lợi nhuận lớn chỉ dành cho những ai kiên nhẫn. Hãy nhìn lại bài học của AAPL (Apple) vào năm 2009. Apple đóng vai trò cổ phiếu dẫn dắt khi tăng 381% từ tháng 7/2009 đến tháng 9/2012. Ba quý trước tháng 7.2009, Số lượng các quỹ đầu tư sở hữu cổ phiếu Apple lần lượt tăng như sau: 286 --> 316 --> 321. (Cho đến khi Apple đạt đỉnh vào năm 2012, có tới hơn 4,300 quỹ đầu tư sở hữu cổ phiếu này.)
Chính Các Quỹ Đầu Tư Quyết Định Số Mệnh Cổ Phiếu Của Bạn
Đến bây giờ bạn chắc chắn nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của các nhà đầu tư tổ chức đến giá cổ phiếu. Không ngoa khi nói rằng, chính các quỹ đầu tư mới là người nắm giữ và quyết định số mệnh cổ phiếu của bạn. Nếu họ đang thu gom mạnh mẽ, giá cổ phiếu sẽ tăng vọt. Nếu họ ồ ạt bán tháo, cổ phiếu sẽ giảm.
Điều này cũng đúng với thị trường chung. Xu hướng tăng giá mới bắt đầu khi các nhà đầu tư lớn bắt đầu mua vào và kết thúc khi họ bán ra.
Mark Minervini, phù thủy chứng khoán nói: “Không phải định giá hay kết quả kinh doanh của công ty làm thay đổi giá cổ phiếu. Mà chính các nhà đàu tư lớn làm chuyện đó. Nếu không có các tay chơi lớn mua vào. Cổ phiếu các công ty hàng đầu cũng không đáng giá hơn những tờ giấy”
Nhật Báo IBD có một thước đo rất hay để theo dõi hành động giao dịch của các nhà đầu tư tổ chức: Xếp Hạng Tích Lũy/Phân Phối (kí hiệu là ACC/DISS RTG®)
Tích lũy là từ hấp dẫn ám chỉ hành động mua cổ phiếu. Phân Phối là bán tháo. Xếp Hạng Acc/Dis có khung đo từ A (tốt nhất) đến E (tệ nhất), nhằm theo dõi giao dịch của nhà đầu tư tổ chức đối với một cổ phiếu trong thời gian 13 tuần gần nhất (xấp xỉ 3 tháng). Xếp hạng này hoàn toàn tập trung vào các giao dịch có khối lượng lớn mà các nhà đầu tư tổ chức thực hiện.
Bảng dưới cho biết ý nghĩa của các mức xếp hạng từ A đến E. Nói chung, bạn chỉ mua cổ phiếu có Xếp Hạng Tích Lũy/Phân Phối là A hoặc B, và tránh xa các cổ phiếu có xếp hạng D hoặc E.
A= Các tổ chức đang tích lũy mạnh cổ phiếu.
B= Các tổ chức đang tích lũy cổ phiếu ở mức độ vừa phải.
C= Trung tính. Không có hành động tích lũy hay phân phối của các tổ chức đầu tư.
D= Các tổ chức đầu tư đang bán cổ phiếu ở mức độ vừa phải (phân phối).
E= Các tổ chức đầu tư đang bán mạnh cổ phiếu.
Vào thời điểm tôi viết bài này, APPLE đang là cổ phiếu gây sự chú ý khi giảm tới gần 40% từ đỉnh cao nhất. Đồ thị dưới cho thấy các lực bán tháo của nhà đầu tư tổ chức khi giá thủng MA10 tuần với khối lượng tăng dần.
Là người theo dõi thường xuyên Nhật Báo IBD, từ tháng 11.2018, khi APPL vừa phá thủng đường MA10 tuần, Nhật Báo IBD đã công bố xếp hạng Tích Lũy/Phân Phối (Accumulation/Distribution Rating) của APPL ở mức E
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”