“Đừng bao giờ nói cho mọi người biết về khoản đầu tư hiện tại của bạn”

Guy Spier, tác giả cuốn sách “Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị (The Education of a Value Investor)” viết:

Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị (The Education of a Value Investor)

“Qua nhiều năm, tôi bắt đầu nhận ra rằng tuyên bố công khai những cổ phiếu tôi sở hữu là một ý tưởng tồi. Vấn đề không phải là các nhà đầu tư khác có thể ăn cắp ý tưởng của tôi. Vấn đề thực sự là điều này sẽ làm tôi rối trí. Một khi chúng ta đã công bố một điều gì đó, sẽ có một rào cản tâm lý khiến ta không thể quay mặt với những điều đã tuyên bố- ngay cả khi chúng ta hối hận vì nhận định đó. Thế nên điều mà tôi không muốn làm nhất chính là đặt chân vào cái bẫy tuyên bố với mọi người về một cổ phiếu, biết rằng tình thế có thể thay đổi và sau đó có thể phát hiện ra mình đã sai.”

Như Spier viết, thậm chí bạn đã hối tiếc về quyết định sai lầm ban đầu của mình, nhưng bạn rất khó thay đổi suy nghĩ vì bạn đã lỡ miệng với công chúng. Điều này khiến bạn mắc phải sai lầm như: ngoan cố nắm giữ các khoản đầu tư thua lỗ, không chịu sửa đổi sai lầm.

Ví dụ, tôi nói cho mọi người về khoản đầu tư mua cổ phiếu VEA. Nếu giá tăng như dự báo, mọi chuyện chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu như VEA không tăng và giảm điểm, tôi sẽ rất khó để cắt lỗ vì đã “lỡ chém gió” với mọi người. Tôi không muốn thừa nhận với mọi người mình đã sai.

Tôi đã thấy rất nhiều nhà đầu tư lừng danh nhận ra bài học đắt giá này. Phù Thủy Chứng Khoán Mark Minervini, trong cuốn sách “Giao Dịch Như Một Phù Thủy Chứng Khoán” từng đưa ra một ví dụ khiến ông phải khó cắt lỗ khi nhận phải những lời trêu ghẹo từ đồng nghiệp.

Tôi mở tài khoản giao dịch tại một công ty môi giới chiết khấu[1] và gặp được một người môi giới tên là Ron. Sau vài năm, Ron và tôi trở thành bạn thân. Chúng tôi có cùng một số điểm chung, nhưng chắc chắn không phải là trong phương pháp đầu tư. Ron theo trường phái nhà đầu tư giá trị, là những người không quan tâm đến cung, cầu và xu hướng giá cổ phiếu. Ngược lại, phong cách đầu tư của tôi là mua những công ty mới, ít tên tuổi và đang trong xu hướng tăng giá. Tôi cần thấy giá đang ở trong xu hướng tăng và nếu giá đang giảm xuống thấp hơn giá mua của tôi, tôi lập tức cắt lỗ. Ít nhất, đó là kế hoạch giao dịch của tôi.

Khi Ron và tôi quan sát các giao dịch của nhau, cá tính mạnh mẽ của cả hai khiến tôi rất khó chịu để nghe những lời bình luận khi có giao dịch thua lỗ. Đôi khi tôi có một vài giao dịch thua lỗ liên tiếp, và Ron chọc ghẹo tôi: “Hây, chàng trai thiên tài, có chuyện gì thế? Sắp tiêu rồi hả!” Đó là những lời lẽ hơi khó nghe. Đôi khi, tôi nắm giữ một cổ phiếu thua lỗ khá lâu vì tôi nghĩ rằng, mình sẽ không thể chịu đựng nổi những lời giễu cợt từ Ron, mỗi khi tôi gọi cho anh ấy để đặt lệnh bán cổ phiếu.

Một cổ phiếu giảm 5%, sau đó là 10%, và tôi biết nên cần phải cắt lỗ ngay. Nhưng khi tôi nghĩ về Ron, tôi lại giữ cổ phiếu lỗ trong khi nó giảm đến 15% và sau đó là 20%. Khoản lỗ ngày càng lớn, tôi càng gặp khó khăn trong việc gọi đến Ron để đặt lệnh cắt lỗ. Thậm chí ngay cả khi Ron chẳng nói gì, tôi cảm thấy thật khó chịu. Trong khi đó, cổ phiếu tiếp tục gặm mất tài khoản của tôi giống như cái vỏ tàu bị rĩ sét dần.

Cả cơ hội và hiểm họa luôn bất ngờ xuất hiện trên thị trường cổ phiếu. Vì thế cần hành động nhanh chóng, dứt khoát để khai thác cơ hội và tránh né hiểm họa. Không gì có thể làm nản chí lòng can đảm của nhà giao dịch bằng cú lỗ lớn ở một lần giao dịch. Cho đến khi gặp phải một khoản lỗ đủ lớn, tôi đi đến một quyết định giúp tôi trở thành một nhà giao dịch siêu hạng: “vứt bỏ cái tôi đi và tập trung kiếm tiền”. Tôi bắt đầu bán tháo các cổ phiếu bị lỗ rất nhanh, điều giúp tôi chỉ chịu khoản lỗ nhỏ trong khi bảo toàn được nguồn vốn. Sau khi ngủ ngon giấc vào mỗi tối, tôi quên đi nỗi đau thua lỗ và giành lại sự cân bằng trong cảm xúc.

Michael Burry, một nhân vật trong cuốn sách nổi tiếng The Big Short của Michael Lewis, từng nói: “Tôi ghét thảo luận các ý tưởng với các nhà đầu tư, vì sau đó tôi trở nên Bảo Thủ, điều đó ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ của mình.”.

Một khi bạn đã trở nên bảo thủ về mặt suy nghĩ, phải mất rất nhiều thời gian để thay đổi suy nghĩ về nó.

George Soros cũng có câu nói nổi tiếng:

Kết quả hình ảnh cho học cách im lặng trong đầu tư

Spier đã rút ra một bài học: “Thay vì bàn về các cổ phiếu tôi hiện đang nắm giữ, trong thư gửi các cổ đông, giờ đây tôi cung cấp những bài học kinh nghiệm về những cổ phiếu tôi đã từng nắm giữ. Động thái này cung cấp cho các cổ đông một góc nhìn về cách tiền của họ được đầu tư, nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng hành động ngày càng lý tính của tôi. Với tôi, điều này đã gỡ bỏ một cái bẫy tâm lý. Tôi cũng cho rằng, hầu hết các nhà đầu tư cá nhân cũng có lợi khi giữ im lặng về các khoản đầu tư hiện tại của mình vì nói ra chỉ khiến họ khó hành động lý trí hơn mà thôi.”

Đọc thêm:

Alexander Elder: “Là trader, hãy im lặng mà làm”

Trả lời