SMR là viết tắt của ba từ
- S: Tăng trưởng doanh số
- M: Lợi nhuận gộp biên (Profit Margin- trước thuế hoặc sau thuế)
- R: ROE
Hãy ghi nhớ 3 điều sau để tìm cổ phiếu tốt:
- Tăng trưởng EPS phải đến từ tăng trưởng doanh số. Doanh số phải đang tăng tốc
- Lợi nhuận biên ngày càng được cải thiện (hoặc mở rộng)
- ROE càng cao càng tốt. Nhiều cổ phiếu dẫn dắt có ROE 25%, cao hơn càng tốt. Mức tối thiểu là 17%
ROE là thước đo hữu ích để phân biệt những công ty được quản lý tốt với một công ty yếu kém. Tôi phải nói, trong vô số các buổi nói chuyện với nhà đầu tư trong nhiều năm qua, ROE là một trong những yếu tố bị coi nhẹ nhất. (IBD tính ROE bằng cách chia thu nhập ròng cho vốn cổ phần bình quân trong hai năm). Nhưng ROE lại là manh mối cực kỳ quan trọng để lựa chọn cổ phiếu: ROE cao cho thấy công ty được điều hành tốt và sử dụng vốn cổ đông một cách hiệu quả. Điều này sẽ mang đến khả năng sinh lợi và tăng trưởng lợi nhuận cao hơn trong tương lai. ROE tối thiếu 17% được xem như là một mức chuẩn, nhưng nhiều cổ phiếu có sóng tăng giá mạnh mẽ nhất thường có ROE 25%, 35% hoặc thậm chí cao hơn. Nói chung, ROE càng cao càng tốt. Bảng sau giải thích tại sao ROE là tiêu chí cực kỳ quan trọng.
Bạn thấy đấy, các siêu cổ phiếu đều có ROE cao. Vì thế đừng chọn các cổ phiếu có ROE thấp.
Theo tiêu chuẩn CANSLIM, cụ thể là chữ A, điều quan trọng là kiểm tra sự ổn định của tăng trưởng doanh số và tăng trưởng EPS. Ở Chương 4 sách “Làm Giàu Từ Chứng Khoán (How to make money in stocks)”, William O’Neil để lại hướng dẫn kiểm tra độ ổn định của tăng trưởng doanh và tăng trưởng EPS như sau:
Kiểm Tra Độ Ổn Định Của Lợi Nhuận Trong Vòng 3 Năm
Qua nhiều nghiên cứu, chúng tôi đã xác định một yếu tố khác thực sự cho thấy tầm quan trọng trong việc chọn ra các cổ phiếu tăng trưởng đó là: độ ổn định (stability) và nhất quán (consistency) của tăng trưởng EPS hàng năm trong thời gian 3 năm. Thước đo độ ổn định lợi nhuận, được xếp theo khung đo từ 1 đến 99, được tính toán hoàn toàn khác với hầu hết mọi phương pháp thống kê truyền thống. Điểm số càng nhỏ, độ ổn định trong lợi nhuận càng cao. Số điểm này được tính bằng cách thể hiện EPS hàng quý trong vòng 3 hoặc 5 năm vừa qua và vẽ một đường xu hướng đi qua các điểm này nhằm xác định độ lệch so với đường tăng trưởng cơ bản (chính là đường xu hướng).
Các cổ phiếu tăng trưởng thường có sự ổn định trong tăng trưởng lợi nhuận với số điểm dưới 20 hoặc 25. Mức xếp hạng độ ổn định trong tăng trưởng lợi nhuận của một số công ty trên 30 hoặc cao hơn, cho thấy có tính chu kỳ và không đáng tin cậy. Nếu tất cả các yếu tố khác đều như nhau, bạn nên chọn những cổ phiếu mà có độ ổn định cao và nhất quán trong tăng trưởng lợi nhuận quá khứ. Một vài công ty có tăng trưởng EPS hàng năm 25% với mức độ xếp hạng ổn định là 1, 2 hoặc 3. Khi EPS hàng quý trong vài năm qua được thể hiện trên đồ thị sử dụng khung đo logarit, đường xu hướng nên gần như thẳng và dốc lên. Trong hầu hết các trường hợp, điều này cũng cho thấy có sự tăng tốc trong tốc độ tăng trưởng EPS trong các quý gần nhất.
Tôi có thể lấy ví dụ từ Case Study của MWG (Thế GIới Di Động).
Tại thời điểm đầu tháng 6.2016, MWG xuất hiện mẫu hình chiếc cốc-tay cầm.
Để phân tích CANSLIM, tôi đã kiểm tra độ ổn định của EPS. Chú ý, cột trái được thể hiện theo khung đo logarith và đường xu hướng (Trendline) có xu hướng dốc nhẹ lên. Điều này thể hiện sự tăng tốc nhẹ trong tăng trưởng EPS. Độ ổn định trong EPS của MWG là ở mức trung bình. Vì thế MWG tỏ ra không hấp dẫn khi nhìn ở khía cạnh lợi nhuận.
Tuy nhiên, khi nhìn vào thước đo SMR, chúng ta mới thấy được sự hấp dẫn của MWG tại thời điểm tháng 6/2016.
Đầu tiên là doanh số. Doanh số của có độ ổn định cao khi độ lệch so với đường trendline là không cao. Đường trendline dốc đứng cho thấy sự tăng tốc mạnh mẽ trong tăng trưởng doanh số. (Chú ý cột trái được thể hiện bằng khung đo logarith, đơn vị triệu đồng)
Tăng trưởng doanh số của MWG trong 3 quý gần nhất là
MWG có sự mở rộng hay cải thiện của lợi nhuận biên trong 3 quý gần nhất 24.6% và 3 năm gần nhất là 68%. Tất cả đều vượt tiêu chuẩn tối thiểu 25%.
Thứ hai là lợi nhuận biên. Lợi nhuận biên (sau thuế) hàng năm là 4.3% và được giữ ổn định qua các quý.
Thứ ba, ROEA tại thời điểm quý 1.2016 là 60%.
Như vậy, hai trong ba yếu tố SMR của MWG đều thể hiện tích cực. Đó là lý do tôi chú ý đến MWG. Ngoài ra, năm đầu năm 2016 là thời điểm nhiều công ty chúng khoán liên tục tăng dự báo lợi nhuận của MWG.
MWG sau đó tăng 224% trong 18 tháng.
Xem thêm
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”