“Tất cả các huyền thoại đầu tư ở phố Wall đều tin rằng: Cơ hội chốt lãi tốt nhất là khi mọi thứ vẫn còn tốt đẹp.”
– Trích William O’neil từ cuốn sách- Làm Giàu Từ Chứng Khoán (How To Make Money in Stocks).
“ Phân tích cơ bản mà bạn đọc được thường ít hữu dụng khi thị trường đã chiết khấu vào trong giá, và tôi gọi Fundamental (Phân Tích Cơ Bản) là Funny- Mental (Trò Đùa Vui Tính)”- Nhà giao dịch huyền thoại Ed Seykota
Các Giai Đoạn Của Chu Kỳ Thị Trường Chứng Khoán
Nhà đầu tư thành công nên hiểu một chu kỳ thị trường chứng khoán bình thường sẽ diễn ra như thế nào và trong khoảng thời gian bao lâu. Nhà đầu tư thành công phải đặc biệt chú ý đến các chu kỳ gần đây. Không có gì bảo đảm những chu kỳ đã tồn tại trong 3 hoặc 4 năm qua sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai.
Các thị trường tăng giá và thị trường giảm giá không kết thúc một cách dễ dàng. Thường mất khoảng 2 hoặc 3 cú kéo ngược tăng (trong thị trường giảm giá) hoặc cú kéo ngược giảm (trong thị trường tăng giá) để loại bỏ số ít các nhà đầu cơ còn lại. Sau khi tất cả các nhà giao dịch đang cố bám trụ theo xu hướng hiện tại đều thất bại (hoặc đã bị loại bỏ trước đó), không còn ai có thể duy trì xu hướng này. Cuối cùng, thị trường sẽ đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mới. Nguyên tắc tâm lý đám đông này luôn luôn hoạt động.
Các thị trường con gấu thường kết thúc trong khi nền kinh tế vẫn tiếp tục chìm sâu vào suy thoái. Lý do là vì các chứng khoán đang dự đoán, hoặc “chiết khấu” tất cả động thái kinh tế, chính trị trên toàn thế giới trong vài tháng tới. Thị trường chứng khoán là chỉ báo tiên đoán trước của nền kinh tế, chứ không phải chỉ báo đồng thời hay theo sau. Thị trường chứng khoán có năng lực nhận thức, tức xem xét tất cả các sự kiện và điều kiện cơ bản hiện tại. Nó sẽ phản ứng với những gì đang diễn ra và những gì có ý nghĩa với quốc gia đó. Thị trường chứng khoán không được kiểm soát bởi Phố Wall. Hành động giá được xác định bởi nhiều nhà đầu tư ở tất cả quốc gia và hàng ngàn định chế tài chính lớn. Họ đồng thuận với nhau thích (khiến giá cổ phiếu tăng) hay không thích (khiến giá cổ phiếu sụt giảm) một điều gì đó đang xảy ra (chẳng hạn như những chính sách mà chính phủ đang thực thi hoặc sắp ban hành và hệ quả của nó).
Tương tự, các thị trường tăng giá thường đạt đỉnh và đảo chiều trước khi suy thoái kinh tế thực sự diễn ra. Vì vậy, việc nhìn vào các chỉ báo kinh tế để xác định nên mua hay bán cổ phiếu là một cách làm tệ hại. Nhưng tiếc thay, đó chính lại là cách mà nhiều công ty đầu tư đang làm.
Chúng ta khó có thể trông mong gì nhiều ở các dự báo của các nhà kinh tế. Một vài vị Tổng Thống của Mỹ đã phải trả cái giá khá đắt cho bài học này. Ví dụ vào đầu năm 1983, ngay khi nền kinh tế vừa mới phục hồi được vài tháng, người đứng đầu của Hội Đồng Tư Vấn Kinh Tế cho Tổng Thống Reagan đã bày tỏ sự lo ngại các lĩnh vực tư liệu sản xuất không được khỏe lắm. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy nhà tư vấn kinh tế đã không dự báo tốt như đáng ra ông ta phải làm. Nếu hiểu rõ các xu hướng trong lịch sử, ông ta hẳn đã biết rằng, cầu của các lĩnh vực tư liệu sản xuất không bao giờ mạnh trong giai đoạn đầu của sự hồi phục kinh tế. Điều này đặc biệt đúng trong quý 1 năm 1983, khi các doanh nghiệp sản xuất Mỹ chỉ mới hoạt động một phần nhỏ công suất.
Bạn nên kiểm tra các chu kỳ trước đây để hiểu được thứ tự xuất hiện các sóng ngành tại các giai đoạn khác nhau của chu kỳ thị trường. Nếu bạn làm điều này, bạn sẽ nhìn thấy ngành thiết bị đường sắt, ngành chế tạo máy, và các ngành tư liệu sản xuất khác luôn là nhóm cuối cùng tăng giá trong cả chu kỳ kinh tế lẫn chu kỳ chứng khoán. Hiểu biết này có thể giúp bạn biết mình đang ở đâu trong chu kỳ. Một khi cổ phiếu thuộc các nhóm ngành trên tăng giá, bạn biết mình đang ở cuối xu hướng tăng. Vào đầu năm 2000, các công ty cung cấp tư liệu sản xuất và cơ sở hạ tầng cho ngành Internet là nhóm cuối cùng tăng giá, cùng với các nhà cung cấp thiết bị viễn thông.
Hình dưới mô tả sai lầm khi thực tế của các thị trường chiết khấu như thị trường chứng khoán và các thông tin cơ bản.
Đỉnh thường xuất hiện khi mọi thứ vẫn tốt và đáy xuất hiện khi thông tin vẫn còn đang xấu.
William O’Neil: Chỉ sử dụng các tín hiệu kỹ thuật khi chốt lãi
Bằng cách nghiên cứu các siêu cổ phiếu hình thành như thế nào cũng như hiểu được các siêu cổ phiếu thường đạt đỉnh khi thị trường chung đạt đỉnh, tôi đã đưa ra danh sách các yếu tố thường xuất hiện khi thị trường chung đạt đỉnh và đảo chiều. Có lẽ bạn đã nhận thấy một vài tín hiệu bán liên quan đến những thay đổi trong yếu tố cơ bản của cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư tổ chức thoát khỏi cổ phiếu trước khi những vấn đề yếu kém xuất hiện trên bảng báo cáo tài chính. Nếu dòng tiền thông minh đã rời đi, bạn không nên ở lại. Các nhà đầu tư cá nhân không thể trụ nổi trước áp lực bán của các nhà đầu tư tổ chức lớn. Đừng nên quan tâm quá mức đến các yếu tố cơ bản, chẳng hạn như lợi nhuận, doanh số, lợi nhuận biên, ROE, các sản phẩm mới, vì nhiều cổ phiếu có thể đạt đỉnh ngay khi lợi nhuận tăng đến 100% và nhiều nhà phân tích đang dự phóng kịch bản tăng trưởng cao hơn và mức giá mục tiêu xa hơn.
Vào ngày này vào năm 1999, tôi đã bán cổ phiếu Charles Schawab (một trong những công ty môi giới chứng khoán lớn nhất ở Mỹ đang được nhiều nhà phân tích dự báo sẽ còn tăng thêm 50 điểm nữa) khi có hiện tượng đỉnh cao trào và khoảng trống kiệt sức. Gần như tất cả các giao dịch thành công của tôi đều được bán khi cổ phiếu đang tăng giá và thị trường chung vẫn còn tích cực. Người Anh ai cũng biết đến câu tục ngữ cổ của Hy Lạp: “Thà rằng được sẻ trên tay, còn hơn được hứa trên mây hạc vàng”, hàm ý bạn nên trân trọng và hài lòng với những gì mình có, đừng chạy theo những thứ hào nhoáng xa hoa nhưng lại không chắc chắn. Hãy nên giữ chặt lợi nhuận bạn có được và bán ngay khi còn có thể. Bạn chỉ cần tuân theo hành động giá (là giá và khối lượng), chứ không cần phải lắng nghe các ý kiến cá nhân của các nhà phân tích phố Wall. Vì tôi chưa từng làm việc ở Phố Wall, tôi không bao giờ bị xao nhãng bởi những thông tin này.
Có nhiều tín hiệu bạn nên nhìn thấy khi cố gắng nhận ra một cổ phiếu đang trong quá trình đạt đỉnh. Những tín hiệu này bao gồm: đỉnh cao trào (climax top), khối lượng thấp và các hành động giá khác. Một khi bạn nghiên cứu các tín hiệu này và áp dụng chúng vào các quyết định giao dịch hàng ngày, bạn sẽ hiểu rõ hơn những gì chúng tôi đề cập. Để hiểu rõ hơn vào các tín hiệu kỹ thuật mà William O’Neil dùng để chốt lãi tại Chương 11 bộ sách combo ‘Làm Giàu Từ Chứng Khoán”
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”