Nó Không Giống Khủng Hoảng Năm 1929, Mà Là Khủng Hoảng Năm 1938
Trong cuốn sách “Làm Giàu Từ Chứng Khoán(How To Make Money In Stocks)”, William O’Neil viết: “Tôi đã chồng đồ thị của chỉ số Nasdaq Composite từ “Những Năm 1990” đến tháng 3 năm 2009 lên chỉ số công nghiệp Dow Jones (DJIA) từ “Thời Kỳ Huy Hoàng Những Năm 1920” đến thời kỳ Đại Suy Thoái những năm 1930. Chúng gần như trùng khớp với nhau. Chỉ số Nasdaq được sử dụng bởi hiện nay khối lượng giao dịch trên sàn này còn lớn hơn nhiều so với sàn NYSE và đại diện cho các doanh nghiệp trẻ, mới của nước Mỹ, vốn đang chi phối thị trường của chúng ta trong vài năm gần đây. Chỉ số Nasdaq từ đáy tháng 9 năm 1998 đến khi đạt đỉnh cao mọi thời đại vào tháng 3 năm 2000 thực tế có mức tăng gấp 2.5 lần mức tăng của chỉ số DJIA trong giai đoạn 1928-1929. Bong bóng dot-com ở sàn Nasdaq giống hệt như bong bóng búp tulíp năm 1636 ở Hà Lan. Chỉ số Nasdaq sau đó sụt giảm 78% trong khi chỉ số DJIA năm 1929 giảm tới 89%.
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”
Lý do lịch sử lặp lại giống hệt một cách đáng ngạc nhiên vì cung và cầu trên thị trường chứng khoán, cũng như hành động của hàng triệu nhà đầu tư gần như 100% là xuất phát từ cảm xúc con người. Đó là tâm lý đám đông: những hy vọng, mong ước, sợ hãi, tự hào và cái tôi của con người luôn ẩn chứa đằng sau mỗi hành động. Bản năng tự nhiên của con người ngày hôm nay cũng giống hệt như năm 1929. Hai giai đoạn này cách nhau đến 70 năm, tức khoảng một đời người. Vì thế, rất ít người thuộc thế hệ hiện nay biết được điều gì đã xảy ra trong Đại Suy Thoái năm 1929-1933. Tôi có thể nói với bạn rằng, cũng giống như hiện nay, các ngân hàng những năm 1920 cũng cho vay tràn lan, và những người nông dân thời đó cũng đã vay nợ quá nhiều, chưa kể các nhà đầu tư mua cổ phiếu với đòn bẩy cao. Kết quả, cuộc khủng hoảng nợ đã nhấn chìm thị trường và nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp tại đáy Đại Suy Thoái vào năm 1932 đạt đỉnh điểm 25% nhưng vẫn duy trì ở mức 20% cho đến năm 1939, ngay trước khi Thế Chiến Thứ Hai diễn ra.
Giai đoạn tăng giá từ đáy năm 1932 đến đỉnh năm 1936-1937 kéo dài trong gần 5 năm, y hệt như khoảng thời gian chỉ số Nasdaq tăng giá từ đáy năm 2002 lên đỉnh năm 2007…Sau đó cả hai đoạn này đều theo sau bởi thị trường giảm giá 50%-60%.
Tại thời điểm tháng 3 năm 2009, lịch sử cho thấy chúng ta đang giống với giai đoạn khủng hoảng năm 1938 chứ không phải năm 1929.
Hiện tại, cuộc khủng hoảng năm 2018 đã trôi qua được 10 năm, nhưng các bối cảnh kinh tế và xã hội đang đặt chúng ta tiếp tục lặp lại (fractal) bối cảnh năm 1937 một lần nữa. Vào thời điểm đầu tháng 3/năm 2019, tôi đã chồn thử dữ liệu của năm 1937 vào vài tháng đầu năm 2019 và kết quả đang khá giống hệt. Có vẻ như, chúng ta đang lặp lại 1937-2008-2019.
Sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa dân túy theo chu kỳ 84 năm.
Chúng ta rất dễ nhận ra sự tồn tại của chu kỳ này khi chứng kiến vô số cuộc nổi dậy và biểu tình xảy ra hầu như hằng ngày.
Nó khởi phát từ sự bất mãn của công nhân và tầng lớp trung lưu khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng vào năm 2008. Từ năm 2000, thu nhập lương của người dân Mỹ liên tục sụt giảm nên họ cảm thấy rất bất bình và dễ nổi loạn.
Tầng lớp trung lưu và công nhân Mỹ đã chịu nhiều tổn thương khi phải trải qua hết lần bong bóng – đổ vỡ này đến lần bong bóng – đổ vỡ khác, trong khi đó nhóm 1% giàu có chiếm đến 50% của cải. Điều tương tự cũng đã xuất hiện tại đỉnh dài hạn của thị trường chứng khoán vào năm 1929, đồng thời là đỉnh điểm của giai đoạn bùng nổ của Mùa Thu trong Chu Kỳ Kinh tế Bốn Mùa cách đây 84 năm.
Tồi tệ hơn, tầng lớp trung lưu ở Mỹ còn bị ảnh hưởng bởi “đợt giảm phát ở Châu Á” khiến họ phải chấp nhận chịu cảnh giảm lương mới có thể cạnh tranh với những người dân nhập cư hợp pháp lẫn bất hợp pháp, chủ yếu đến từ Mexico và Châu Mỹ Latinh.
Ở Châu Âu, sức ép giảm lương còn lớn hơn nhiều do cuộc khủng hoảng người tỵ nạn, khi có hơn một triệu người đổ xô đến châu lục này vào năm 2015.
Việc Hy Lạp bị vỡ nợ vào năm 2010-2011 đe dọa đến sự tồn tại của đồng Euro càng tiếp tục châm thêm mồi lửa. Nạn thất nghiệp ở các nước Nam Âu vẫn giữ ở mức cao kỷ lục. Các thị trường chợ đen mọc lên như nấm.
Nhưng giờ đây, chúng ta mới thực sự đang ở vào giai đoạn khắc nghiệt nhất, khi xảy ra nhiều cuộc nổi dậy dân tuý chống lại toàn cầu hoá, nhập cư, và các trò lừa đảo tài chính ở phố Wall.
Brexit đã xảy ra ở Anh Quốc bất chấp các cuộc thăm dò ý kiến trước đó đánh giá thấp kịch bản này.
Donald Trump đã đắc cử Tổng Thống Mỹ cho dù bị đánh giá thấp ở các cuộc thăm dò ý kiến.
Khi ứng cử viên chống lại Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EU) – Ông Geert Wilders – thất bại trong nỗ lực trở thành thủ tướng tiếp theo của Hà Lan, đó vẫn là một cuộc đua tranh rất sít sao… VÀ ông ấy cùng các phong trào cực hữu đang bao phủ Châu Âu sẽ không biến mất trong một sớm một chiều.
Tiếp theo là cuộc bầu cử gay cấn ở Pháp giữa ứng cử viên dân tuý cực hữu muốn rời bỏ EU – bà Marine Le Pen, và ứng cử viên theo đường lối tự do – Ông Emmanuel Macron. Dù bà Le Pen cũng đã thất bại, nhưng bà ấy và đảng Mặt trận Quốc gia vẫn còn hiện diện.
Lần cuối chúng ta có một phong trào dân tuý như vậy là vào đầu những năm 1930, được khởi xướng bởi Hitler và Mussolini ở Châu Âu. Hitler đã lôi cuốn người dân bằng lời hứa sẽ đưa nước Đức vĩ đại trở lại!
Việc Hitler trở thành Thủ tướng Đức vào tháng một năm 1933, và Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng một 2017, xảy ra cách nhau đúng 84 năm. (Lưu ý, tôi không nói rằng Donald Trump sẽ là một Hitler tiếp theo, cũng không có ý đồng nhất hai người này! Tôi chỉ đang giải thích cho sự tồn tại của chu kỳ dân túy và cách thức mà chu kỳ này diễn ra trong thực tế.)
Hình: Chu kỳ Phong trào Dân Tuý 84 năm
Nguồn: Dent Research, sách Zero Hours
Vậy, điều gì xảy ra sau năm 1938?
Đảng Quốc Xã vào năm 1930 đã giành được 107 ghế trong Quốc Hội. Hitler trở thành Thủ Tướng Đức vào tháng 1 năm 1933. Ông ta đã xây dựng quân đội riêng của mình. Chỉ một tháng sau, Quốc Hội trao cho Hitler tất cả quyền hiến pháp. Đến tháng 7, tất cả các đảng phái chính trị khác đều phải giải tán. Hitler nói rằng, ông ấy chỉ quan tâm đến hòa bình. Câu nói ấy chính là một lời hứa vĩ đại làm mê hoặc người dân Đức.
Đến năm 1938, Vương Quốc Anh và Pháp đã đàm phán với Hitler và cố gắng nhượng bộ. Vương Quốc Anh tin rằng họ đã có hiệp ước hòa bình với Hitler. Người Anh đã từng reo hò: “Hòa Bình Trong Thời Đại Của Chúng Ta”. Nhưng ở Quốc Hội, Churchill đã nói “ Chúng ta đã thất bại”. Tiếc thay, không một ai tin ông ấy. Thậm chí, mọi người còn chế giễu ông ta. Thế Chiến Thứ Hai bắt đầu vào năm 1939. Nước Đức đã chiếm trọn nước Pháp chỉ trong vài tuần.
Ngày nay, Iran được xem là quốc gia tài trợ chính cho các tổ chức khủng bố và chúng có thể sớm có vũ khí hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo có thể bắn tới nước Mỹ. Liệu chúng ta có học được bất cứ bài học nào từ lịch sử những năm 1930? Liệu chúng ta có lặp lại sai lầm của Thủ Tướng Anh Neville Chamberlain (nhiệm kỳ 1937-1940) khi đặt niềm tin vào hiệp ước hòa bình với người Đức?
[Đầu năm 2019, người Mỹ hy vọng sẽ đàm phán thành công việc giải trừ vũ khí hạt nhân với Triều Tiên. Nhưng cuối cùng nó đã thất bại. Đó cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa dân túy]Fed đang lặp lại cái bẫy năm 1937 như thế nào?
Tương lai không bao giờ lặp lại quá một cách giống hệt, mà nó nhịp điều (trích lời Mark Twain). Fed đã tăng bảng cân đối tài sản từ 900 tỷ đôla vào năm 2008 lên 4,300 tỷ đôla vào năm 2018 để phòng chống cuộc khủng hoảng năm 2008. GIờ đây, Fed đang lặp lại cái bẫy năm 1937, khi Fed buộc phải rút lượng tiền bơm vào nền kinh tế để đối phó với Đại Suy Thoái 1929-1933.
Mọi người đang hy vọng vào việc Fed có thể tạm dừng tăng lãi suất trong năm 2019 nhưng theo quan điểm của BofA Merrill Lynch, Fed có thể tiếp tục phải giảm bảng cân đối tài sản về mức 2,900 tỷ đôla vào năm 2020. Việc giảm bảng cân đối tài sản của Fed quan trọng hơn nhiều việc có tăng hay giảm lãi suất.
Quá Trình Bơm và Rút Tiền của Fed
Sau đây là các giai đoạn theo quan điểm của Ray Dalio