William O’Neil: “Không có cổ phiếu tốt với thị giá rẻ”

Ngay cả tại thị trường chứng khoán Mỹ, có vô số các chứng khoán mà bạn có thể mua chỉ với giá vài cent. Tôi thành thật khuyên bạn nên tránh xa việc đánh bạc với những cổ phiếu rẻ mạt này vì “tiền nào của nấy”. Cổ phiếu rẻ vì chúng thực sự đáng giá như vậy.

Những cổ phiếu rẻ, nền tảng cơ bản yếu là những khoản đầu cơ tồi. Rủi ro bạn gặp phải khi đầu cơ những cổ phiếu này cao hơn nhiều so với cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt. Những cơ hội đầu tư “để đời” mà bạn nghe các nhà môi giới quảng cáo thực sự rất đáng ngờ và đôi khi chỉ là những chiêu trò quảng cáo. Tôi không muốn mua bất cứ cổ phiếu có thị giá dưới $15 và đây cũng là lời khuyên dành cho bạn. Nghiên cứu chuyên sâu của chúng tôi trong 125 năm qua đối với các siêu cổ phiếu cho thấy, hầu hết chúng thường tạo điểm phá vỡ từ nền giá tốt khi có mức giá từ $30 đến $50.

Nhiều nhà đầu tư không thể cưỡng lại sự hấp dẫn của những cổ phiếu thị giá nhỏ như $2, $5, hoặc $10. Hãy nhớ là “tiền nào của nấy”. Những cổ phiếu này rẻ bởi lý do hoàn toàn xác đáng là doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả. Các doanh nghiệp này có thể đã từng thua lỗ lớn trong quá khứ hoặc hiện tại đang rơi vào khó khăn. Cổ phiếu cũng giống như bất cứ hàng hóa nào khác: “món đồ tốt hiếm khi có giá rẻ.”

Chưa hết. Các cổ phiếu thị giá rẻ khiến bạn tốn nhiều chi phí giao dịch hơn và khoản phí phải trả cho các dealer cũng cao hơn (khi mua các quỹ tương hỗ). Ngoài ra, vì các cổ phiếu này dễ dàng giảm 15%-20% hơn so với các cổ phiếu thị giá cao nên chúng có rủi ro cao hơn. Hầu hết các nhà giao dịch chuyên nghiệp và tổ chức đầu tư thông thường không đầu tư vào các cổ phiếu có thị giá $5 hay $10, vì các cổ phiếu này không phải là những doanh nghiệp hàng đầu. Các cổ phiếu penny thậm chí còn tệ hơn. Như thảo luận ban đầu, sự bảo trợ của các nhà đầu tư tổ chức là một trong những lực đẩy quan trọng giúp cổ phiếu tăng giá.

Các cổ phiếu thị giá nhỏ cũng có chênh lệch (spread) giữa giá mua (bid) và giá bán (ask) cao hơn. Hãy so sánh một cổ phiếu có thị giá $5 được giao dịch như sau: Giá mua $5, giá bán $5.25 (chênh lệch sẽ là $0.25) và cổ phiếu có thị giá $50 được giao dịch như sau: giá mua $50, giá bán $50.25 (chênh lệch sẽ là $0.25). Như vậy, mức chênh lệch $0.25 là 5% giá mua đối với cổ phiếu thị giá $5 nhưng chỉ là 0.5% giá đối với cổ phiếu thị giá $50. Sự khác biệt lên tới 10 lần. Kết quả là, các cổ phiếu thị giá rẻ sẽ cần phải có mức tăng giá nhiều hơn để bù đắp chênh lệch này.

Tại Việt Nam, không bao giờ tôi mua các cổ phiếu dưới mệnh giá. Những công ty này phần lớn đều có lỗ lũy kế và hoạt động kinh doanh gặp trục trặc. PVX, VHG, ITA, …Các cổ phiếu chỉ có giá chưa tới vé gửi xe đạp này không bao giờ là cỏ phiếu tốt. Thậm chí, tôi cũng hiếm khi giao dịch các cổ phiếu có thị giá dưới 15,000. 

Hãy nhìn vào danh mục của các quỹ đầu tư lớn, có quỹ đầu tư nào lại đi giải ngân vào các cổ phiếu có thị giá rẻ hay không? Thay vào đó, họ nắm giữ TNG giá 2x,  MWG giá 8x, CTD giá 1xx….Đều là những cổ phiếu có thị giá trên 2x. Kinh nghiệm đầu tư của tôi cho thấy, các cổ phiếu có điểm phá vỡ tốt nhờ sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức phần lớn đều có thị giá trên 15,000. 

Các siêu cổ phiếu thường trông có vẻ đắt đỏ và hiếm khi bạn có thể tìm thấy nó trông đống hàng giảm giá. Chúng đắt đỏ vì lực chi phối chính đằng sau là: tăng trưởng thực về cả doanh số và lợi nhuận. Các nhà đầu tư tổ chức sẵn lòng trả giá cao để sở hữu những cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cao. Đây cũng là chân lý của Warren Bufett: ““Mua một công ty tuyệt vời với giá hợp lý tốt hơn nhiều so với việc mua một công ty vừa phải với mức giá tuyệt vời”.

Tôi trích đoạn bài học của Buffett về viêc mua cổ phiếu có thị giá rẻ:

Trong bức thư Warren Buffett gửi cho các cổ đông của ông ở Berkshire Hathaway, ông liệt kê một loạt các sai lầm trong đầu tư ông đã thực hiện trong suốt 25 năm đầu trên thương trường.

Sai lầm to lớn: Chọn đầu tư vào 1 công ty vì giá cổ phiếu rẻ

Một sai lầm lớn mà Buffett mắc phải thời ông còn trẻ là lúc đầu tư tiền vào một nhà máy dệt – hiện tại chính là Berkshire Hathaway mà ông điều hành – đơn giản bởi cổ phiếu của nó rẻ. Dưới đây là những dòng mà Buffett chia sẻ những suy nghĩ của ông khi hồi tưởng lại lúc mình bỏ tiền ra:

“Dù biết rằng ngành công nghiệp dệt đang trong tình trạng không sáng sủa vào thời bấy giờ, tôi vẫn bị quyến rũ đi theo cổ phiếu của công ty này bởi giá quá rẻ. Chiến lược mua những cổ phiếu như vậy mang lại cho tôi chút lãi trong những năm đầu, nhưng sau khi giành quyền kiểm soát Berkshire vào năm 1965, tôi nhận ra chiến lược đó không phải là lý tưởng”.

Trong những ngày mới bước chân vào thị trường, Buffett đã quyết định mua cổ phiếu đi theo chiến lược đầu tư mà ông gọi là cách tiếp cận “đầu xì gà”: mua ở mức giá thấp hơn vừa đủ so với giá trị thực của cổ phiếu để bất kì một sự thay đổi nhỏ nào trên thị trường cũng đều có thể cho ông cơ hội bán ra các cổ phiếu này và nhận về một khoản lời khá.

Buffett rất thành công với chiến lược nói trên, nhưng ông thu được nhiều kinh nghiệm hơn qua các đợt đầu tư này, ông nhanh chóng nhận ra rằng chiến lược này không phải là một chiến lược tốt.

Ông viết: “Cách lựa chọn cổ phiếu như vậy thật sự là ngu ngốc “.

Tại sao mua Berkshire với giá rẻ lại là ngu ngốc?

Cách tiếp cận như trên có một rủi ro lớn là cổ phiếu được Buffett mua sẽ chia hai chiều hướng: hoặc tăng trưởng rất cao lên đỉnh, hoặc sẽ trở thành một cái bẫy không lối thoát. Cái bẫy thành hình do cổ phiếu được mua nhìn có vẻ rất hứa hẹn dựa vào thông tin thị giá hiện tại và thu nhập trên cổ phiếu hàng năm, nhưng nếu nhìn vào lợi nhuận kỳ vọng trong năm nó thực sự lại là một công ty có tiềm năng hết sức nghèo nàn.

Điều này dẫn dắt Buffett đến với kết luận gì?

Sau đó, Buffett cũng mắc một sai lầm tương tự khi ông theo đuổi mua lại chuỗi cửa hàng bách hóa Hochschild Kohn ở Maryland thời bấy giờ, bởi đó cũng là một thương vụ rẻ. Nhưng đó lại chính là 1 cái bẫy. May mắn cho Buffett, 3 năm sau ông đã có thể bán lại chuỗi này ba năm sau đó với cùng cái giá mà ông đã phải trả trước đó.

Các thương vụ Buffett thực hiện với Berkshire và Hochschild Kohn, dạy cho ông một bài học vô cùng quan trọng. Khi đầu tư, giá cả không phải là yếu tố quyết định cho thương vụ. Mặc dù đừng trả giá quá cao là điều rất quan trọng, có 1 thứ quan trọng không kém là nhà đầu tư cũng cần phải tập trung vào triển vọng dài hạn của công ty.

Những kinh nghiệm này là cơ sở cho Buffett đúc ra một câu châm ngôn cho các nhà đầu tư vẫn còn giá trị đến bây giờ: “Thà rằng mua một công ty tốt với cái giá trung bình còn hơn là một công ty trung bình với giá tốt.”

Đọc thêm tại cuốn sách của William O’neil

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

 

Trả lời