Bài viết của Tim Price – Giám đốc tại Price Value Partners và là tác giả của cuốn sách “Lăng kính đầu tư : một hướng dẫn hợp lý cho thị trường tài chính phi lý”.
Ngắm nhìn thế giới qua lăng kính của bộ vở hài kịch đen (một thể loại hài kịch sử dụng hài hước không lành mạnh bởi những yếu tố cấm kị) đang diễn ra sự kiện Brexit – hay có thể gọi là “sự suy tàn của phương Tây” nói chung – và tất cả đều trông khá u ám. Những chính phủ bị nhấn chìm trong nợ nần; dịch vụ phúc lợi của nhà nước bị hạn chế; sự già đi của dân số; biến động chính trị; giai đoạn tăng trường đã kết thúc. Dịch vị trí địa lý về phía đông một chút, một hình ảnh sáng hơn xuất hiện.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD gần đây đã tiến hành dự báo quy mô tăng trưởng toàn cầu. Họ dự đoán về dân số tầng lớp trung lưu trên khắp thế giới sẽ thay đổi như thế nào vào năm 2030.
Tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ được dự báo chỉ tăng lên một chút, vì nước Mỹ từ lâu nay đã có một nền kinh tế bão hòa. Khu vực Châu Âu, nếu có bất cứ điều gì xảy ra, đã dần dần hình thành suy thoái, với cùng một câu chuyện. Dân số tầng lớp trung lưu của Châu Phi và Nam Mỹ cũng được dự báo sẽ tăng trưởng khá, mặc dù từ một khu vực tỷ trọng nhỏ.
Và sau cùng là Châu Á. Theo dự báo của OECD, đến năm 2030, quy mô của tầng lớp trung lưu mới nổi ở châu Á sẽ tăng từ khoảng 500 triệu người hiện nay lên khoảng 3 tỷ người. Nếu bất cứ điều gì xảy ra gần đúng với điều đó, nó sẽ tạo ra số lượng của cải lớn nhất trong lịch sử loài người. Nói tóm lại, nếu bạn đang tìm kiếm sự tăng trưởng, và nếu không tìm kiếm ở châu Á thì bạn đã kiếm sai chỗ.
Giám đốc quỹ đầu tư Pangolin Investment Management là James Hay của cho biết, chỉ riêng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tới 670 triệu người, và hầu như họ đều muốn có một ngôi nhà, hai chiếc ô tô và nồng độ chất béo cao trong cơ thể giống như phần còn lại của thế giới.
Châu Á là câu chuyện đầu tư hấp dẫn nhất trong cuộc đời của chúng ta. Có nhiều thứ đáng để đầu tư như đơn giản chỉ là đầu tư Trung Quốc hay Ấn Độ, hoặc Nhật Bản. Thị trường chứng khoán yêu thích của tôi là một nơi bạn có thể chưa bao giờ xem xét: thị trường Việt Nam.
Việt Nam đang tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, những người lao động từ khu vực nông thôn di chuyển đến các thành phố lớn để tìm kiếm vận may của họ. Điều này dẫn đến thu nhập tăng lên và tầng lớp trung lưu đang phát triển một cách nhanh chóng. Việt Nam có sức cạnh tranh đáng sợ. Năm 2018, mức lương trung bình ở đây là 255.50 đô la. Chỉ đáng giá bằng một phần tư so với mức lương trung bình của Trung Quốc.
Việt Nam hiện là một thỏi nam châm hấp dẫn cho lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên khắp châu Á. Vốn đầu tư nước ngoài trong năm ngoái đã chiếm 20% trong toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam có dân số trẻ, chăm chỉ và được giáo dục tốt.
Những thay đổi nhanh chóng này đang được phản ánh vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2005, chỉ có 42 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bây giờ có hơn 1,500 công ty. Năm 2005, vốn hóa tại thị trường chứng khoán Việt Nam (giá trị của những doanh nghiệp niêm yết) đứng lại ở mức 551 triệu đô la. Hiện tại giá trị vốn hóa của thị trường là hơn 173 tỷ đô la.
Nhưng mặt bằng giá chung ở thị trường Việt Nam vẫn còn rẻ. Một quỹ đầu tư tại Việt Nam, SSI’s Vietnam Active Value Portfolio, mỗi công ty trong mười công ty hàng đầu trong danh mục của quỹ đều tạo ra lợi nhuận trên vốn cổ phần (thu nhập ròng chia cho vốn chủ sở hữu-ROE) trên 16% và cao nhất là 49% vào năm ngoái. Mỗi công ty đều có tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) dưới 10 lần. Không có một công ty ở các nước phương Tây có mức giá rẻ như vậy. Đồng thời, thị trường chứng khoán của các nước phương Tây không có triển vọng tăng trưởng như vậy. (Năm ngoái nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 7%).
Việt Nam hầu như không phải là thị trường tách biệt với phần còn lại. Được coi là một thị trường cận biên bởi nhà cung cấp chỉ số MSCI, Việt Nam được đánh giá thấp hơn một bậc so với các quốc gia khác ở thị trường mới nổi như Trung Quốc và Brazil, mặc dù dự kiến sẽ được nâng cấp lên vị thế thị trường mới nổi trong vài năm tới.
Đây thực sự là một cơ hội. Là một nền kinh tế cận biên, Việt Nam không vượt qua tiêu chuẩn ngặt nghèo đối với hầu hết các nhà quản lý quỹ tổ chức, vì đơn giản là nó được thể hiện trong các tiêu chuẩn mà họ có xu hướng theo dõi. Là một nhà đầu tư cá nhân, bạn có thể hoạt động tự do bên ngoài những ràng buộc đó.
Ngày càng nhiều quỹ đầu tư chuyên nghiệp hoạt động tại thị trường Việt Nam. Một trong những cách tiếp cận dễ dàng là Quỹ VinaCapital’s Vietnam Opportunity, một quỹ đầu tư ủy thác. Cho dù bạn mua chứng chỉ quỹ bằng đô la Mỹ hoặc bảng Anh, quỹ hiện đang giao dịch với mức chiết khấu 14% so với giá trị tài sản ròng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam rõ ràng không phải không có rủi ro. Mặc dù nền kinh tế và hệ thống thị trường của nó đang phát triển nhanh chóng, nó vẫn là một thị trường chứng khoán non trẻ, kém phát triển hơn nhiều so với những quốc gia tương đương như Nhật Bản.
Giống như bất kỳ thị trường cận biên nào, sự biến động của thị trường tiền tệ, sự can thiệp của chính phủ và các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp sẽ là vấn đề đang xảy ra và chờ các nhà đầu tư giải quyết. Nhưng với triển vọng tăng trưởng, nhiều công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán đang bị định giá thấp dưới giá trị, sự nhiệt tình và năng lượng của người dân ở đây khi họ cố gắng cải thiện bản thân, tôi sẽ cá cược với nó.
Người dịch: Võ Nguyên Huân, cộng tác viên của Chiemtinhtaichinh