Châu Âu nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu các mặt hàng bao gồm thiết bị viễn thông, hàng da giày, dệt may, nội thất và nông sản.
Hội đồng Bộ trưởng trong ngày hôm nay đã chấp thuận thông qua các thỏa thuận thương mại và đầu tư Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam, dọn đường cho việc ký kết thỏa thuận.
Cao ủy phụ trách các vấn đề thương mại thuộc EU, bà Cecilia Malmström, và Bộ trưởng Phụ trách Kinh doanh Thương mại và Doanh nghiệp Rumani Ștefan-Radu Oprea sẽ thay mặt cho Liên minh châu Âu ký kết thỏa thuận thương mại EU – Việt Nam tại Hà Nội vào ngày Chủ Nhật (30/6/2019).
Thỏa thuận sẽ mang đến lợi ích chưa từng có cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động châu Âu và Việt Nam, cùng lúc đó mang đến cơ hội cải thiện quyền lao động, bảo vệ môi trường cũng như củng cố cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu theo thỏa thuận Paris.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jean-Claude Juncker, nói: “Tôi chào mừng quyết định của các nước thành viên thuộc EU. Sau Singapore, thỏa thuận ký với Việt Nam là thỏa thuận thứ 2 mà EU ký kết với các nước Đông Nam Á, nó sẽ đặt nền móng cho sự kết nối chặt chẽ hơn giữa châu Âu vầ khu vực. Nó cũng có thể coi như tuyên bố chính trị giữa hai đối tác và hai bên bạn bè cùng ủng hộ cho thương mại cởi mở, công bằng và dựa trên luật lệ”.
Cao ủy phụ trách vấn đề thương mại, bà Cecilia Malmström, tuyên bố về thỏa thuận chuẩn bị được ký kết: “Tôi rất hài lòng khi các nước thành viên đã “bật đèn xanh” cho thỏa thuận đầu tư và thương mại với Việt Nam. Việt Nam là một thị trường năng động và đầy tiềm năng với 95 triệu người tiêu dùng, hai bên sẽ cùng có lợi khi hoạt động thương mại phát triển tốt hơn. Ngoài các lợi ích về kinh tế, thỏa thuận thương mại sẽ còn mang đến lợi ích trong nhiều lĩnh vực khác”.
Thỏa thuận thương mại sẽ loại bỏ mọi hàng rào thuế quan trong thương mại hàng hóa giữa hai nước theo cách tuân thủ tốt nhất nhu cầu phát triển của Việt Nam. Thỏa thuận cũng bao gồm nhiều điều khoản dự phòng nhằm loại bỏ trở ngại kỹ thuật, ví như trong ngành ô tô, đồng thời đảm bảo rằng 169 mặt hàng đồ ăn thức uống của châu Âu được đảm bảo về chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam. Cũng nhờ vào thỏa thuận, các công ty thuộc EU cũng sẽ có thể tham gia đấu thầu công bằng với doanh nghiệp Việt Nam.
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích kinh tế căn bản, EU và Việt Nam cũng đã đồng thuận về nhiều biện pháp đảm bảo phát triển bền vững. Trong đó có cam kết về hiệp định khí hậu Paris. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU tại khu vực ASEAN sau Singapore, thương mại hàng hóa ước tính khoảng 49,3 tỷ euro còn thương mại dịch vụ ước tính khoảng hơn 3 tỷ euro. Dù đầu tư của châu Âu vào Việt Nam còn khiêm tốn, ở mức chỉ khoảng 6 tỷ euro trong năm 2017, ngày một nhiều doanh nghiệp châu Âu đang thành lập văn phòng tại khu vực sông Mekong.
Châu Âu nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu các mặt hàng bao gồm thiết bị viễn thông, hàng da giày, dệt may, nội thất và nông sản. Châu Âu xuất sang Việt Nam nhiều loại mặt hàng như máy móc, thiết bị, hóa phẩm, đồ ăn thức uống.
TRUNG MẾN, Theo Bizlive
Bình luận: Sóng ngành dệt may có khả năng trở lại và TNG cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhất trong ngành dệt may sẽ được hưởng lợi.