David Ryan trở thành đệ tử chân truyền của O’Neil và phù thủy chứng khoán như thế nào! Những lời khuyên giá trị mà trader nên biết!

David lần đầu tiên biết đến chứng khoán là từ cha mình, người xem đầu tư là cách để tiết kiệm tiền cho con cái học đại học. Từ khi David còn là chàng trai trẻ tuổi, người bố luôn nói về những công ty như Disney khiến David chú ý đến chúng. Khi David mới 13 tuổi, anh ấy đã mua cổ phiếu đầu tiên, là 10 cổ phiếu Hershey, nhà sản xuất các thỏi kẹo Chunky. Kể từ đó, David tập trung quan sát mã cổ phiếu này và nhiều cổ phiếu khác trên thị trường. Cậu bé David luôn thắc mắc tại sao cổ phiếu này tăng trong khi cổ phiếu khác thì giảm.

Niềm đam mê chứng khoán lớn dần trong khi David học cấp 3 và tốt nghiệp đại học. Sau khi nghe Bill WIlliam nói chuyện tại một buổi hội thảo đầu tư tại Century City, David tìm thử xem cuốn sách dịch vụ Daily Graphs (ngày nay là dịch vụ MarketSmith của Nhật Báo IBD). Khi David đến để lấy cuốn sách đồ thị này mỗi ngày thứ 7, Bill O’Neil thường ở văn phòng để trả lời thắc mắc cho nhà đầu tư. David lắng nghe tất cả cuộc nói chuyện này, và bị mê hoặc.

Sau khi tốt nghiệp tại UCLA, David đến văn phòng của O’Neil và xin làm việc miễn phí ở đây. David gặp Kathy Sherman, trợ lý của O’Neil, người đã nhận ra nguồn năng lượng nhiệt huyết và đam mê bất tận của David với thị trường chứng khoán. Sau buổi gặp gỡ ấy, David nghĩ rằng mình khó có thể được nhận nhưng tối hôm đó, David nhận được tin nhắn trên điện thoại rằng Bill O’Neil muốn phỏng vấn anh ấy. Vài ngày sau đó, khi Bill đang phỏng ván David, O’Neil muốn hỏi rằng anh có muốn làm việc trong vòng 5 năm. David không chắc nhưng vẫn đáp:” Tôi biết, ông là nhà đầu tư thành công. Tôi muốn học hỏi tất cả những gì có thể”.

David bắt đầu làm việc trong bộ phân nghiên cứu của công ty về mảng quốc tế và học hỏi mọi thứ về hệ thống đầu tư CANSLIM. Một thị trường tăng giá mới xuất hiện vào tháng 8 năm 1982, và David bắt đầu đầu tư với những kiến thức học được từ O’Neil. David nói: “Tôi đã giao dịch khá tốt trong một năm rưỡi nhưng cũng phạm phải nhiều sai lầm và điều đó khiến phần lớn lợi nhuận của tôi bị thị trường lấy lại”. David không nản chí. Anh ấy quay trở lại nghiên cứu các giao dịch mình đã thực hiện và kết luận rằng, mình đã phạm phải sai lầm cơ bản: MUA RƯỢT ĐUỔI CÁC CỔ PHIẾU ĐÃ RỜI QUÁ XA ĐIỂM MUA PIVOT. Anh ấy quyết định sẽ trở nên kỷ luật hơn và từ đó “thành tích đầu tư của tôi tăng vọt”.

David được cộng đồng trader chú ý đến và bước vào ngôi đền của những huyền thoại phù thủy bằng cách chiến thắng ở cuộc thi US Investing Championship, trong 3 lần từ năm 1985 đến 1990. Cuộc thi này được tài trợ bởi các giáo sư đại học Stanford và đầu tư bằng tiền thực. Mỗi năm, có xấp xỉ 300 ứng viên, bao gồm các nhà quản lý danh mục, các nhà tư vấn đầu tư, và các nhà đầu tư cá nhân cạnh tranh với nhau để xem ai có tỷ suất sinh lợi tốt nhất.

David nói: “Các nguyên tắc của hệ thống CANSLIM đặt nền móng cho bạn, nhưng công việc của bạn phải làm là biến nó trở nên thích nghi và phù hợp với chính mình. Điều này yêu cầu phải thực hiện nhiều nghên cứu. Nhưng để đạt được thành công ở bất cứ lĩnh vực nào, bạn phải sẵn sàng nỗ lực.”

Từ năm 1982 đến 1985, công việc chính của David là làm việc kề cận cùng với Bill O’Neil đẻ tư vấn cho khách hàng là 500 tổ chức tài chính trong việc lựa chọn cổ phiếu. David cũng chịu trách nhiệm quản lý một vài danh mục đầu tư của công ty William O’Neil+ Company.

David làm việc với O’Neil trong 17 năm và cực kỳ thần tượng ông ấy. David học được rất nhiều điều từ O’Neil, là nền tảng để bắt đầu sự nghiệp quản lý quỹ phòng hộ vào tháng 7/1998.

David nhận ra chìa khóa để đầu tư thành công là quản trị rủi ro chặt chẽ nhất có thể và không để cho các khoản lỗ vượt ngoài tầm kiểm soát.

David thích đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ vì “bạn có thể đi tới các cửa hàng và nhà hàng và cảm nhận được dịch vụ của họ.” David thường sử dụng chiến lược “Lướt sóng ngắn hạn dựa trên lượng cổ phiếu nhất định (trade around a core position)*” . Ví dụ, David đang sở hữu 20,000 cổ phiếu, và anh ấy sẽ bán 10,000 cổ phiếu nếu mã chứng khoán đó đang hình thành nền giá hoặc thị trường đang kéo ngược (pullback) và sau đó tìm cách mua lại với giá thấp hơn để có tấm đệm lợi nhuận

Trong vài năm gần đây, David đã thành công với các mã cổ phiếu như Chipotle Mexican Grill, Apple và Caterpillar.

Phải Hiểu Rõ Về Doanh Nghiệp

Mấu chốt giúp David chọn được siêu cổ phiếu là bạn phải chắc chắn hiểu rõ về nền tảng cơ bản của doanh nghiệp. Điều gì đang tạo ra thành công cho công ty? Điều gì giúp công ty tạo ra mức sinh lợi cao? Công ty có dự định mở rộng số cửa hàng từ 250 lên 500 trong 5 năm tới? Công ty có tạo ra sản phẩm đình đám?

David nhận thấy rằng, bất kể ai không phải là nhà đầu tư fulltime, thì vẫn có thể giao dịch thành công: “chỉ cần bạn cố gắng dành nửa tiếng mỗi ngày để nghiên cứu và bắt đầu áp dụng các nguyên lý CANSLIM. Nhật Báo IBD là nguồn tài liệu tuyệt vời để giúp bạn lựa chọn những cổ phiếu tốt nhất trong những nhóm ngành tốt nhất. Tất cả những gì bạn cần làm là chọn được 1 hoặc 2 siêu cổ phiếu mỗi năm, và điều đó giúp bạn đạt được tỷ suất sinh lợi siêu hạng.”

David nhận xét: “Hệ thống đầu tư CANSLIM là cách nhanh nhất để kiếm tiền trên thị trường chứng khoán, nhưng mấu chốt là phải kỷ luật. Có một số nguyên tắc rõ ràng mà bạn phải tuyệt đối tuân thủ.”

David thừa nhận rằng “đây là điều mà tôi cũng khó thực hiện trong những giai đoạn thị trường khó khăn”.

David cũng nhắc nhở nhà đầu tư, mặc dù kiếm tiềm là điều quan trọng nhưng có những thứ còn quan trọng hơn: “Sự trung thực, gia đình, bạn bè là những thứ giá trị nhất. Bạn phải luôn gìn giữ nó”.

http://www.elibook.vn/san-pham/combo-sach-lam-giau-tu-chung-khoan-how-to-make-money-in-stock-huong-dan-thuc-hanh-canslim-dat-truoc-sach-ban-quyen/

Note: *ND: Lướt sóng ngắn hạn dựa trên một lượng cổ phiếu nhất định được hiểu như sau: giả sử bạn mua 400 cổ phiếu JPM (Morgan Chase) và muốn nắm giữ cổ phiếu này trong dài hạn (vì phân tích của bạn cho thấy cổ phiếu này rất tiềm năng).  Tuy nhiên, bạn muốn tận dụng các nhịp tăng ngắn hạn để kiếm lời, đồng thời vẫn duy trì lượng cổ phiếu mong muốn kia trong dài hạn. Vậy việc bạn sẽ làm là sử dụng các phân tích ngắn hạn để tiến hành giao dịch. Cụ thể, khi bạn thấy cổ phiếu đã có một nhịp tăng khá, chẳng hạn 10%, bạn bán 200 cổ phiếu để chốt lời. Sau đó, cổ phiếu điều chỉnh giảm trở lại, bạn mua 200 cổ phiếu để có đủ 400 cổ phiếu như lúc đầu. Tiếp tục như thế, khi bạn thấy một nhịp sóng tăng ngắn hạn khác, bạn lại bán 50 cổ phiếu + 50 cổ phiếu = 100 cổ phiếu để chốt lãi. Khi cổ phiếu giảm, bạn mua lại đúng 100 cổ phiếu đó. Bằng cách này, bạn vẫn có đủ 400 cổ phiếu như lúc đầu, cộng thêm một số khoản lãi lướt sóng ngắn hạn. Kỹ thuật này đòi hỏi bạn có kỹ năng giao dịch theo dao động tốt (swing trade).

Câu hỏi: Bạn có nghĩ một nhà giao dịch nên mua một cổ phiếu có đà tăng trưởng (momentum stock) bằng cách sử dụng điểm kéo ngược (pullback) về đường trung bình di động (MA) hay không?

Mark Minervini. Tôi thỉnh thonagr mua khi giá kéo ngược và đường trung bình di động 20 ngày hoặc 50 ngày. Tôi nói chung chỉ mua tại điểm kéo ngược về đường trung bình di động ở lần thứ nhất và thứ hai sau khi nó phá vỡ ra khỏi một nền giá tốt. Tuy nhiên, ngay cả khi tôi mua tại điểm kéo ngược, tôi chỉ mua các cổ phiếu bật tăng trở lại từ đường trung bình di đông, không bao giờ mua cổ phiếu đang giảm (người dịch: nói chung phải chờ sự xác nhận của hạnh động giá, giá phải nảy lại từ các đường trung bình di động sau khi kéo ngược về). Nên nhớ, nếu giao dịch mà dễ dàng bằng cách mua tại các điểm kéo ngược về đường trung bình di động, thì mọi nhà giao dịch đều trở nên giàu có. Đây là phương pháp giao dịch cơ bản và dễ, đặc biệt sinh lợi khi cổ phiếu mới ở giai đoạn đầu của chu kỳ tăng giá.

Ryan: Tất nhiên, bạn có thể mua tại các điểm kéo ngược, nhưng không cần thiết là tại các đường trung bình di đông. Tôi sử dụng một số chỉ báo như MACD và Stochastic để giúp tôi biết khi nào điểm kéo ngược sẽ kết thúc. Tôi quan sát hành động giá và khối lượng tại các điểm kéo ngược để giúp tôi nhận biết điểm kéo ngược kết thúc hay chưa. Mua tại điểm kéo ngược (pullback) nói chung phức tạp hơn so với mua tại điểm phá vỡ (breakout).

Zanger: Trong các tình huống lý tưởng, một cổ phiếu mạnh thường kéo ngược về đường trung bình di động 10 ngày hoặc 21 ngày. Tôi phát hiện thấy cá cổ phiếu có đà tăng trưởng mạnh thường tìm điểm hỗ trợ tại các dường trung bình di động này và nảy lên. Đường trung bình di động 50 ngày và 150 ngày vẫn tốt nhưng tốt đối với tôi, MA 10 ngày và 21 ngày vẫn là tốt hơn.

Richie II: Chắc chắn rồi, bạn sẽ tránh được bắt dao rơi khi chờ giá nảy lên khỏi các đường trung bình di động và mua vào.

Xem thêm về cách giao dịch tại điểm pullback (kéo ngược).

Câu hỏi: Tiêu chuẩn nào để đánh giá một cổ phiếu là cơ hội mua tiềm năng.

Minervini: Đứng trên quan điểm yếu tố cơ bản, tôi muốn nhìn thấy sự đột biến lợi nhuận (breakout) ở lợi nhuận năm và sự tăng tốc của tăng trưởng lợi nhuận (accelerating) ở lợi nhuận quý. Tôi cũng muốn nhìn thấy sự tăng tốc của tăng trưởng doanh số. Về khía cạnh kỹ thuật, tôi muốn sở hữu những cổ phiếu tăng giá tương đối tốt từ những nền giá tốt, tại những điểm mua có rủi ro thấp.

Ryan: Tôi muốn nhìn thấy cổ phiếu từng có những chuyển động tăng giá mạnh trong quá khứ. Nhiều lần tôi không mua cổ phiếu ở đợt tăng giá đầu tiên, nhưng nhảy vào ở đợt tăng giá thứ hai hoặc thứ ba. Tôi muốn nhìn thấy một nền giá chặt với khung giá hẹp và sự cạn kiệt của khối lượng. Kết hợp với những yếu tố cơ bản tốt và thuộc nhóm cổ phiếu dẫn dắt, đó chính là đối tương quan tâm của tôi.

Zanger: Một cổ phiếu tăng giá mạnh luôn nằm trong nhóm cổ phiếu dẫn dắt với tăng trưởng doanh số và lợi nhuận cao. Tôi luôn quan sát sát cổ phiếu dưới góc nhìn của mẫu hình giá.

Richie II: Tôi muốn nhìn thấy cổ phiếu đó dang ở giai đoạn tích lũy với tăng trưởng doanh số và lợi nhuận tốt. Ở góc nhìn kỹ thuật, cổ phiếu đó đang ở trong xu hướng tăng dài hạn được hỗ trợ bởi khối lượng.

Trích từ

Những Bậc Thầy Đầu Tư Theo Đà Tăng Trưởng (Mark Minervini, David Ryan, Dan Zanger, Ritchie II)

Trả lời