[Nhịp Đập Thị Trường 8/10/2019] VCB cùng dòng ngân hàng kéo VN-Index tăng điểm.

VCB chính là tâm điểm ngày hôm nay. Cùng với BID, TCB, STB, MBB, dòng ngân hàng đã giúp VN-Index lấy lại sắc xanh. Kết phiên, VN-Index tăng 0.52% và đóng cửa ở mức 988.22 điểm. Thanh khoản cao hơn phiên giao dịch trước là dấu hiệu tích cực.

Chỉ số VN-Index vẫn giữ được thành trì bảo vệ MA50 ngày. Mẫu hình của VN-Index cho thấy giá đang thắt chặt ba vòng. Triển vọng của VN-Index vẫn là “XU HƯỚNG TĂNG ĐƯỢC XÁC NHẬN” với 2 ngày phân phối.

Cổ phiếu VCB,chính thức thiết lập đỉnh cao mới. Cách đây 2 ngày, chúng tôi đã vào lệnh mua đối với VCB theo tín hiệu cây Pin bar. (Xem lại tại đây: http://www.elibook.vn/2019/10/04/nhip-dap-thi-truong-4-10-2019-mot-minh-vcb-khong-ganh-noi-team-vn-index-rot-nhe.html/ )

Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund đang có nhận định lạc quan về dòng ngân hàng: http://cafef.vn/pyn-elite-fund-co-phieu-ngan-hang-duong-nhu-da-san-sang-cat-canh-20191007174239421.chn

Yếu tố hỗ trợ đằng sau cho đợt tăng giá này là các ngân hàng liên tục báo lãi khủng. Samcombank (STB), ngày 7/10/2019 công công bố lãi trước thuế quý 3 đạt 1,030 tỷ đồng, tăng 224% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng CANSLIM Checklist cho thấy, STB không đạt chuẩn CANSLIM. STB đáp ứng chữ C với lợi nhuận quý 3/2019 tăng đột biến. Đáp ứng một phần chữ A với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 là 51.5% và bình quân 3 năm là 349%. Tuy nhiên, hệ số NIM của ngân hàng chỉ mới 2.2%, ROE là 4% và chưa đáp ứng được chuẩn Basel II. Ngân hàng vẫn đang trong quá trình xử lý dần các khoản nợ xấu.

STB vẫn đang nằm dưới MA200 ngày. Điểm nổi bật của STB là có cổ đông lớn mua ròng 2.83 triệu cổ phiếu trong 3 quý gần nhất và nếu tính riêng trong 1 quý gần đây là 564,000. Tuy nhiên, STB thuộc dạng cổ phiếu rất loãng với free float lên tới 96%.

Đồ thị giá của STB có dạng mẫu hình vai đầu vai. Đây không phải là mô hình đầu tư theo trường phái đầu tư tăng trưởng. Nhà đầu tư ưa thích bắt đáy có thể chọn giao dịch theo mẫu hình này, nhưng thuần túy CANSLIM thì không.

CHẤT XÚC TÁC CỦA STB LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỆN Ông Đặng Văn Thành có trở lại Sacombank hay không! Ông Đặng Văn Thành là người đã gây dựng nên Sacombank và trở thành một ngân hàng hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, kể từ năm 2011, Sacombank bị thâu tóm và dính vào các khoản nợ xấu trong khi ông Đặng Văn Thành phải rời bỏ. Hãy nhớ câu nói của ông: ” Tối ngày 20/6/2019, khi được hỏi về việc trở lại lĩnh vực ngân hàng, ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC, ThanhThanhCong) cho biết: “Máu làm ngân hàng vẫn còn, nhưng chắc thời điểm thích hợp sẽ quay lại, khi cơ hội đến”. (Nguồn: http://vinacorp.vn/ong-dang-van-thanh-mau-lam-ngan-hang-van-con-thoi-diem-thich-hop-se-quay-lai-n105398.html )

PHC lọt vào danh sách theo dõi khả năng hình thành mẫu hình Chiếc Cốc-Tay Cầm.

Bảng kiểm tra CANSLIM Checklist cho thấy, PHC đáp ứng được tiêu chí chữ C với lợi nhuận quý 2 tăng 77% và có 2 trong 3 quý gần đây lợi nhuận sau thuế được tăng tốc. PHC đáp ứng một phần chữ A với lợi nhuận sau thuế năm 2018 tăng 115% và bình quân 3 năm là 94.2%. Có 2 năm liên tiếp tăng tốc trong tăng trưởng lợi nhuận. Tăng trưởng doanh số hoàn toàn đáp ứng.

Rủi ro của PHC đến từ đòn bẩy cao. Tỷ lệ nợ/vốn cổ phần gần 5 lần trong khi ROE chỉ 11.1%. Trong đó, vay và nợ ngắn hạn là 1,200 tỷ đồng, gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu có lãnh đạo mua ròng nhẹ (không đáng kể) 100,000 cổ phiếu trong 1 quý gần đây.

Chất xúc tác của PHC đến từ việc kỳ vọng sẽ bắt đầu hạch toán dần lợi nhuận từ khoản “người mua trả tiền trước” 251 tỷ và “doanh thu chưa thực hiện” 360 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính quý 2), tăng mạnh so với cuối năm 2018.

Chi tiết báo cáo tài chính quý 2 cho thấy “Doanh thu chưa thực hiện” đến từ dự án Florence trong khi “người mua ứng tiền trước” không có nói cụ thể (nhiều khả năng là dự án Hoàn Cầu)

Trả lời