Sai lầm bạn thường gặp ở Nền Giá Đầu Tiên & Tâm sự của nhà đầu tư K sau cái giá phải trả cho triệu đôla đầu tiên

“Khoản thua lỗ lớn nhất của tôi thường đến sau những khoản lãi lớn nhất, lúc tôi tin rằng mình là “không thể bị đánh bại”- Paul Tudor Jones

Tâm sự của nhà đầu tư K về nỗi đau sau khi kiếm được triệu đôla đầu tiên

Sau khi tôi kiếm được khoản tiền lớn vào năm 1995 (tôi đã trình bày chi tiết trong Chương 3), tôi cảm thấy mình ở trên đỉnh thế giới. Lần đầu tiên trong đời, tôi kiếm được khoản tiền khếch sù cho chính mình, vâng nó lên tới 6 con số, và tâm trạng của tôi lúc này có thể được mô tả bằng câu nói của Gordon Gekko trong bộ phim Wall Street; “Đây là lúc tôi cảm thấy tất cả tiền trên thế giới là của mình”.

Chỉ riêng vấn đề tiền bạc cũng đủ cái tôi của tôi lớn lên, nhưng vẫn còn một nguyên nhân khác. Là một nhà môi giới tại PaineWebber,inc (bây giờ là bộ phận của UBS Fiancial Services), thành công của tôi trên thị trường cũng đã giúp sự nghiệp môi giới của tôi thăng hoa. Tôi mở một văn phòng mới, lớn với cửa sổ toàn kính từ trần nhà xuống tận sàn (floor-to-ceiling windows) ở tầng 30 của Tòa THáp Đôi tại Century City, là thành phố có nhiều tòa nhà cao tầng sang trọng nằm giữ Beverly Hills và Santa Monica, California. Century City được xem như là một thành phố sành điệu, cách trung tâm Los Angeles khoảng 8 dặm về phía đông. Đây được xem nhưu là nơi nghỉ ngơi cả những doanh nhân tài năng, các luật sư và các đại gia tài chính.

Nếu có bất cứ ngành nào mà chủ nghĩa vật chất, xem mình là trên hết và kích thích tận hưởng đam mê lạc thú được chấp nhận, thậm chí là ca ngợi và xem như là đặc tính, thì đó chính là nghề môi giới. Các tay môi giới mắc “hội chứng lòe loẹt như công” với những bộ đồ vest, áo sơ mi, cà vạt, giày dép đắt tiền, cùng với xe Mercesdes-Benz. Bạn đã bao giờ gấp kỹ khăn và và đặt nó trong túi trên ngực áo vest? Liệu bạn đã từng sử dụng nút đơn hoặc nút đôi trên cà vạt, liệu bạn đã bao giờ dùng khuy măng sét[1] bằng bạc hoặc nhiều thứ thời trang vô bổ khác để có được sự chú ý đặc biệt. Bạn có thể tìm thấy một nhóm nhỏ gồm ba hoặc bốn tay môi giới ở trong văn phòng được ca ngợi bởi những tay bận đồ vest khác. Những người này không quan tâm đến những lời chế nhạo.

Đây được xem là văn hóa trong ngành kinh doanh “tư vấn”. Khi tôi mới bước chân vào lĩnh vực này, một trong những nhà quản lý của tôi đã thừa nhận với tôi rằng, anh ấy đã mua nhà lớn, xe hơi đắt tiền và mắc nhiều khoản nợ. Đó được xem là động lực để anh ấy làm việc cật lực nhằm tài trợ cho phong cách sống giàu có. Những nhu cầu vật chất giống như hiệu ứng kích thích Pavlovian khiến các tay môi giới phải gồng mình ra bán hàng.

Tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau thành một cái hủ độc hại khiến cho cái tôi trở nên lớn dần. Tôi bây giờ tự xem mình như là một nhà đầu tư “tài năng” của trường phái “Livermo”, và tôi bắt đầu tin rằng mình có “cảm giác nhạy bén”. Sự thực khi đó tôi vừa kiếm được khoản lãi 500% ở một cổ phiếu là C-Cube Microsystems (mã CUBE) đã chứng minh cho năng lực của tôi. Đọc cuốn sách của O’Neil Làm Giàu Từ Chứng Khoán, bạn có thể tìm thấy các nhà đầu tư đã kiếm được 100%-200%, nhưng tôi biết hầu như không có ai kiếm được 500% trong một năm, vì thế thế tôi tin rằng mình rất đặc biệt. Thật không may, chính niềm tin: “mình rất đặc biệt” khiến thị trường dạy cho tôi một vài bài học nhớ đời.

The Lymisys Lesson Vào tháng 11 năm 1995, một công ty mới có tên là Lumisys,Inc( LUMI) tiến hành IPO và lúc đó tôi rất tượng với hoạt động kinh doanh của công ty này, đó là công nghệ được sử dụng để số hóa hình ảnh trong ngành y tế. Tôi nhìn thấy sự tiến bộ công nghệ này giống hệ như điều mà C-Cube Microsystems dã làm trong ngành nén hình hành video để truyền tải trên internet và máy tính cá nhân. Đối với tôi, Lumisys đang cho thấy là một công ty công nghệ tạo ra sản phẩm mới mang tính đột phá và làm tăng hiệu quả các ngành y tế và vật lý trong việc sử dụng và truy cập các hình ảnh y tế như tia X. Nó phải là một công ty chiến thắng, tôi chắc chắn như thế.

Khi Lymisys bắt đầu IPO vào tháng 11 năm 1995, tôi đang rất bận rộng với C-Cubem vì thế dễ dàng duy trì kỹ luật và chờ đợi cho Lumisys hình thành nền giá đầu tiên. Điều này không xảy ra trong suốt tháng 4 năm 1996 và sau khi tôi đã chốt lãi C-Cube được vài tháng và có một vài ý tưởng đầu tư nhưng không hoạt động tốt. Vào năm 1996, tôi chủ yếu sử dụng dịch vụ Daily Graphs của Nhật Báo IBD, vì thế gần như tập trung quan quan sát đồ thị ngày. Hình 4.1 cho thấy đồ thị ngày của Lumisys vào tháng 4 năm 1996 khi nó vừa có điểm phá vỡ thoát ra khỏi nền giá hình thành trong 5 tuần, và vì tôi đã yêu thích sản phẩm của công ty này, tôi cảm thấy phải mua nó khi nhìn thấy điểm phá vỡ hoàn hảo với khối lượng lớn. Tuy nhiên, nó không hề hoàn hảo như tôi nghĩ!

Trong Hình 4.1, đồ thị ngày của Lumisys từ tháng 4 năm 1996, việc phá vỡ đường xu hướng trông khá ấn tượng khi nó xảy ra với sự đột biến khối lượng lớn nhất kể từ khi IPO vào tháng 11. Điểm phá vỡ xảy ra sau khi có phiên rũ bỏ dưới đường trung bình di động 50 ngày với khối lượng tăng dần, điều tôi gọi đây là “Rũ bỏ +3”, một loại tín hiệu mua mà cổ phiếu giảm xuống dưới đáy trước của nền giá tại quanh giá 18 sau đó bật tăng trở lại. Điều này tạo nên “cú rũ bỏ”, và cộng thêm 3 điểm từ đáy hỗ trợ tại 18 mang đến cho bạn điểm mua tại mức giá 21, vì thế một khi cổ phiếu vượt qua mức giá 21, nó đang tạo ra tín hiệu mua. Trong trường hợp của Lumisys, tôi đã có điểm phá vỡ đường xu hướng và tín hiệu mua “Rũ bỏ +3”. Theo quan điểm của tôi, đây là điểm phá vỡ mạnh.  Dựa trên các thiên kiến (bias) trước đấy và tôi đã yêu thích sản phẩm của công ty, tôi mua tại điểm phá vỡ với sự tự tin vô cùng lớn.

 

Một Sai Lầm Dung Dưỡng Cho Nhiều Sai Lầm Khác  Sai lầm đầu tiên của tôi là quá yên mến sản phẩm của công ty. Mặc dù bạn có thể sử dụng kiến thức về hoạt động kinh doanh và dòng sản phẩm của công ty để xây dựng niềm tin đây là một siêu cổ phiếu tiềm năng, nhưng những niềm tin này không được phép lấn át hệ thống lựa chọn cổ phiếu của bạn. Lý do bạn mua cổ phiếu, đầu tiên nên là đáp ứng tiêu chí đầu tư của bạn. Sau đó, bạn có thể tìm hiểu về công ty để có ý tưởng đây có phải là siêu cổ phiếu tiềm năng hay không. Tuy nhiên, đừng bao giờ để cho các ý tưởng cơ bản đóng vai trò duy nhất trong phương pháp đầu tư của bạn. Đừng quá yêu thích công ty đó cho đến khi hệ thống của bạn nói rằng, bạn nên mua cổ phiếu của nó. Tôi thì yêu thích Lumisys trước khi mua cổ phiếu của nó. Đây gọi là “để thùng xe kéo ngựa”.

Niềm tin quá lớn của tôi thực tế được hỗ trợ bởi hai tín hiệu mua: phá vỡ đường xu hướng và “rũ bỏ +3”, điều khiến tôi tin rằng cổ phiếu có năng lượng để có những phiên tăng giá với khối lượng lớn nhằm thiết lập đỉnh cao mới. Trên cơ sở này, tôi mua mạnh cổ phiếu này. Nhưng khi nhìn lại đồ thị của cổ phiếu Lumisys, có nhiều vấn đề xuất hiện. Có lẽ nỗi đau lớn nhất khi nhìn lại các sai lầm quá khứ là thấy mình thực hiện các quyết định đầu tư ngu ngốc.

Hình 4.2 là một đồ thị ngày khác của Lumisys cho thấy có một số lỗi mà tôi không nhận ra trước đây. Đầu tiên, độ sâu của nền giá và thực sự, cổ phiếu đã xây đáy nền giá quá nhanh nên không có thời gian để tiêu hóa khoản lãi lớn khi nó bật dậy từ đường MA50 ngày. Sai lầm thứ hai là tôi quá vội vàng khi mua mạnh cổ phiếu này với vị thế lớn. Cổ phiếu này chỉ đang giao dịch 120,000 cổ phiếu/ngày. Cú tăng giá sau phiên phá vỡ rất có thể chỉ là ngắn hạn, thực sự, nếu một ai đó nhận ra những lỗi này sau phiên phá vỡ, có thể chốt lời ngay. Thay vào đó, tôi lại thuyết phục bản thân mình rằng, đang sở hữu một C-Cube Microsystems khác trong tay. Và vì tôi đã thuyết phục chính mình như thế, vấn đề chỉ là nắm giữ cổ phiếu này thật lâu để bắt được sóng lớn!

Đồ thị tuần của Lumisys (hình 4.3) cũng cho thấy nền giá 5 tuần mà tôi thấy lúc đầu trên đồ thị ngày thực chất chỉ là nền giá trong 3 tuần. Hai tuần đầu tiên của nền (như tôi nhìn thấy) là các tuần tăng giá và vì thế chỉ có tuần giảm đầu tiên mới bắt đầu để đếm thời gian hình thành nền giá.  Chú ý rằng hai tuần tăng giá này, khung giá tuần rộng và giá đóng cửa ở giữa khung giá. Bản thân nền giá này không đủ thời gian để tạo nên một nền giá hợp lý kể từ khi nó được IPO vào tháng 11 năm 1995 đến tháng 4 năm 1996. Cổ phiếu đã tăng giá gấp 3 lần trong khoảng thời gian này, và do đó cần nhiều thời gian hơn để xây nền giá (các nền giá tốt thường phải có thời gian ít nhất 7 tuần để tiêu hóa đợt tăng giá trước đó). Trên tất cả, cứ cho nền giá của Lymisys là 5 tuần, thì nó vẫn quá ngắn so với nền giá đầu tiên. Nói chung, nền giá đầu tiên thời gian hình thành càng lâu càng tốt. Nói chung, các nền giá thứ hai trở đi có thể có thời gian tối thiểu 5 tuần, nhưng nền giá đầu tiên nên có thời gian dài hơn để tiêu hóa các cú tăng giá lớn trong trung hạn, đặc biệt nếu cổ phiếu đó có cú tăng giá rất manh trước khi xây nền giá đầu tiên.

Một khi Lumisys đã có điểm phá vỡ, giá tăng 20% chỉ trong 3 tuần, điều đó khiến tôi liên tưởng tới “quy tắc 8 tuần” trong đó cổ phiếu nên càng tin rằng phải nắm giữ ít nhất trong 8 tuần. Như bạn thấy trong Hình 4.3, việc ôm cổ phiếu theo tắc 8 tuần đã dẫn tới sự thất bại nặng nề khi cổ phiếu giảm xuống dưới điểm phá vỡ và quay trở lại mức giá IPO.

 

[1] ND: Khuy măng sét hoặc măng-sét tạm gọi là một loại ốc vít trang trí, được dùng để giữ cố định cổ tay áo sơ mi không có khuy chỉ có hai cái lỗ khuyết. Nó có chức năng như cúc áo ở cổ tay, nhưng nó không đơm liền vào tay áo như cúc mà tháo rời ra

Bài học PWA

Trong quá trình phân tích hậu giao dịch cho tháng 8, tôi đã nhìn lại sai lầm của mình ở PWA. PWA có cú tăng tốc gần 200% sau khi niêm yết, trong bối cảnh dòng cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp đang lên cơn sốt. Tôi đã đánh giá sai Nền Giá Đầu Tiên của PWA. Thời gian hình thành nền giá là khoảng 5-6 tuần hơn. Với tôi đây vẫn là khoảng thời gian còn quá ngắn ở nền giá đầu tiên. Nền giá đầu tiên nên hình thành càng lâu càng tốt.

Chưa kể độ sâu của nền giá là 21%, lớn hơn so với chuẩn thông thường là dưới 15%. 

May mắn là tôi chưa phải trả giá đắt ở cổ phiếu này. Ngay khi cổ phiếu vừa trở lại giá vốn, tôi lập tức đóng lệnh vì phát hiện ra các sai lầm của mình.

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

Trả lời