CÁCH CHỐT LÃI: TẠI SAO PHẢI CHỐT LÃI? CHỐT KHI NÀO? CÁCH TÍNH TỶ LỆ CHỐT LÃI? VÍ DỤ THỰC TẾ?

Một trong những vấn đề lớn nhất mà các nhà đầu tư gặp phải là xác định thời điểm thích hợp để bán cổ phiếu. Bạn có thể dễ dàng ra quyết định mua cổ phiếu một cách khách quan. Nhưng khi đến thời điểm phải bán, cảm xúc có thể nhanh chóng chen vào và che mờ quyết định của bạn.

  • Điều gì xảy ra nếu tôi bán xong nhưng cổ phiếu tiếp tục tăng lên mà tôi lại không còn hàng?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi từ bỏ một cổ phiếu đang giảm giá, ngay sau đó nó đảo chiều trở lại?

Thực tế là bán một cổ phiếu đúng đỉnh rất khó. May mắn thay, ngay cả khi không bán được đúng đỉnh, bạn vẫn có thể kiếm bộn tiền. Điều quan trọng là có các quy tắc bán để chống lại những hành động theo cảm tính dẫn đến các quyết định tồi tệ. Các quy tắc và nghiên cứu về phương pháp bán của hệ thống đầu tư CANSLIM có thể giúp bạn thiết lập các quy tắc cho chính mình.

QUY TẮC CHỐT LÃI 20-25%

Bạn chẳng cần tới những cú ăn bằng lần để giành chiến thắng trong trò chơi đầu tư. Để danh mục đầu tư tăng trưởng bền vững, hãy chốt lãi ở khoảng 20% -25% trong phần lớn các trường hợp.

Mặc dù đi ngược lại với bản chất của con người, nhưng cách tốt nhất để bán một cổ phiếu là khi nó còn đang trên đường đi lên, vẫn tăng giá và trông mạnh mẽ đối với mọi người.

Nhà sáng lập phương pháp CANSLIM là William J. O’Neil đã nói: “Bí mật nằm ở chỗ nhảy ra khỏi thang máy ở một trong những tầng trên đường thang máy đi lên và không ngồi trong thang máy trên đường đi xuống”.

Vì vậy, sau một cú tăng giá đáng kể từ 20% đến 25%, hãy bán khi cổ phiếu còn đang mạnh. Khi bán kiểu này, bạn sẽ không bị vướng vào những cú điều chỉnh thương tâm từ -20% đến -40% có thể xuất hiện ở các cổ phiếu dẫn đầu.

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

TẠI SAO LẠI LÀ 20-25%

Thông thường, các cổ phiếu tăng trưởng có xu hướng tăng từ 20 đến 25% sau khi phá vỡ thoát ra khỏi một nền giá thích hợp, sau đó giảm và thiết lập những nền giá mới. Trong một số trường hợp, quá trình tăng giá của chúng lại tiếp tục từ những nền giá mới đó.

Vì thế, trong hầu hết các trường hợp (xem trường hợp ngoại lệ: quy tắc nắm giữ 8 tuần), tốt hơn hết là bạn chốt lãi để tránh phải nhìn cảnh những món lợi nhuận của mình đội nón ra đi khi cổ phiếu điều chỉnh.  Và bạn có thể luỹ kế khoản lợi nhuận đó bằng cách chuyển số tiền đó vào một cổ phiếu khác vừa mới bắt đầu một đợt chạy giá.

Bằng cách làm theo phương pháp có kỷ luật này, bạn sẽ thường xuyên tìm kiếm được những món lợi nhuận vững chắc, từ đó có được những khoản lợi nhuận tổng thể lớn trong danh mục đầu tư của mình.

Quy tắc 72 

Phép tính toán đơn giản này cho thấy mức độ hiệu quả khi tuân theo quy tắc chốt lãi 20-25%.

Quy tắc 72 như sau: Lấy phần trăm tăng giá bạn có trong một cổ phiếu. Lấy 72 chia cho số đó. Kết quả sẽ cho bạn biết bạn phải lãi luỹ kế bao nhiêu lần để nhân đôi số tiền của mình. Nếu kiếm được ba khoản lãi 24% và tái đầu tư cả gốc lẫn lãi mỗi lần – bạn sẽ làm số tiền của mình gia tăng gần gấp đôi. Rõ ràng việc kiếm được ba khoản lãi 20% -25% từ các cổ phiếu khác nhau là dễ dàng hơn so với việc kiếm được khoản lãi 100% từ một cổ phiếu. Những khoản lãi 20-25% dù nhỏ hơn những vẫn mang lại khoản lãi tổng thể lớn.

CÁCH TÍNH TỶ LỆ CHỐT LÃI 20-25%

Vùng chốt lời 20-25% được tính toán dựa trên điểm mua lý tưởng của cổ phiếu. Tức là nó có thể khác với giá mua CỦA CÁ NHÂN BẠN NẾU THỜI ĐIỂM MUA CỦA BẠN không phải ở điểm mua lý tưởng nói trên.

Như đã biết, vùng mua lý tưởng tính từ từ điểm mua lý tưởng (điểm pivot của nền giá cộng 100 đồng) lên đến 5% phía trên mức giá đó. Vì vậy, giả sử bạn mua ở phía trên điểm mua lý tưởng 2%. Sau đó nếu cổ phiếu tăng 20% -25%, từ điểm mua lý tưởng, lợi nhuận của bạn sẽ là 18% đến 23%. Xem biểu đồ 1 dưới đây để hiểu rõ hơn.

VÍ DỤ CHỐT LÃI THEO QUY TẮC 20-25% TRONG THỰC TẾ – TRƯỜNG HỢP MUA MUỘN HƠN ĐIỂM PHÁ VỠ NỀN GIÁ TIÊU CHUẨN

Để bạn dễ hình dung, tôi có một ví dụ hoàn hảo minh hoạ cho  điều này. Đó là cổ phiếu SZC tôi  mua trong đợt thị trường bán tháo vừa rồi.

SZC có điểm mua phá vỡ tiêu chuẩn là điểm pivot của mẫu hình hai đáy vùng giá 21 vào ngày 17/7, hôm đó tôi đang lênh đênh trên Vịnh Cát Bà, điểm mua tuyệt vời này đã bị tôi bỏ lỡ. Nếu như loại bỏ 2 ngày hoảng loạn bán lớn liền trước do dịch bệnh bất ngờ xảy ra, thì ngày 28/7 chính là điểm mua Pocket Pivot tiếp diễn trong xu hướng tăng. Tôi  đã vào lệnh ở điểm pocket pivot tiếp diễn này, giá mua là 22.5 ngay khi nhận thấy một số dấu hiệu cân bằng trên thị trường.

Do điểm mua của tôi nằm ngoài vùng mua của điểm phá vỡ nền giá tiêu chuẩn, người mua ở điểm chuẩn này đã có được khoản lãi 25%, còn tôi mới chỉ được hơn gần 17%. Theo quy tắc chốt lãi 20-25% thì tới vùng này tôi bắt đầu chốt lãi một phần dù khoản lãi thực tế chỉ là 17% chứ không phải chính xác 20-25%.

Do SZC đã tăng giá 25% từ điểm phá vỡ tiêu chuẩn chỉ trong vòng chưa tới 3 tuần, thị trường cũng vừa mới có FTD, thêm vào đó là yếu tố cơ bản mạnh gồm quỹ đất lớn, lợi nhuận quý 2 rất tốt và thuộc nhóm ngành mạnh, tôi quyết định chỉ chốt 1/2 tại  mốc này theo quy tắc20-25%, để lại 1/2 nắm giữ dài hơn theo ngoại lệ quy tắc nắm giữ  8 tuần đề cập ngay bên dưới.

QUY TẮC NẮM GIỮ 8 TUẦN

Đây là một ngoại lệ không tuân theo quy tắc chốt lãi ở mức 20-25%.

Nếu cổ phiếu của bạn tăng hơn 20% từ điểm mua lý tưởng trong vòng 3 tuần kể từ điểm phá vỡ nền giá (cốc tay cầm, hai đáy, nền phẳng), hãy giữ nó trong ít nhất 8 tuần.

Nếu một cổ phiếu có sức mạnh để nhanh chóng nhảy vọt trên 20% khỏi một nền giá thích hợp, nó có thể có những yếu tố cần thiết để trở thành một cổ phiếu mang lại cho bạn chiến thắng cực kỳ lớn. Quy tắc nắm giữ 8 tuần giúp bạn xác định các cổ phiếu như thế và giúp bạn ngồi yên để bạn có thể gặt hái những phần thưởng tiềm năng.

Quy tắc này nên được áp dụng cho các cổ phiếu dẫn dắt thị trường thực sự, chứ không phải những cổ phiếu già cỗi. Công ty nên có cơ bản mạnh và những đặc điểm CANSLIM ® khác, bao gồm sự bảo trợ của các tổ chức.

VÍ DỤ CHỐT LÃI THEO QUY TẮC 20-25% TRONG THỰC TẾ – TRƯỜNG HỢP MUA SỚM HƠN ĐIỂM PHÁ VỠ NỀN GIÁ TIÊU CHUẨN

Tôi có 1 ví dụ  rất hay ngược hoàn toàn với trường hợp mua muộn hơn điểm phá vỡ nền giá tiêu chuẩn SZC phía trên. Đó là cú mua sớm theo 2 điểm pocket pivot ở cổ phiếu GIL.

GIL là cổ phiếu được tôi mua đầu tiên trong đợt bán tháo vừa rồi ngay khi công bố BCTC quý 2 tăng 100%, trên nền tảng P/E và P/B đều ở mức cực thấp, tạo  ra một vụ  đầu tư vừa giá trị, lại vừa tăng trưởng mạnh. Điểm mua phá vỡ nền giá tiêu chuẩn của GIL là tại  21.5, chính là điểm  pivot của mẫu hình chiếc cốc không có tay cầm

Theo quy tắc chốt lãi 20-25%, vùng 25.8 GIL mới chạm đến mức lãi 20% tính từ điểm phá vỡ cốc không tay cầm tiêu chuẩn. Nhưng tôi lại  mua sớm trong nền giá theo 2 điểm pocket pivot bên trong nền giá. Trước hai điểm pocket pivot là giai đoạn bối cảnh tuyệt vời của mẫu hình với nhiều tuần cổ phiếu trôi ngang không thanh khoản, hứa hẹn một cú bật rất mạnh ở cổ phiếu này, tất nhiên với sự hỗ trợ mạnh của FA.  Giá mua của tôi là dưới 19.5. Như vậy, theo quy tắc chốt 20-25% từ điểm phá vỡ cốc không có tay cầm, mốc chốt lãi sẽ là 25.8, tương ứng lợi nhuận thực tế nếu tôi  chốt được ở giá đó sẽ là 35.7%. Một khoản lợi nhuận thật tuyệt vời! Trường hợp này tôi  dự định  sẽ chốt toàn bộ chứ không nắm giữ 1/2 theo quy tắc 8 tuần như SZC, mặc dù nó thoả mãn hoàn toàn các tiêu chuẩn, +35% trong thời gian đầu tư siêu ngắn, còn mong gì hơn nữa cơ chứ! ????????

 

Khúc Ngọc Tuyên

Trưởng phòng Môi giới SSI THĐ 05
Nhận tư vấn đầu tư – Hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán
Điện thoại/zalo: 0989591288
Facebook: facebook.com/ngoctuyen.khuc
Đăng ký mở tài khoản: https://forms.gle/6VR6XvLQ7iCXoAoCA

Trả lời