Cơ hội đầu tư tuyệt vời trên các doanh nghiệp thoát khó khăn
Trong cuốn sách Giao dịch như một phù thuỷ chứng khoán, Mark Minervini đã giới thiệu phương pháp đầu tư vào các công ty phục hồi từ khó khăn. Đây là dạng công ty rất thường gặp trên TTCKVN, có thể mang lại những khoản lợi nhuận lớn không thua kém các công ty tăng trưởng. Mark viết:
Bạn có thể đầu tư vào Các doanh nghiệp lớn khi các công ty đó thoát khó khăn và trở lại vị thế vốn có trước đây. Khi theo đuổi loại công ty này, bạn nên tìm kiếm các công ty có kết quả kinh doanh tăng rất mạnh trong hai hoặc ba quý gần đây nhất. Bạn cần phải tìm thấy ít nhất lợi nhuận tăng mạnh 25-50%, càng cao càng tốt, đủ để nâng EPS 4 quý đến gần hoặc cao hơn mức cao nhất cũ. Khi nhìn vào các công ty này hãy tự đặt các câu hỏi:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi có đang phục hồi hay không và chúng đang phục hồi về đỉnh hay gần đỉnh?
- Các kết quả kinh doanh chỉ dựa trên cắt giảm chi phí?
- Công ty đang làm gì để tăng thu nhập ngoài cắt giảm chi phí, có cải tiến năng suất và cắt giảm các hoạt động gây thua lỗ?
- Công ty có bao nhiêu tiền mặt? Mặc dù công ty có thể đã tiêu hết tiền mặt, nhưng bạn có thể cố gắng đánh giá tỷ lệ chi tiêu tiền mặt và khả năng gánh nợ để có được một ý tưởng xem trong công ty có thể kéo dài hoạt động trong bao lâu khi đang gặp khó khăn. Công ty có bao nhiêu nợ? Nợ ngân hàng là loại nợ tồi tệ nhất và ít thuận lợi hơn nợ trái phiếu. Công ty có thể hoạt động trong bao lâu trước khi nó giải quyết được các vấn đề của nó?
Điều quan trọng là phải theo dõi câu chuyện và xác định xem liệu công ty đang sống lại này có thể hoạt động tốt hơn, hay tệ hơn, hay như được mong đợi. Nếu công ty hoạt động tệ hơn dự kiến thường là lý do để xem xét bán cổ phiếu. Tôi tìm kiếm khả năng tăng trưởng nhanh trong hai quý gần đây nhất, còn tốc độ tăng trưởng trong ba năm và một năm thì thường là âm hoặc tăng trưởng rất chậm. Những câu hỏi quan trọng nhất trước khi mua cổ phiếu là:
- Cổ phiếu có hoạt động tốt trên thị trường không?
- Các chỉ số cơ bản có mạnh không? Điều quan trọng là phải nhìn thấy kết quả gần đây nhất: tăng trưởng 100% trở lên trong hai hoặc ba quý gần nhất và tăng trưởng mạnh so với tốc độ tăng trưởng giai đoạn trước đó.
Hãy nhớ rằng, cổ phiếu không nhất thiết phải nằm trong 1 loại danh mục mãi mãi. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải hiểu được động lực đang diễn ra liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của công ty và tiềm năng tăng trưởng doanh thu của nó. Ví dụ Apple Computer từ một công ty thoát khó khăn trở thành một cổ phiếu tăng trưởng và sau đó trở thành cổ phiếu được các tổ chức yêu thích. Từ năm 2001 đến năm 2003, doanh thu và lợi nhuận bị áp lực nặng nề, dẫn đến thu nhập không ổn định và trở thành cổ phiếu giảm; giá cổ phiếu của Apple đã giảm hơn 80% từ mức cao nhất của nó. Mọi thứ trở nên ảm đạm đến nỗi khi Michael Dell (sáng lập hãng sản xuất máy tính đối thủ Dell Inc.) được hỏi ông sẽ làm gì nếu ông điều hành Apple, ông nói ông sẽ “đóng cửa và trả lại tiền cho các cổ đông”. Tuy nhiên, một sản phẩm mới có thể mang lại một sức sống mới cho một công ty không hoạt động. Việc phát hàng iPod vào năm 2001 và iTunes vào năm 2003 thúc đẩy một bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp. Từ năm 2003 đến năm 2011, tỷ suất lợi nhuận ròng của Apple hàng năm chỉ từ 1,2% tăng một cách ấn tượng lên 23,9%. Trong thời gian đó, doanh thu tăng trưởng trung bình 39 % mỗi năm. Với việc mở rộng nhanh chóng lợi nhuận và doanh thu, làm thu nhập tăng vọt trung bình 114% mỗi năm. Từ mức giá thấp năm 2003, giá cổ phiếu của Apple đã tăng hơn 10.000%; 73% của sự tăng trưởng phi thường đó đến từ các sản phẩm mới ra mắt.
CTCP Phân bón bình điền – Doanh nghiệp thoát khó khăn điển hình đang bật tăng từ mẫu hình hai đáy.
Phân bón Bình Điền (BFC) là cong ty được NĐT-TC đưa ra khuyến nghị canh mua tích luỹ ở giá thấp ngay khi thị trường còn đang bán tháo cho các nhà đầu tư ưa thích đầu tư giá trị. Cơ sở đưa khuyến nghị mua là quý II BFC lãi trước thuế gấp 5 lần cùng kỳ, đạt hơn 88 tỷ đồng, mặc dù doanh thu giảm 17% so với quý II/2019, đạt 1700 tỷ. Cần lưu ý rằng lợi nhuận quý II/2019 của BFC rơi về mức đáy do ảnh hưởng của hạn mặn. Tính riêng quý 2, sản lượng sản xuất đạt 165.066 tấn, giảm 11,3% so với quý 2 năm ngoái. Trong khi sản lượng tiêu thụ đạt 174.738 tấn, cũng giảm 14,1% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu Phân bón Bình Điền đạt 2.063 tỷ đồng, giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái và mới thực hiện được hơn 43% kế hoạch về doanh thu. Lợi nhuận trước thuế đạt 96,1 tỷ đồng, gần gấp 4 lần cùng kỳ và đã hoàn thành 62,7% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Kế hoạch quý III/2020, BFC đặt mục tiêu sản xuất 159 nghìn tấn phân bón, tương ứng tiêu thụ 156 nghìn tấn. Về các chỉ tiêu tài chính, công ty đặt mục tiêu 1.498 tỷ đồng doanh thu và 50 tỷ đồng lãi trước thuế hợp nhất. Như vậy, công ty dự kiến đạt 59% kế hoạch doanh thu và 99% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng.
(Bảng KQKD của BFC – sự bứt phá so với các quý đứng trước)
Ngoài ra, Phân bón Bình Điền cho biết sẽ tập trung nghiên cứu phát triển thị trường mới gồm Myanmar và Thái Lan, đẩy mạnh các sản phẩm cho vùng lúa bị hạn mặn, đất phèn, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục xem xét tính khả thi của dự án nâng cao chất lượng sản phẩm NPK tại nhà máy phân bón Bình Điền – Long An, công suất 200.000 tấn/năm.
Với KQKD tăng trưởng mạnh trở lại nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm, cũng như hạn mặn ở đồng bằng sông cửu long được đẩy lui, BFC là dạng công ty thoát khủng hoảng và kinh doanh tốt trở lại điển hình. Loại công ty này thường có sự tăng giá lớn sau khi thoát khó khăn vì giai đoạn khó khăn trước đó khiến công ty bị bán giảm sâu về dưới giá trị thực tế. Loại hình công ty này mang lại lợi nhuận không thua kém gì các công ty tăng trưởng, và là loại công ty ưa thích săn tìm của NĐT-TC.. Tính riêng năm nay, hồi tháng 4 NĐT-TC đã giành được thắng lợi lớn với chiến lược này khi mua DCM và HSG, đạt được mức lợi nhuận lớn tới trên 40-50%. Loại hình doanh nghiệp này rất thường gặp trên TTCKVN chứ không khó tìm như các công ty tăng trưởng.
Về kỹ thuật, Hiện BFC đang ở nền giá số 1, mẫu hình giá là hai đáy, là mẫu hình được O’Neil ưa thích thứ hai chỉ sau cốc tay cầm. Phiên giao dịch thứ 6 tuần trước, BFC đã phá vỡ vượt qua điểm mua mẫu hình hai đáy với khối lượng lớn gấp trên 2 lần bình quân, NĐT-TC ngay lập tức đưa khuyến nghị tiếp tục mua với cổ phiếu này, Vùng mua là 12.600 ± 300 đồng quanh điểm pivot mẫu hình hai đáy. Tỷ trọng <25% danh mục, giá mục tiêu 16-17. Đây đồng thời cũng là điểm phá vỡ đường MA50 ngày, điểm mua mẫu hai đáy trùng với điểm phá vỡ MA50 ngày thường gia tăng hiệu quả và khả năng thành công của điểm mua. NĐT có thể xem thêm về mẫu hình hai đáy cũng như cách mua và nguyên lý cung cầu của mẫu hình tại đây:
Hôm nay, BFC tiếp tục tăng theo đà khi phá vỡ mẫu hình hai đáy. Hy vọng rằng lần này BFC cũng mang lại khoản lãi đáng kể cho NĐT-TC cũng như những NĐT ưa thích loại hình công ty thoát khó khăn này.
Khúc Ngọc Tuyên (Mr)
Trưởng phòng Môi giới SSI THĐ 05
Nhận tư vấn đầu tư – Hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán
Điện thoại/zalo: 0989591288
Facebook: facebook.com/ngoctuyen.khuc
Đăng ký mở tài khoản: https://forms.gle/6VR6XvLQ7iCXoAoCA